Từ touchbar trên MacBook Pro đến smartphone module: Sự 'cố quá thành quá cố' của sáng tạo
Những loại thiết bị "cũ" như laptop và smartphone gần như không còn không gian sáng tạo. Cố gắng một cách không hợp lý sẽ đem lại những kết quả không mong muốn.
Nếu đã từng bước chân vào môi trường IT/IS toàn cầu,ừtouchbartrênMacBookProđếnsmartphonemoduleSựcốquáthànhquácốcủasángtạdự đoán tỷ số bạn sẽ nhận ra một sự thật khá thú vị: rất nhiều chuyên gia công nghệ thích sử dụng máy Mac. Ổn định, ít lỗi và trải nghiệm tối ưu là một vài trong số những ưu điểm khiến cho MacBook trở thành một lựa chọn tốt hơn hẳn các mẫu laptop Windows.
Ấy vậy mà đến năm 2016 Apple lại dội một gáo nước lạnh vào niềm tin của người dùng chuyên nghiệp: đang yên đang lành, Apple loại bỏ hàng phím F trên MacBook Pro và thay vào đó là một dải phím cảm ứng. Thanh touchbar này cho phép tùy biến tính năng, và một trong những tính năng trọng tâm được Apple đưa ra là... emoji.
Nói cách khác, Apple gần như không hiểu tâm lý người dùng "pro" khi ra mắt một tính năng "hào nhoáng" nhưng... vô nghĩa đến vậy. Ngay cả khi bạn có thể tùy biến các nút bấm trên touchbar cho từng ứng dụng thì cảm giác nhấn vật lý cũng không thể bị thay thế. Thay vì chỉ đưa tay lên và nhấn Esc một cách dễ dàng thì nay bạn sẽ phải... nhìn xuống bàn phím. Nghe không giống như một thay đổi lớn, nhưng nếu bạn làm việc đủ nhiều với hàng phím F - vốn được tích hợp dày đặc trong các ứng dụng làm việc, bạn sẽ hiểu sự vô lý của touchbar.
Với rất nhiều người, touchbar trên MacBook Pro là minh chứng cho một tinh thần sáng tạo theo kiểu gượng ép. Chiếc laptop "chuẩn" đã được hoàn thiện từ rất lâu và gần như chỉ có thể cải tiến thông qua các nâng cấp cấu hình như chip, RAM, ổ cứng/SSD hoặc cùng lắm là dây sạc (MagSafe tuyệt vời!) hoặc USB-C. Nhồi nhét một thay đổi như touchbar dường như chỉ để phục vụ một mục đích duy nhất: "hét" lên với báo giới và người tiêu dùng rằng "Apple vẫn biết sáng tạo".
Nhưng là sáng tạo chẳng để làm gì cả.
Chiếc smartphone gần 9 năm tuổi của chúng ta cũng thường xuyên là nạn nhân của những sáng tạo tương tự. Nếu bạn còn nhớ thì cách đây vài năm, một vài mẫu đầu bảng của Samsung được trang bị tính năng... tự động dịch trang theo chuyển động của con ngươi mắt. Trải nghiệm tạo ra có quá nhiều lỗi, nhưng điều đáng buồn nhất là trải nghiệm này được tạo ra để giải quyết một vấn đề không mấy ai lấy làm khó chịu: người dùng đã quen với việc dùng tay để điều khiển smartphone khi xem nội dung.
Một ví dụ điển hình khác về sáng tạo thất bại trên smartphone là Fire Phone của Amazon. Trong khi trào lưu 3D đã nguội lạnh từ tận 2012 (với thất bại của HTC 3D EVO) thì Amazon vẫn cố chấp theo đuổi công nghệ này vào năm 2014. Kết hợp với các công nghệ mang tính chất "chơi trội" như X-Ray (quét sách), Firefly (tự động nhận diện đồ vật để... mua trên Amazon.com) và dịch vụ hỗ trợ 24/7, Fire Phone được bán ra với mức giá đầu bảng 600 USD. Kết quả thì ai cũng biết: Fire Phone thất bại thảm hại và bị ngưng sản xuất trong vòng chưa đầy 1 năm.
