Vợ chồng ở Đắk Lắk có 6 con gái xinh như hoa xuất ngoại làm điều cảm động
Kỳ 1: Chủ lò tàu hũ có 11 con gái,ợchồngởĐắkLắkcócongáixinhnhưhoaxuấtngoạilàmđiềucảmđộquỳnh cool trai làng thầm thương, bà mối liên tục ghé thăm
Phụ bố mẹ chăm em
Cô gái trẻ Phạm Thị Hằng (21 tuổi, quê Đắk Lắk) đang sống và làm việc tại Nhật Bản cùng chị ruột. Bố mẹ Hằng có tổng cộng 9 người con, trong đó có 7 con gái và 2 con trai. Hằng là con thứ 6 trong gia đình.

Nối gót các chị, Hằng học xong cấp 3 liền chọn ra nước ngoài làm việc. Ngoài việc tự nuôi sống bản thân, Hằng và các chị đều đặn gửi tiền về phụ bố mẹ nuôi em.
Bố của Hằng là ông Phạm Trọng Tương (56 tuổi), mẹ là bà Trần Thị Thanh (52 tuổi), sống ở Đắk Lắk. Chị lớn của Hằng 32 tuổi, em trai út 14 tuổi.
Bố mẹ Hằng sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh. Sau khi kết hôn, hai người vào Đắk Lắk lập nghiệp và lần lượt sinh 9 người con.
Theo hiểu biết của Hằng, bố mẹ sinh nhiều con như vậy, một phần vì cố gắng sinh con trai. Vì đông con nên hai người phải làm lụng vất vả. Bố Hằng làm nhiều việc cùng lúc như cho thuê rạp cưới, làm MC đám cưới, chụp ảnh… Mẹ Hằng quán xuyến nhà cửa, làm vườn.
Trong hoàn cảnh kinh tế chật vật, bố mẹ Hằng quyết tâm lo cho các con học hành đến nơi đến chốn. Hai người yêu thương các con như nhau, không phân biệt trai gái.
Để bố mẹ an tâm làm việc, các chị lớn của Hằng chia nhau chăm sóc đàn em nhỏ. Mỗi chị bế theo một đứa em đi chơi, nấu cơm, ru ngủ…
Hằng kể: “Ngày nhỏ, 3-4 chị em tôi nằm chung một giường, tha hồ đùa giỡn. Đứa nhỏ nhất lúc nào cũng đòi chị Hai ôm, bế ngủ. Mấy đứa khác thích gác chân lên các chị.
Mấy chị em tự dắt nhau đi học. Học xong, cả nhóm rủ nhau ra sau nhà trèo cây ổi. Hôm nào nghỉ học, mấy chị em rồng rắn, kéo nhau đi chơi”.
Hằng nhớ, nhiều lần mấy chị em không chịu ngủ trưa, trốn mẹ đi chơi suốt cả buổi chiều. Đến chập tối, mấy chị em chạy về, cùng nhau nấu cơm trên bếp củi.
Chị em Hằng thích cho thêm chút nước lúc cơm vừa cạn để có nước cơm. Muốn có cơm cháy, họ dùng cây củi dàn mỏng than hồng bên dưới, còn phần than dư thì gạt sang một bên để nướng ngô, khoai lang…
Trong nhà, bố Hằng là người phụ trách dạy các con học bài. Ông luôn nhắc nhở chị em Hằng đặt mục tiêu đạt thành tích cao trong học tập. Tuy nhiên, do điều kiện gia đình khó khăn, các chị lớn của Hằng không thi đại học. Họ chọn ra nước ngoài làm việc.

“Các chị không chỉ tự lo cho bản thân mà còn gửi tiền về phụ bố mẹ nuôi em. Tiền học của tôi và mấy đứa em sau đều thấm nỗi vất vả từ các chị gái.
Có các chị giúp phần nào nên hoàn cảnh gia đình đã ổn định hơn. Bố mẹ tôi đỡ cực khổ, không còn lo lắng nhiều như trước”, Hằng chia sẻ.
