当前位置:首页 > Bóng đá > Đáp án trắc nghiệm “Mối tình bi thảm của công chúa triều Nguyễn'

Đáp án trắc nghiệm “Mối tình bi thảm của công chúa triều Nguyễn'

2025-01-16 05:12:45 [Giải trí] 来源:NEWS

Xem giải đáp trắc nghiệm về số phận những công chúa có số phận tủi buồn trong lịch sử Việt Nam.

Câu 1: Nhân vật lịch sử nổi tiếng nào đã cả gan giành vợ người ngay trước ngày cưới?ĐápántrắcnghiệmMốitìnhbithảmcủacôngchúatriềuNguyễtin tuc bitcoin

- Trần Quốc Tuấn

- Trần Liễu: Bạn đã sai.

Trần Liễu (1211 - 1251), hay An Sinh vương hoặc Khâm Minh đại vương. Ông là con trưởng của Trần Thái Tổ, anh ruột Trần Thái Tông, cha ruột Trần Quốc Tuấn.

Năm 1237, vì Thái Tông lấy Lý hoàng hậu mãi không có con, Thái sư Trần Thủ Độ đưa Thuận Thiên công chúa vợ ông, lúc ấy đã có mang 3 tháng vào làm hoàng hậu thay thế. Việc này đã làm ông nổi loạn ở sông Cái và bị giáng tước vị, trở thành một đề tài thị phi lúc bấy giờ.

- Mạc Mậu Hợp: Bạn đã sai.

Mạc Mậu Hợp là vị vua thứ năm của nhà Mạc. thấy bà Nguyễn Thị Niên (em gái hoàng hậu) có nhan sắc, liền ngầm mưu dụ giết chồng là Bùi Văn Khuê để cướp lấy bà.

Đáp án đúng là Trần Quốc Tuấn

Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: “Tân Hợi, năm Nguyên Phong thứ 1 (1251) tháng 2... Đem Thiên Thành công chúa gả cho Trung Thành vương. Sau công chúa lại về với Quốc Tuấn.

Đã hứa gả công chúa cho Trung Thành vương, định đến ngày rằm tháng này (tức tháng 2) làm lễ "hợp kết", nhà vua nhân việc này mở hội bảy ngày đêm...

Trước ngày cưới, nhà vua cho công chúa sang ở nhà của Nhân Đạo vương; đương đêm, Quốc Tuấn lẻn vào tư thông với công chúa".

Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng mẹ nuôi của Trần Quốc Tuấn là Thụy Bà công chúa đã phải dâng 10 mâm vàng sống để đền bù. Thái Tông cũng đành đem 2000 mẫu ruộng ở phủ Ứng Thiên để đền sính vật cho Trung Thành vương.

Câu 2: Người phụ nữ hào kiệt dùng kế giết tướng báo thù chồng là ai?

- Phạm Thị Mẫn: Bạn đã sai.

Phạm Thị Mẫn là vợ nhà thơ Trần tế Xương (Tú Xương). Bà có tình yêu thực sự với ông Tú. Không những lo việc cơm áo, bà còn là chỗ dựa lớn cho tinh thần thi ca của ông. Nói theo ngôn ngữ bây giờ, bà chính là “nàng thơ” của ông.

- Bùi Thị Xuân: Bạn đã sai.

Bùi Thị Xuân sinh năm 1771, người ở thôn Xuân Hòa, Tây Sơn, Bình Định. Bà kết duyên cùng Trần Quang Diệu và gia nhập nghĩa quân Tây Sơn.

Gia đình đô đốc Bùi Thị Xuân bị Nguyễn Ánh trả thù rất dã man. Nghe chuyện bà bị hành hình, ai nấy cũng đều thương xót và hết lời khen ngợi khí phách lẫm liệt, tinh thần bất khuất, quả cảm của nữ đô đốc Bùi Thị Xuân.

- Nguyễn Thị Niên

Đáp án đúng là Nguyễn Thị Niên

Nguyễn Thị Niên là vợ Sơn quận công Bùi Văn Khuê - tướng nhà Mạc và nhà Lê trung hưng. Mạc Mậu Hợp thấy bà có nhan sắc, liền ngầm mưu dụ giết Bùi Văn Khuê để cướp lấy bà. Bà liền cùng chồng con trốn về hàng nhà Lê.