Điều thực sự đáng buồn là ở chỗ Amazon từ trước đến nay vẫn sản xuất ra những thiết bị hết sức "bình thường" có giá rẻ mạt để kích cầu tiêu thụ phần mềm/nội dung. Fire Phone đi ngược lại hoàn toàn triết lý ấy.
Gần đây nhất, trào lưu smartphone module ra mắt và nhanh chóng nguội lạnh. Trong khi triết lý "module hóa" về bản chất là lời hứa cho phép thay thế linh kiện khi hỏng hóc/lỗi thời một cách dễ dàng thì các mẫu điện thoại module của năm 2016 lại hoàn toàn bỏ quên chip, RAM, bộ nhớ để tập trung vào các tính năng mang tính chất phụ trợ như camera, pin và chip âm thanh. Kết quả là trải nghiệm smartphone module tạo ra thực chất lại là bán cho người dùng một thiết bị "tầm tầm" và ép họ bỏ ra một đống tiền để sở hữu trải nghiệm cao cấp nhất có thể. Vẫn là có sáng tạo, nhưng sáng tạo ở đây không mang lại giá trị gì mà thậm chí còn gây thêm cảm giác khó chịu cho người mua.
Nhìn vào khắp các chủng loại thiết bị khác, bạn có thể nhận thấy những "sáng tạo" vô nghĩa tương tự. Năm 2011, trong nỗ lực tạo ra trải nghiệm "máy tính bảng bỏ túi", Sony ra mắt một sản phẩm có tên "Tablet P" với 2 màn hình 5.5 inch. Như bạn có thể đoán được, Tablet P vừa... quá to để bỏ túi, vừa đắt đỏ và tệ hại nhất là có trải nghiệm sử dụng vô cùng rời rạc, vô cùng khó chịu. Lẽ ra, gã khổng lồ Nhật Bản nên chấp nhận sự thật rằng chẳng có ai cảm thấy cần phải bỏ tablet vào... túi quần cả.
Vẫn là Sony: dù cho PlayStation 4 đang là console thành công nhất của thế hệ hiện tại, bạn vẫn không thể phủ nhận được rằng phần touchpad trên tay cầm DualShock 4 chẳng đóng góp được mấy vào thành công của chiếc máy này. Cho đến tận thời điểm hiện tại, tức là 4 năm sau khi PS4 ra mắt, touchpad của DualShock 4 vẫn chưa trở thành một phần quan trọng trong nhiều tựa game. Game thủ vẫn tiếp tục sống tốt bằng các nút bấm và các cần analog. Nói cách khác, sự hiện diện của touchpad trên DS4 là gần như vô nghĩa.
Lý do rất đơn giản: chiếc tay cầm chơi game đã được hoàn thiện từ khi PlayStation 2 ra mắt vào 17 năm trước. Gần như tất cả những gì bạn muốn làm trên một chiếc gamepad đều đã được hoàn thiện bằng các nút bấm và 2 cần analog. Mang tới thêm thay đổi, như Steam Controller hay touchpad trên DualShock 4, sẽ chẳng mang lại nhiều giá trị thực tiễn cho người dùng.
Dĩ nhiên, tất cả những ví dụ đau lòng này không có nghĩa rằng các nhà sản xuất nên ngừng sáng tạo. Vẫn có những sáng tạo vô cùng kỳ dị nhưng lại vô cùng hợp lý, ví dụ như laptop 3 màn hình của Razer chẳng hạn: đây là chiếc laptop dành cho đối tượng đặc thù là game thủ thích dùng nhiều màn hình chứ không phải là cho người dùng bình thường. Người ta vẫn sẽ gọi Project Valkarie là "kì dị", nhưng chắc chắn các game thủ cực kỳ dư dả vẫn sẽ sẵn sàng mua chiếc laptop này.
