Nhận định, soi kèo Mladost Lucani với Napredak Krusevac, 22h59 ngày 22/4: Khó phân thắng bại

Giải trí 2025-01-18 07:22:24 33885
ậnđịnhsoikèoMladostLucanivớiNapredakKrusevachngàyKhóphânthắngbạvòng loại wc 2026 châu á   Chiểu Sương - 22/04/2024 01:15  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://app.tour-time.com/html/70a198725.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Leicester City vs Crystal Palace, 2h30 ngày 16/1: Chìm trong khủng hoảng

Báo The Straits Times dẫn thông tin từ Bộ Y tế Singapore xác nhận số liệu trên vào chiều nay (20/4). Đây là mức tăng cao nhất tính theo ngày kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại đảo quốc này hồi tháng 1. Đến nay, Singapore đã có hơn 8.000 người dương tính với virus corona chủng mới.

{keywords}
Một góc sân bay Changi hồi tháng 3/2020. (Ảnh: CNN)

Hồi tháng 3, Singapore từng được ca ngợi như một điển hình trong cuộc chiến chống Covid-19 mà không cần phải áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Với chưa đầy 6 triệu dân và diện tích khoảng 700km2, Singapore chỉ có biên giới chung trên bộ với Malaysia nên có rất nhiều lợi thế kiểm soát dịch bệnh. Các biện pháp như sàng lọc, truy dấu các ca nhiễm và cách li tất cả khách du lịch từ nước ngoài ngay từ giai đoạn đầu đã góp phần giúp Singapore đạt được thành công ấn tượng.

Bên cạnh đó, Singapore còn là nước có hệ thống y tế hàng đầu thế giới. Trong một báo cáo khoa học gần đây, nhóm chuyên gia tại trường Y tế Công thuộc Đại học Harvard Mỹ chỉ ra rằng Singapore có hệ thống hồ sơ theo dõi bệnh rất tốt và khả năng phát hiện các ca bệnh cao gấp 3 lần mức trung bình của thế giới.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 4, xu hướng dịch bệnh bất ngờ đảo ngược khi làn sóng lây nhiễm thứ 2 tấn công Singapore.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Singapore hứng làn sóng lây nhiễm đầu tiên từ du khách Trung Quốc. Tuy nhiên, phần lớn làn sóng lây nhiễm thứ hai lại liên quan đến người Singapore trở về từ các nước như Mỹ và Anh. Sau đó, tình hình càng đáng lo ngại khi xuất hiện một số ca nhiễm không rõ nguồn gốc trong cộng đồng lao động nhập cư.

Hãng tin Mỹ CNN cho rằng, đó là do Singapore chủ quan. Nước này dường như đã bỏ qua các trường hợp nhiễm bệnh trong nhóm lao động nhập cư sống ở các ký túc xá chật chội và đánh giá tháp tốc độ lây nhiễm trong thành phố vốn không hề áp dụng các biện pháp phong tỏa.

Cũng theo CNN, sự thoải mái ở Singapore so với các nước khác chỉ khả thi nếu các ca nhiễm từ nước ngoài được ngăn chặn, và các trường hợp lây bệnh tiềm tàng được phát hiện và xử lý kịp thời. Nhưng nếu biện pháp này thất bại thì tốc độ lây lan của virus từ người này sang người khác sẽ lớn hơn ở những quốc gia chủ trương phong tỏa và cách li nghiêm ngặt.

{keywords}
Đại dịch Covid-19 quay trở lại tấn công Singapore, cảnh báo các quốc gia trong khu vực cần tăng cường phòng, chống dịch. Ảnh minh họa tại sân bay Nội Bài.

Nhiều ổ dịch liên quan lao động nhập cư, hầu hết đến từ Nam Á và sống trong những ký túc xá đông đúc, dường như đã bị bỏ qua trong chiến dịch xét nghiệm ban đầu.

"Các ký túc xá đó giống như một quả bom hẹn giờ đang chờ phát nổ", CNN dẫn bình luận của Tommy Koh - một luật sư và từng là nhà ngoại giao của Singapore - viết trên Facebook.

Singapore vẫn có cơ hội tốt để kiểm soát tốt tình hình nhờ diện tích đất nước nhỏ, một chính phủ mạnh và hệ thống chăm sóc y tế hiệu quả. Nhưng có thể nói số ca nhiễm mới đang tăng mạnh trở lại ở nước này là một bài học cho phần còn lại của thế giới trong cuộc chiến đẩy lui đại dịch Covid-19, vốn đang quét qua 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Vũ Văn Điệp

">

Lý do đại dịch Covid

Ông Vũ Công Chiến trên cầu Nhật - Lào 2 trong lần về thăm chiến trường xưa Nam Lào 2016. Ảnh: NVCC

Là thế hệ sinh ra trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Chiến nhớ lại, năm cuối cấp ba, phong trào thanh niên xung phong nở rộ. Không khí nóng đến mức, học sinh lớp 10 cuối cấp đã nhìn thấy con đường tòng quân trước mắt.