Nhớ những ngày quây quần bên nhau
Hết thời gian xuất khẩu lao động, 4 chị đã về nước. Hiện, chỉ còn Hằng và một chị gái ở Nhật làm việc. Tết vừa qua, hai chị em không về quây quần với người thân ở Việt Nam. Trước đó, Hằng đã dùng ngày phép để về ăn cưới chị gái thứ hai.
Tết xa nhà, Hằng nhớ ngày nhỏ được mẹ dắt ra chợ mua quần áo mới. Mấy bộ quần áo Tết luôn có mùi thơm rất đặc biệt, làm Hằng nhớ mãi.

Sau ngày cúng ông Táo, bố mẹ Hằng phân công các con gái đảm nhận từng phần việc. Cả nhà chia nhau thành nhóm phụ trách giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, nhóm phụ mẹ nấu ăn.
Đến ngày 29-30 Tết, tất cả chị em Hằng cùng nhau gói bánh chưng, bánh tét. Bố là người dạy chị em Hằng cách gói bánh, còn mẹ đi chợ chuẩn bị mâm cỗ cúng.
Đi xa, Hằng nhớ nhất cảnh cả nhà quây quần gói bánh. Thường thì, một ngày trước khi gói bánh, mẹ Hằng sẽ mua lá dong, khúc giang giúp mấy bố con. Sáng hôm sau, hai chị em Hằng mang lá dong rửa sạch, còn mẹ chẻ khúc giang thành dây lạt.
Khoảng 14h, mọi người cùng chuẩn bị ướp thịt heo, đậu xanh, hành lá, tiêu… Tiếp đó, khi bố gói chiếc bánh đầu tiên, chị em Hằng chăm chú xem và giúp ông cắt lá. Các chị lớn làm theo, còn Hằng và em nhỏ dùng lá thừa để gói những chiếc bánh chưng nhỏ xíu.
“Lúc nào kết thúc buổi gói bánh, bố cũng gói cho 2 em trai 2 cái bánh tét. Không phải bố thương 2 em nên ưu ái, việc này giống như truyền thống của gia đình thôi. Chắc là ngày nhỏ, hai em hay đòi bố gói bánh nên trở thành thói quen”, Hằng kể.

Trong lúc gói bánh, bố Hằng nhắn nhủ các con lưu giữ truyền thống gói bánh của gia đình. Đồng thời, ông nhắc nhở các con dù trai hay gái đều được bố mẹ yêu thương, chị em phải đùm bọc, bảo ban nhau. Nếu có thời gian thì chị em phải quây quần, kể cho nhau nghe những chuyện vui buồn trong cuộc sống.
Chị em Hằng luôn khắc ghi lời dạy của bố mẹ. Dù ở đâu, làm gì chị lớn cũng tự giác lo cho em nhỏ. Người nhỏ không ỷ lại mà phải trân trọng tình cảm, vâng lời các chị.
Trước đây, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", nhiều gia đình đối mặt với áp lực sinh con trai để nối dõi tông đường. Nhiều nhà cố gắng đẻ mong có được mụn con trai khiến cuộc sống vốn dĩ vất vả lại càng thêm khốn khó. Ngày nay, nhiều quan niệm cũ đã lùi xa. Chuyện sinh con một bề không còn là gánh nặng đối với nhiều cặp vợ chồng nữa. Một số gia đình trước đây từng khốn khổ trước áp lực không có con trai, nay lại cảm thấy mừng vì các con sống tình cảm, hiếu thảo với cha mẹ. Dư luận thậm chí còn cho rằng việc sinh con một bề như vậy là hạnh phúc và may mắn. |
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Kỳ sau: Người đàn ông Hà Nội là con trưởng, sinh 8 con gái: Tôi sướng hơn khối người

Chàng trai Bắc Giang sở hữu món đồ hiếm, đại gia tranh mua bằng mọi giá
Thời gian qua, căn nhà gỗ tại thôn Bảo An (xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) trở nên đông đúc, náo nhiệt bởi khách tham quan.相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Barkchi vs Pandjsher Rumi, 18h00 ngày 28/3: Khách gây thất vọng
-
Nhạc sĩ Vũ Thành An và ca sĩ Ngọc Châm. Chia sẻ về mối nhân duyên giữa mình và học trò, nhạc sĩ Vũ Thành An kể cách đây gần 2 năm, ông tình cờ đọc được câu thơ Ngọc Châm viết trên mạng xã hội, đại ý là “em không dám tham vọng, mà chỉ xin ước vọng”.