Sau, Bùi Văn Khuê bị Phan Ngạn hại, bà khóc bảo quân lính bản bộ: "Người nào dốc sức đền ơn, giết được Ngạn sẽ có trọng thưởng".

Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: "Ngạn nghe biết Thị Niên sắc đẹp, sai người đi lại cùng thông tin ước hẹn kết duyên. Nguyễn Thị giả vờ nhận lời...  Khi cuộc rượu đang nồng nàn, thị tỳ rút dao ở trong tay áo ra chặt lấy đầu Phan Ngạn... Khi về, Nguyễn Thị đem đầu của Ngạn làm lễ tế ở bàn thờ chồng, rồi dặn hai con đến hành tại An Trường (Thanh Hoa) quy thuận với vua Lê. Còn thị thì tự gieo mình xuống sông".

Thi hài bà trôi dạt vào vực Vông. Thương tiếc và biết ơn bà, nhân dân địa phương đã lập đền thờ bà ngay cạnh đó và gọi là đền Vực Vông.

Câu 3: Cuộc tình nào khiến vị tướng đời Trần suýt mất mạng?

- Trần Khánh Dư - Trần Quỳnh Trân

- Trần Khắc Chung - Trần Thị Ngọc Bảo: Bạn đã sai.

Năm 1306, chúa Chiêm Thành Chế Mân đem đất hai châu đó Ô, Lý làm lễ vật dẫn cưới công chúa Huyền Trân.

Mùa hạ, tháng 5 năm 1307, chúa Chiêm Thành Chế Mân chết.

Mùa đông, tháng 10, vua sai Nhập nội hành khiển thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung, An phủ Đặng Văn sang Chiêm Thành đón công chúa Huyền Trân và thế tử Đa Da về.

Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về, rồi tư thông với công chúa, đi đường biển loanh quanh chậm chạp, lâu ngày mới về đến kinh đô (1 năm).

- Trần Thừa - thôn nữ: Bạn đã sai.

Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 7a-b) chép rằng: “Xưa kia, khi Thượng hoàng còn hàn vi, có lấy người con gái thôn Bà Liệt, huyện Tây Chân (nay là đất Nam Chân, Nam Trực, Nam Định). Người đó có thai thì Thượng hoàng ruồng bỏ, sinh con (đặt tên là Bà Liệt), Thượng hoàng cũng không nhận.

Lớn lên, Bà Liệt khôi ngô, giỏi võ nghệ, xin vào đội đánh vật. Một hôm, Bà Liệt đánh cầu với người trong đội, người kia vật ngã Bà Liệt, bóp cổ đến suýt bị tắt thở. Thượng hoàng trông thấy liền thét lên rằng: Con ta đấy! Người ấy sợ hãi lạy tạ. Ngay hôm đó, Thượng hoàng nhận Bà Liệt làm con".

Sau đó, Bà Liệt được phong làm Hoài Đức Vương.

Đáp án đúng là Trần Khánh Dư - Trần Quỳnh Trân

Công chúa Thiên Thụy, tên thật là Trần Quỳnh Trân (? - 1308) là con vua Trần Thánh Tông, chị ruột của vua Trần Nhân Tông.

Trần Khánh Dư là tướng trẻ, gặp Thiên Thụy. Hai người yêu nhau. Tuy nhiên trước đó Thiên Thụy đã được hứa gả cho con trai của Trần Hưng Đạo là Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn.

Thiên Thụy trở thành vợ Hưng Vũ vương nhưng hai người vẫn lén lút gặp nhau và chuyện vỡ lở. Trần Khánh Dư bị phạt vì tội thông dâm, xử chết.

Vua thương chị gái, tiếc người tài, nên vờ ban lệnh cho đánh chết Khánh Dư nhưng ngầm dặn không được đánh chết, sau đó xuống chiếu đoạt hết quan tước, tịch thu hết tài sản. Trong khi đó Thiên Thụy bị trả về sống tại cung riêng.