Thế nhưng, sự thật là rất nhiều các thiết bị/phụ kiện công nghệ đã đạt đến mức độ hoàn hảo cần có - nếu muốn cải tiến chúng, bạn chỉ có thể mang lại một vài cải tiến nhỏ về lượng chứ không phải là về chất. Smart eye trên Galaxy S4, touchbar trên MacBook và touchpad trên DS4 đều là những minh chứng điển hình. Đôi khi, không sáng tạo gì cả còn hơn là sáng tạo gượng ép.
Theo GenK
下一篇:Nhận định, soi kèo Reims vs Nice, 1h00 ngày 12/1: Chủ nhà gặp khó
相关文章:
- Nhận định, soi kèo AC Milan vs Cagliari, 2h45 ngày 12/1: Phong độ lên cao
- Gánh việc cho bốn đồng nghiệp vì 'muốn nhanh tự đi mà làm'
- 'Dâu nhà người ta'
- Mức lương trong mơ và góc khuất của những đầu bếp riêng
- Nhận định, soi kèo Besiktas vs Bodrum, 23h00 ngày 11/01: Khẳng định đẳng cấp
- Quá chán làm việc ở nhà, dân Mỹ kéo ra khách sạn thuê giá 3 triệu/ ngày
- Vinamilk tìm kiếm tài năng trẻ với chương trình Quản trị viên tập sự 2020
- Cần Thơ xây tường ngăn nước sông tràn vào bến Ninh Kiều
- Nhận định, soi kèo U19 Sông Lam Nghệ An vs U19 PVF Việt Nam, 14h30 ngày 14/1: Đánh chiếm ngôi đầu
- Đồ ăn của du khách bị tịch thu ở sân bay sẽ được xử lý như thế nào?
相关推荐:
- Nhận định, soi kèo Torino vs Juventus, 0h00 ngày 12/1: Ám ảnh chia điểm
- Khởi công cầu 2.250 tỷ đồng nối đường ven biển miền Tây
- Thầy giáo có gia thế ‘khủng’ lên truyền hình tìm bạn gái
- Hướng dẫn làm kem bơ giải nhiệt ngày nắng nóng
- Nhận định, soi kèo Persis Solo vs PSM Makassar, 19h00 ngày 13/1: Nỗi đau kéo dài
- 'Người Chim' tự nguyện cho 4000 con vẹt ăn mỗi ngày
- Tình yêu tự đến còn hạnh phúc thì không
- Những lưu ý khi đầu tư cổ phiếu vừa và nhỏ
- Nhận định, soi kèo Al Kuwait vs Al Fahaheel, 21h40 ngày 13/1: Lệch hướng
- Vinpearl ‘đại thắng’ giải thưởng của TripAdvisor
- Nhận định, soi kèo Reading vs Burnley, 22h00 ngày 11/1: Đi dễ khó về
- Nhận định, soi kèo Al Kuwait vs Al Fahaheel, 21h40 ngày 13/1: Lệch hướng
- Nhận định, soi kèo Cesena vs Cittadella, 23h15 ngày 12/1: Phong độ trái ngược
- Nhận định, soi kèo U19 Hà Tĩnh vs U19 Quảng Nam, 15h15 ngày 14/1: Tin vào U19 Hà Tĩnh
- Nhận định, soi kèo Namdhari FC vs Inter Kashi, 15h30 ngày 13/1: Bât phân thắng bại
- Siêu máy tính dự đoán Venezia vs Inter Milan, 21h00 ngày 12/1
- Nhận định, soi kèo Genoa vs Parma, 18h30 ngày 12/1: Thất vọng cửa trên
- Soi kèo góc Venezia vs Inter Milan, 21h00 ngày 12/1
- Nhận định, soi kèo Besiktas vs Bodrum, 23h00 ngày 11/01: Khẳng định đẳng cấp
- Nhận định, soi kèo Sociedad vs Villarreal, 03h00 ngày 14/01: Chia điểm