Đọc câu thơ này, nhạc sĩ Vũ Thành An lập tức bị lôi cuốn bởi nhìn ra được đó thực sự là một tư tưởng lớn, nghe tưởng như một câu nói bình thường nhưng lại cho thấy người viết ra có tính khiêm nhường đáng trọng.
Chính từ sự đồng cảm với câu thơ của Ngọc Châm mà sau đó, nhạc sĩ Vũ Thành An đã cùng cô phát triển tứ thơ đó thành bài hát Em không dám tham vọng. Sau bài hát này, ông và Ngọc Châm còn viết nên một số ca khúc khác như Mùa thu ngày ấy tìm nhau và Giai nhân.
Nhạc sĩ Vũ Thành An hy vọng Ngọc Châm không chỉ tiếp nối mình trên bước đường nghệ thuật mà còn cả trong việc làm thiện nguyện, thể hiện tấm lòng nhân ái với cuộc đời.
Cũng trong lần trở về này, nhạc sĩ Vũ Thành An sẽ thực hiện một đêm nhạc nhỏ dành cho những người yêu mến mình vào tối 9/9 tại Hà Nội.
Nhạc sĩ Vũ Thành An lý giải lý do ưu ái “bông hồng lai” Ngọc Châm
" alt="Vì sao nhạc sĩ Vũ Thành An dành sự ưu ái cho ca sĩ Ngọc Châm?">- Nhạc sĩ Vũ Thành An nổi tiếng với nhiều tình khúc trong đó có “Đời đá vàng”, “Không tên 1”… không chỉ dành 20 ca khúc của riêng mình cho ca sĩ Ngọc Châm mà tác giả còn sẵn lòng hát với cô trong sản phẩm mới.
Vì sao nhạc sĩ Vũ Thành An dành sự ưu ái cho ca sĩ Ngọc Châm?
-
Trẻ em đều thích ăn snack ròn rụm. Nếu các mẹ thấy không yên tâm khi mua các loại bán sẵn trên thị trường thì có thể vào bếp cùng con yêu để chế biến món này từ nguyên liệu dễ kiếm đơn giản là chuối xanh cùng gia vị.
Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm "snack" chuối xanh giòn rụm, hương vị không thua kém các loại snack khác mà rất an toàn, đảm bảo vệ sinh.
Nguyên liệu chế biến snack chuối xanh
- Chuối sứ xanh ( hoặc bất kì loại chuối nào )
- Chanh: 2 quả
- Muối: 4 muỗng
- Vừng rang: 2 thìa
- Dầu ăn.
- Phần tẩm gia vị: 2 cách
Cách 1: Nếu thích ngọt
- Gừng: nửa củ
- Nước: 70ml
- Đường: 100g
Cách 2: Nếu thích mặn
- Đường cát: 2 thìa
- Muối hạt: 2 thìa
- Tiêu: 1/2
- Bột ớt mịn không cay: 1/2
- Hành lá cắt nhỏ.
Cho snack chuối xanh vào lọ bảo quản để ăn được lâu
Cách làm snack chuối xanh
- Chuẩn bị 2 âu nước chanh muối.
- Chuối cắt đầu đuôi ngâm vào âu nước chanh muối thứ 1 rồi lần lượt gọt bóc vỏ. Sau đó bào miếng không quá dày cho vào âu nước chanh muối thứ 2.
- Rửa sạch lại chuối với nước và để ráo.