Năm 1282, trước kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, Trần Khánh Dư được phục chức. Ông và Thiên Thụy gặp lại nhau và tiếp tục có quan hệ bất chính. Trần Nhân Tông buộc lòng phải lệnh cho Thiên Thụy xuất gia về một vùng quê hẻo lánh ven sông Văn Úc.

Câu 4: Ai là người đã được Hoàng thái hậu Từ Dụ (Dũ) ban tặng là "Tiết phụ khả gia"?

- Châu Thị Tế: Bạn đã sai.

Châu Thị Tế, vợ chính của Thoại Ngọc Hầu. Con kênh đào theo biên giới Tây Nam nối liền Châu Đốc - Hà Tiên (tức nối sông Châu Đốc ra vịnh Thái Lan) dài hơn 87 km được đặt theo tên của bà (Kênh Vĩnh Tế).

- Nguyễn Thị Tồn

- Nguyễn Thị Hinh: Bạn đã sai.

Nguyễn Thị Hinh (1805 - 1848), vợ Lưu Nghị (1804 - 1847), người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông đỗ cử nhân năm 1821 (Minh Mệnh thứ 2), từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan.

Đáp án đúng là Nguyễn Thị Tồn

Bà Nguyễn Thị Tồn, còn có tên là Diệu. Người làng Mỹ Khánh, tổng Chánh Mỹ Thượng (nay thuộc Biên Hoà).

Bà là trưởng nữ của ông Nguyễn Văn Lý và là người vợ chung tình của tri huyện Phước Long Bùi Hữu Nghĩa.

Khi ông Bùi Hữu Nghĩa làm tri huyện Trà Vang (Trà Vinh năm 1848), vì cương trực bị quan trên ghen ghét ghép tội, bắt giam rồi giải ông về Gia Định chờ xử tử. Bà Tồn thấy chồng bị oan ức liền từ Trà Vang lên Mỹ Tho rồi quá giang ghe bầu ra Huế để kêu oan cho chồng.

Sau khi thẩm định minh bạch, nhà vua chung thẩm bản án: "Tha cho ông Bùi Hữu Nghĩa khỏi tội tử hình nhưng phải quân tiền hiệu lực, đoái công chuộc tội”.

Sau đó, bà được vua Tự Đức ban võng điều có bốn lọng, nơi đầu võng có gông nhỏ sơn son. Hoàng thái hậu Từ Dũ nghe tin, cho bà vào gặp mặt và ban tặng bà Tồn tấm biển chạm 4 chữ vàng "Tiết phụ khả gia".

Câu 5: Công chúa có mối tình đơn phương với vị đại sư là ai?

- Công chúa (công nữ) Ngọc Vạn: Bạn đã sai.

Công chúa (công nữ) Ngọc Vạn, họ tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn, không rõ năm sinh, năm mất, là con gái thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (ở ngôi 1613 - 1635). Năm 1620, Ngọc Vạn được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II và trở thành Hoàng hậu nước này với tước hiệu là Somdach Prea Peaccayo dey Preavoreac.

- Công chúa Ngọc Khoa: Bạn đã sai.

Công chúa (công nữ) Ngọc Khoa tên đầy đủ Nguyễn Phúc Ngọc Khoa, là con gái thứ 3 của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và là em gái công chúa Ngọc Vạn. Năm Tân Mùi (1631) bà (Ngọc Khoa) được đức Hy Tông (Sãi Vương) gả cho vua Chiêm Thành là Pôrômê.

- Công chúa Long Thành

Đáp án đúng là Công chúa Long Thành

Sách Thiền sư Việt Nam chép rằng, Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, hiệu Liên Hoa là nhà sư đầu tiên ở miền Nam được phong Quốc sư.

Do cảm mến và quá hâm mộ tài năng cũng như đức độ của Thiền sư nên Hoàng Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh (Thái trưởng công chúa Long Thành, chị ruột chúa Nguyễn Phúc Ánh, cô ruột của vua Minh Mạng) đã có ý định và tìm mọi cách ràng buộc duyên trần cùng với người con của Phật.

Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt quyết định lánh mặt nên đã lên chùa Đại giác (nay ở Biên Hòa, Đồng Nai). Thiền sư biết cuộc đời này là mộng huyễn ảo ảnh nên đã dùng ngọn lửa (tự thiêu) để thức tỉnh và giáo hóa Hoàng Cô.