Sau khi chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào giành thắng lợi, nhiều chiến sĩ trở về các trường cấp III kể lại chuyện chiến trường.

“Tháng 4, khi chưa kịp tốt nghiệp, nhiều học sinh trong trường chúng tôi đã được đặc cách công nhận tốt nghiệp, lên đường nhập ngũ. Dù chưa thành anh hùng, nhưng chỗ ngồi cũ trong lớp của những học sinh ấy đã được khoanh thành chỗ ngồi danh dự. Nhìn chỗ trống trong lớp, đám con trai ai cũng bị phân tán tư tưởng.

Điều chúng tôi hay nói với nhau không phải chuyện học hành mà là người trước hẹn người sau gặp nhau ở chiến trường”, ông Chiến nhớ lại.

Lên đường ra trận, với lớp thanh niên ngày ấy như một lẽ đương nhiên. 

Ông Chiến chụp cùng đồng đội (nay là anh vợ) tại Bình Định. Ảnh: NVCC

“Ngày lên đường, chúng tôi hết sức vô tư. Có thể người ở nhà lo lắng nhiều, còn việc chúng tôi cần làm là đến chia tay người thân hay bạn gái. Chỉ có đôi người nói tiếc vì đi học xa nhà, được trường báo hôm trước, hôm sau lập tức lên đường không kịp về chào bố mẹ”. 

Lễ tiễn sinh viên lên đường nhập ngũ được tổ chức ở sân trường vào buổi tối hôm trước. Sáng hôm sau, cán bộ quân đội về trường chỉ đọc tên từng người và lên xe. Thầy cô, bạn bè đến đưa tiễn trong vội vã.

Ở các địa phương, khu phố cũng vậy. Mỗi khu chỉ có một điểm nhận quân. Không có diễn văn chào mừng, những người nhập ngũ sẽ ngồi chờ ở sân bóng hay hội trường, khi đọc đến tên, chỉ xách túi đồ dùng cá nhân rồi lên xe ca.

Ông Chiến nhớ lại, nơi tập trung quân đội khi ấy nằm ở ngoại thành. Những người lính trẻ có 3 ngày học chính trị, sau đó được sắp xếp vào các đơn vị, nhận quân trang rồi lên đường hành quân. 

Những tháng ngày mưa bom bão đạn

“Lính sinh viên” chủ yếu được đưa vào các đơn vị bộ binh, trực tiếp cầm súng chiến đấu. Trước đó, tất cả đều phải tập đeo đất hành quân, nâng dần từ 15kg lên tới 25kg.

“Khi ấy, tôi cũng chỉ cao 1m62, nặng 43,5 cân. Ngày ở nhà, chúng tôi chưa phải lao động nặng nhọc nhiều, nhưng vào bộ đội đều bình đẳng. Chúng tôi xác định, mình không tự rèn luyện và cố gắng, vào chiến trường có thể hy sinh trước khi đánh nhau”, ông Chiến nhớ lại.

Sau 6 tháng huấn luyện, ông và đồng đội hành quân đi bộ đủ 500 cây số. Một đêm đeo 25kg đất, đi được 10 cây số, vậy là đủ tiêu chuẩn để vào chiến trường chiến đấu.

“Khi ra trận, ai cũng xác định có thể hy sinh nên chúng tôi không hề sợ hãi”.

Lớp lính sinh viên ngày ấy có mặt trên khắp các trận tuyến, từ chiến trường Nam Lào đến chiến trường B3 Tây Nguyên. Trong số hàng nghìn sinh viên lên đường, quá nửa đã hy sinh tại các mặt trận phía Nam, trên đất Lào, nhưng nhiều nhất phải kể tới là trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Trong suốt những năm tháng trong quân ngũ, với ông Chiến, tình đồng đội luôn là điều thiêng liêng và quý giá nhất. 

“Là những người lính may mắn được trở về sau chiến tranh, chúng tôi luôn biết ơn những đồng đội đã ngã xuống, hy sinh mãi mãi ở tuổi 20”, ông Chiến xúc động nói.

Ông Vũ Công Chiến là cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhập ngũ năm 1971. Ảnh: NVCC

Chiến tranh kết thúc, những người lính sinh viên đã có giấy gọi đại học đa phần chọn quay lại giảng đường, tiếp tục đi học. Một số người mang thương tật chiến tranh hoặc vì rời xa sách vở quá lâu, chọn đi làm việc. 

Ông Chiến quay lại học tại khoa Vô tuyến điện của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, được xếp vào học tại lớp K22. Trong hồ sơ còn lưu, ông có tên trong danh sách của khoa này, khóa 16.

Chậm hơn 6 năm so với bạn bè phổ thông, ông bắt đầu những bước đi đầu tiên sau khi rời áo lính.

5 năm học tập tại mái trường này, ông làm cán bộ lớp, ra trường với điểm trung bình đạt 9,3; luận văn tốt nghiệp đạt điểm 10 tuyệt đối. Ông cũng là người duy nhất toàn khóa được tự chọn nơi công tác sau khi ra trường là Viện Khoa học Việt Nam.