- Bắc chảo lên bếp, chiên ngập dầu. Khi chuối vàng giòn thì vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
Tẩm gia vị:
Cách 1: Nếu thích ăn snack chuối xanh ngọt
- Gừng thái nhỏ, xay nhuyễn cùng với 70ml nước.
- 100gr đường, nước gừng cho vào chảo nấu sôi với lửa vừa thì cho hết chuối vào nhẹ nhàng đảo cho đường kết tinh bám quanh chuối khi gần khô cho vừng vào tiếp tục đảo nhẹ là tắt bếp.
Cách 2: Nếu thích ăn snack chuối xanh mặn
- Hành lá cắt nhỏ và rang với muối hạt cho thơm và khô . Sau đó xay nhuyễn.
- Trộn đều cùng với đường, muối, tiêu, ớt bột và lắc đều
- Chờ snack chuối xanh nguội hoàn toàn mới cho vào bịch bọc kín, bảo quản nơi thoáng mát và dùng dần.
Chúc các bạn thành công với món snack chuối xanh.
Bò kho muốn ngon, tuyệt đối phải nhớ bí quyết nêm nếm gia vị này
Không phải gia vị nào giúp khử mùi hôi thịt cho vào nồi bò kho cũng ngon.
" alt="Cách làm snack chuối xanh giòn rụm, ngon sạch cho con">Cách làm snack chuối xanh giòn rụm, ngon sạch cho con
-
Na sang Nhật làm việc đã gần 3 năm. Ban đầu, Na chưa quen với gia vị và món ăn Nhật nên cũng khá lo lắng. Cô chủ động lên mạng tìm hiểu thêm, dần dà cũng quen việc.
Công việc yêu cầu cô gái trẻ phải thức dậy từ sớm, đạp xe đến nơi làm việc. Na làm đến 15h thì được tan ca.
Hiện tại, đồng lương cũng khá ổn nên Na có nhiều động lực làm việc hơn.
Để sang Nhật làm việc, Na và mẹ phải vay mượn nhiều nơi để có đủ 200 triệu đồng lo hồ sơ. Không chỉ tiền bạc, chính mẹ đã tiếp thêm động lực, niềm tin cho Na ra nước ngoài làm việc. Bởi ở vùng quê, phụ nữ bằng tuổi Na đã lập gia đình gần hết.
“Tháng lương đầu tiên, tôi nhận được 22 triệu đồng. Không thể tả được lúc ấy tôi đã vui như thế nào đâu. Lần đầu trong cuộc đời, tôi kiếm được nhiều tiền như thế để lo cho mẹ”, Na tâm sự.
Những tháng lương đầu, Na đều gửi về cho mẹ trả nợ. Trả hết nợ, cô lại tiếp tục gửi tiền để mẹ sửa nhà, sắm tivi, tủ lạnh, máy giặt…
Mẹ chụp ảnh với chiếc áo khoác mới do Na gửi về từ Nhật Bản. Na nói: “Lần đầu trong cuộc đời, tôi mua được mấy chỉ vàng tặng mẹ. Ngày trước, tôi thấy người ta có vàng đeo thì ước đi làm có tiền sẽ mua cho mẹ. Bây giờ, tôi làm được rồi, mẹ cũng đỡ khổ nhiều”.
Na thương mẹ, mẹ lại lo nghĩ cho Na. Nhận được tiền gửi của con gái, bà đều trích ra đem gửi tiết kiệm. Bà nói đó là tiền vốn cho con gái làm ăn khi về Việt Nam.
Nấu xôi, luộc gà… ăn Tết online
Suốt 3 năm đi làm ở nước ngoài, Na chưa có dịp về thăm nhà. Ngoài nguyên nhân do dịch bệnh phức tạp, Na sợ tốn kém tiền bạc nên không về. Na dự định đến tháng 2/2023, khi hết hạn hợp đồng làm việc, cô sẽ về quê ở hẳn.