Hoàng Cô rất buồn bã và cho biết rằng bà sẽ ở lại chùa cho đến ngày khai mộ mới hồi kinh. Nhưng ngay ngày hôm sau, Hoàng Cô uống độc dược quyên sinh tại hậu liêu chùa Đại giác nhằm ngày mồng 2 tháng 11 năm Quý Mùi (1823).

Câu 6: Ông vua nào có được "vợ nhặt" đầy may mắn?

- Hồ Quý Ly: Chưa đúng.

Sách Việt sử giai thoại chép: Vào một ngày nọ, Vua Trần nghỉ ở điện Thanh Thử. Sân điện ấy có đến hàng ngàn cây quế. Nhà vua nhân đó ra câu đối rằng: Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế (tức trước điện Thanh Thử có hàng ngàn cây quế). Bầy tôi theo hầu chưa ai kịp đối. Hồ Quý Ly liền đối lại là: Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai (tức trong cung Quảng Hàn có một cành mai).

Vua Trần rất kinh ngạc bởi nhà vua có một công chúa đặt tên là Nhất Chi Mai (Huy Ninh công chúa). Nàng ở trong cung cấm không ra đến ngoài. Tòa lầu của công chúa là cung Quảng Hàn do chính vua đặt tên.

Vì lẽ cho là chuyện lạ, duyên trời đã định, nhà vua đã gả công chúa Nhất Chi Mai cho Quý Ly.

- Gia Long

- Thành Thái: Chưa đúng.

Sách Kể chuyện các Vua Nguyễn viết chuyện "kiếm vợ" của Thành Thái cũng rất độc đáo.

Vào một ngày Tết Nguyên Đán, nhà vua cải trang thành dân thường, tính đi “liều” lên Kim Long để tìm chọn một quý phi. Đến nơi nhìn khắp đó đây, không gặp ai vừa ý, thất vọng, ông liền thuê một chiếc đò ra về. Khi đò vừa ghé vào, bước lên trên, ông trông thấy cô lái, khoảng chừng hai mươi, đang khép nép trong chiếc áo vá vai, với đôi má ửng hồng rất có duyên. Lòng vị quân vương bỗng xao xuyến rộn lên một niềm cảm xúc lạ lùng… Ông gọi cô gái đang ở cuối thuyền và hỏi một cách đột ngột: “Nì, o tê! O có muốn lấy vua không?”. Nghe thế cô lái đò làng Kim Long thẹn thùng, cúi mặt nhìn lơ chỗ khác. Và cô lái đò đánh bạo nói nhanh: "Ưng!”

Vậy là cô lái đò Kim Long vô nội cung, làm quí phi của Vua Thành Thái.

Đáp án đúng là Gia Long

Sách Việt Nam phong tình cổ lục ghi: Trong những ngày đi lánh nạn, một lần chúa một mình trốn về cù lao Ông Chưởng. Bên bờ sông, gần chỗ ông đang ẩn mình, có một cô thôn nữ trông xinh xắn đang lội bắt cá. Thế rồi, cô gái bị thụt xuống một hố sâu. Nguyễn Ánh đã quên bản thân đang bị lùng bắt, vụt lao ra cứu người đẹp. Cô gái này cảm kích, nắm rịt lấy tay ông kéo về nhà bắt… sống chung, vì theo tục lệ ở đây, khi người con gái nào đã bị người con trai ôm rồi thì buộc phải lấy người đó làm chồng.

Thế là cuộc tình duyên bất đắc dĩ này mở ra một đường sống cho chúa Nguyễn, nhờ đó ông được nhà vợ giấu kín; thậm chí còn giúp đi thăm dò, tìm kiếm giúp Nguyễn Ánh các cận thần đang lưu tán để tụ họp lại, bàn mưu tiếp tục sự nghiệp “phục quốc”.

Dân gian lưu truyền rằng, khi đã lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh đã mất hẳn ký ức về người vợ nhặt này.

(责任编辑:Công nghệ)

相关内容
推荐文章
热点阅读