“Nhà chỉ có 2 chị em gái. Chị tôi lập gia đình sớm còn tôi thì đi Nhật, chỉ có mình mẹ ở nhà. Những dịp Tết hay lúc mẹ ốm đau, tôi không thể chạy về ngay nên cảm thấy bất lực”, Na chia sẻ.
Mỗi dịp Tết, Na thường gọi video call về nhà để gặp mẹ và người thân. Từ lúc qua Nhật, hầu như ngày nào, Na cũng gọi video call cho mẹ. “Sợ mẹ buồn nên tôi gọi điện thường xuyên. Mình còn trẻ có nhiều thứ để giải trí, chứ mẹ già rồi chỉ biết nghĩ đến con cái”, Na thoáng buồn.
Mỗi lần đến Tết, Na đều trùm chăn khóc một mình. Khóc một chút thôi rồi Na lại tự động viên bản thân, ngồi dậy đi làm. Ở Nhật Bản, người bản xứ ăn Tết dương lịch. Tết Nguyên đán của Việt Nam, Na vẫn đi làm bình thường.
Tết năm ngoái, mẹ Na kể khi đi ngoài đường, bà thấy một cô bé nhìn từ sau rất giống Na. Bà cứ đứng nhìn mãi và nhớ con gái da diết. Bà bảo con gái nhanh về để mẹ nấu cơm, mua nhiều đồ ngon cho ăn.
Để mẹ an tâm, vào những ngày Tết ở xứ người, Na thường mua thêm đồ ăn ngon, nấu xôi, chả giò, luộc gà… Na bày biện mâm thức ăn đủ món ngon rồi gọi điện về nhà, cùng mẹ ăn Tết online.
Dù rất tủi thân nhưng Na vẫn cố gắng nói cười cho mẹ vui. Thế rồi, hai mẹ con cùng ôn lại kỷ niệm Tết năm cũ khi bố Na còn sống. Ngày đó, bố Na thường chờ gần Tết mới đi mua đào cho rẻ, cả nhà quây quần gói bánh chưng…
Na luôn mong ước mẹ khỏe mạnh và vui vầy bên con cháu. Na xúc động: “Mỗi lần Tết đến, tôi lại nhớ về ngày xưa, chỉ ước mình cứ bé dại để bố mẹ không già đi, không phải đau ốm nhiều”.
May mắn, nơi xứ người, Na được nhiều đồng nghiệp tốt bụng, thương yêu, quan tâm. Vào dịp lễ, Tết họ thường cho Na trái cây, đồ ăn, quà…
Những món quà nhỏ này được Na nâng niu, nhắc đến mỗi lần trò chuyện online với mẹ. Giấu nước mắt nhớ con, mẹ Na phần nào an tâm khi con gái đi xa vẫn được bảo bọc bằng tình người.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
" alt="3 năm ăn tết Nguyên đán online của cô gái xứ Nghệ làm việc ở Nhật Bản">3 năm ăn tết Nguyên đán online của cô gái xứ Nghệ làm việc ở Nhật Bản
-
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs St. Pauli, 21h30 ngày 29/3: Tin vào cửa dưới
-
Sau khi phiên đấu giá biển số lần thứ nhất thất bại, nhiều chủ xe mòn mỏi đợi Công ty đấu giá hoàn tiền cọc nhưng không thấy đành chủ động gửi thư điện tử để đòi tiền. Tuy nhiên, theo phản ánh của hầu hết các chủ xe, họ gọi điện, gửi mail nhưng phía Công ty vẫn im lặng và không có phản hồi cụ thể.
Trao đổi với VietNamNet, anh Nguyễn Quốc Toản (Thái Bình) cho biết: "Tôi đã thanh toán 200.500.000 đồng để đấu giá 5 biển số. Giờ tôi muốn đòi lại tiền. Tôi đã gọi hotline nhưng không ai nghe máy, gửi email họ cũng không phản hồi. Số tiền hơn 200 triệu, lúc đầu tôi nộp nghĩ sẽ dễ dàng lấy ra. Vì trước đó, phía công ty đã thông báo rõ, không đấu trúng thì được hoàn tiền sau 3 ngày.
Đến giờ tiền bị nằm im một chỗ, VPA tự ý thay đổi, ra thông báo mới sau 16/9 mới có lịch đấu lại. Thực sự tôi rất bức xúc, cảm thấy cuộc chơi không công bằng, không minh bạch".
Nhiều người dân đã đóng tiền cọc tham gia đấu giá lần thứ nhất đang muốn đòi lại tiền. Ảnh minh họa. Theo anh Toản, việc om tiền cọc trên thực tế không gây bức xúc dư luận bằng việc công ty đấu giá gia hạn thời gian nhận tiền cọc.
"Trước đó, hạn cuối nộp cọc cho phiên thứ nhất là 17h ngày 18/8, tức trước giờ đấu chính thức 3 ngày. Thế nhưng, giờ họ vẫn nhận cọc tiếp cho chính phiên này. Thành ra số lượng người đấu giá sẽ đông thêm, sự cạnh tranh càng lớn. Ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ xe đã nộp cọc trước. Trong khi những người mới, họ có quyền đợi khi nào có lịch đấu mới cần cọc", anh Toản nói.
Anh Trọng Phú (Hà Nội) cũng cho biết, anh đã nộp tiền cọc để đấu hai biển số nhưng đến nay chỉ biết chờ VPA hoàn trả tiền trong vô vọng.
"Bản thân tôi cũng khá bức xúc trước cách VPA tổ chức đấu giá như hiện nay. Thứ nhất là họ đã vi phạm quy định phải hoàn trả toàn bộ khoản tiền đặt trước cho khách hàng trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá như đã thông báo trước đó.
Thứ 2 là phía VPA không có hướng dẫn, công khai minh bạch rõ ràng trong công tác tổ chức đấu giá. Hiện chưa có ngày giờ cụ thể đấu giá tiếp mà thông báo vẫn tiếp tục thu tiền cọc của người tham gia đấu giá.
Thứ 3, theo ý kiến của cá nhân tôi, VPA không có năng lực tổ chức đấu giá ở quy mô lớn như đấu giá biển số như hiện nay. Phiên đấu giá thứ nhất thất bại được giải thích do sự cố kỹ thuật. Điều này khiến tôi hoài nghi về khả năng quản trị của VPA", anh Trọng chia sẻ.
Ảnh chụp màn hình Danh sách biển số đã nộp tiền đặt cọc của người đăng ký đấu giá. Cũng nộp hơn 80 triệu đồng tiền cọc đấu giá hai biển số và đã gửi thư yêu cầu VPA hoàn tiền nhưng chưa được trả lời, anh Nguyễn Thái (Hà Nội) kể: "Tôi đã mua xe mới, chờ mỗi biển nữa thôi, nghĩ đầu tư đấu được biển đẹp về lắp lên xe đi. Nhưng giờ thì rất rối. Nếu bấm biển tạm thì mấy hôm nữa lại mất 1 công đi đổi. Đang yên đang lành ôm cục tức vào người".
Trong khi đó, sau sự cố dừng đấu giá vì lỗi kỹ thuật, phía công ty VPA mới chỉ thông báo rằng sẽ đảm bảo giữ nguyên quyền lợi của toàn bộ khách hàng đã nộp tiền hồ sơ, tiền đặt trước đăng ký tham gia đấu giá các biển số xe ô tô.
"VPA sẽ trực tiếp gửi thông báo, liên hệ tới quý khách hàng đã nộp tiền đăng ký tham gia đấu giá để giải quyết theo đúng quy định. Thời hạn nộp tiền đặt trước của 11 biển này đã hết nên không phát sinh thêm khách hàng đăng ký tham gia", trích thông báo từ VPA.
Cũng theo công ty VPA, đối với tất cả biển số xe ôtô còn lại trong danh sách niêm yết (trừ 11 biển số tại mục 1), khách hàng có thể tiếp tục đăng ký tham gia đấu giá, nộp tiền hồ sơ, tiền đặt trước cho đến trước thời điểm tổ chức cuộc đấu giá 3 ngày.
Các cuộc đấu giá biển số xe ô tô sẽ được VPA tổ chức trong tháng 9/2023. Tuy nhiên, lịch cụ thể hiện vẫn chưa được công khai.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Web đấu giá thử biển số ô tô liên tục bị 'sập phòng', chủ xe lo mất tiền cọcNhiều chủ xe đã nộp 40 triệu đồng tiền cọc để tham gia phiên đấu giá biển số ô tô lần thứ nhất vào ngày 22/8 sắp tới tỏ vẻ hoang mang sau khi vào phiên đấu thử trực tuyến liên tục bị lỗi, "sập phòng"." alt="Nhiều chủ xe đồng loạt viết 'tâm thư' đòi tiền cọc đấu giá biển số">Nhiều chủ xe đồng loạt viết 'tâm thư' đòi tiền cọc đấu giá biển số
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs St. Pauli, 21h30 ngày 29/3: Tin vào cửa dưới
- Lý do Honda và GM dừng hợp tác phát triển xe điện giá rẻ
- Xe máy sản xuất trong nước quay đầu tăng trưởng khá trong tháng 9/2023
- Sống cùng con trai lúc tuổi già, cha mẹ phải nằm lòng '3 không' này
- Nhận định, soi kèo nữ Barcelona vs nữ Wolfsburg, 0h45 ngày 28/3: Giữ quân
- Diễn viên Thanh Thúy sốc vì bị 'đuổi' khỏi nhà trong 'Mẹ vắng nhà'
- Lưu ý khi di chuyển dịp lễ Tết
- Xe tắt máy vẫn tự chập điện gây cháy: Hy hữu nhưng vẫn có thể xảy ra
- Nhận định, soi kèo Kuruvchi Kokand vs Shortan Guzar, 21h30 ngày 27/3:
- Đức Thịnh gặp 'sự cố' khi cắt tóc cho con, JustaTee chăm con cực khéo
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Enugu Rangers vs Plateau United, 22h00 ngày 27/3: Khó có bất ngờ
- Cách làm snack chuối xanh giòn rụm, ngon sạch cho con
- Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt đang phát triển thế nào?
- Tôi không thiếu tiền sắm ô tô 5 tỷ đồng nhưng chỉ mua xe cũ
- Soi kèo phạt góc Barca vs Osasuna, 03h00 ngày 28/3
- Ca sĩ Ngọc Sơn có bạn gái từ lớp 4, nói được 10 ngoại ngữ
- Startup của người Việt được Vitalik Buterin đầu tư
- Mùa gắn kết, cơ hội trao yêu thương
- Soi kèo phạt góc Barca vs Osasuna, 03h00 ngày 28/3
- Mối tình sét đánh của cặp đôi gặp nhau trong rừng
- Sẽ rút kinh nghiệm sau trao giải 'Nữ diễn viên phụ xuất sắc' cho Bùi Lan Hương
- Đấu giá biển số sáng 19/10: Biển tứ quý của Lào Cai chốt giá 40 triệu
- Siêu máy tính dự đoán Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3
- Toyota Wigo đi 2 năm 2 lần 'bổ máy' được đại lý chấp nhận mua lại giá 285 triệu
- Làm sách nền tảng là sự cống hiến cho văn hóa đọc
- Dòng người lặng lẽ đưa tiễn 'quái kiệt' đàn nhị Trần Văn Xâm
- Nhận định, soi kèo Reims vs Marseille, 23h00 ngày 29/3: Củng cố vị trí nhì bảng
- Nghìn người mang heo quay, cây táo, ảnh 2m cúng 100 ngày mất của Vũ Linh
- Nghìn người mang heo quay, cây táo, ảnh 2m cúng 100 ngày mất của Vũ Linh
- Vì sao xe điện Trung Quốc tung hoành châu Âu nhưng “bất lực” tại Mỹ
- 搜索
-
- 友情链接
-