“Ý chí và nghị lực của người lính đã ngấm vào tôi, để tôi có thể vượt qua khó khăn đi tiếp. Dù những tháng ngày trong quân ngũ chỉ kéo dài hơn 6 năm, nhưng tôi luôn coi đó là một nửa của cuộc đời mình, và làm bất kỳ điều gì, tôi cũng không bao giờ quên mình là người lính”.

GS Tạ Quang Bửu và câu nói được con trai mang theo suốt đời quân ngũ

Ngày 23/7/2021 là kỷ niệm 111 năm ngày sinh của cố GS Tạ Quang Bửu. Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển khoa học và giáo dục Việt Nam.

">

Ký ức của chàng sinh viên Bách khoa “gác bút” lên đường nhập ngũ

Nhận định, soi kèo PT Prachuap FC vs Sukhothai FC, 18h00 ngày 15/1: Kịch bản chia điểm

- Căng thẳng, chờ đợi, cuộc đấu trí trên "ghế nóng", chiến đấu và nỗ lực... để rồi tất cả người Việt Nam vỡ òa trong niềm vui trên sân Mỹ Đình tối 6/12, với 2 bàn thắng liên tiếp của Quang Hải và Công Phượng. Mỹ Đình phá dớp, tuyển Việt Nam tưng bừng bay vào chung kết AFF Cup 2018...

HLV Eriksson hết lời khen ngợi tuyển Việt Nam

Video highlight bàn thắng Việt Nam 2-1 Philippines

Quang Hải, Công Phượng đưa Việt Nam vào chung kết gặp Malaysia

Video Việt Nam 2-1 Philippines:

1. Bán kết lượt về AFF Cup 2018, Việt Nam vs Philippines, sự căng thẳng buộc tất cả chúng ta phải theo dõi trận đấu với sự tập trung cao nhất. Tuyển Việt Nam ở rất gần trận chung kết, kình địch vòng bảng Malaysia đã gọi, chẳng lẽ thầy trò Park Hang Seo lại không đáp lời, khi mà đã có lợi thế lớn ở lượt đi tại Bacolod?

{keywords}
Quang Hải nổ súng, đặt mốc phá dớp Mỹ Đình tuyển Việt Nam lần đầu thắng tại 1 trận đấu loại trực tiếp. Ảnh: S.N

Nhưng Mỹ Đình là "chảo lửa", và không phải thành phố Bacolod có sân bóng với mặt cỏ quá xấu, và chỉ vỏn vẹn sức chứa chưa đầy 10 ngàn khán giả trên sân, nhưng cũng chẳng thể kín khán đài...

Tuyển Việt Nam gặp áp lực trên sân nhà Mỹ Đình là điều có thật, bởi tính chất quan trọng của trận đấu, và bởi cả trước sự "nhiệt" trên khán đài. Và như báo Philippines trông chờ, nỗi ám ảnh quá khứ có thể khiến một đội bóng bị "cóng" và họ mong điều ấy đến với thầy trò Park Hang Seo tối nay.

Đúng, bóng đá Việt Nam từng thua Philippines ở vòng bảng tại AFF Cup 2010, rồi sau đó là bài học xương máu trước Malaysia ở bán kết lượt về cách đây 4 năm. Cái tỷ số thắng người Mã ở lượt đi cũng là 2-1 vào tháng 11/2014 (để rồi thua tan nát 2-4 lượt về), càng khiến chúng ta dè chừng hơn. Hai năm sau, tại Mỹ Đình, Việt Nam cũng để Indonesia cầm hòa 2-2...

Nhưng, cũng như người Philippines nhăn nhó đau khổ bởi món Phở Việt Nam thêm vị kim chi Hàn Quốc của thầy Park, tuyển Việt Nam nay đã khác và Mỹ Đình tối 6/12 cũng khác hẳn ngày hôm qua... Tất cả reo vui, bay bổng hòa trong sắc đỏ dưới sân và khán đài!

{keywords}
Công Phượng ghi bàn thắng quan trọng khác cho tuyển Việt Nam, để cùng triệu con tim Việt Nam tiến gần giấc mơ AFF Cup sau 10 năm. Ảnh: S.N

2. Cảm xúc thực sự, khoảnh khắc ấy, niềm vui ấy, khi Quang Hải làm cháy lưới Philippines sau nỗ lực tạt bóng của Phan Văn Đức. Bao căng thẳng từ trong tâm trí các tuyển thủ thân yêu, HLV Park Hang Seo cùng BHL cũng như các lãnh đạo cấp cao hiện diện trên khán đài cùng người hâm mộ và triệu con tim sát cánh qua truyền hình... nhường chỗ cho nụ cười, sự tưởng thưởng và đền đáp xứng đáng!

Tuyển Việt Nam đã tạo ra không ít cơ hội, đã lăn xả, chiến đấu và chơi như không hề đang nắm trong tay lợi thế dẫn bàn ở lượt đi. Bàn thủng lưới ở những giây cuối hiệp 1 tại Bacolod đã thức tỉnh các học trò HLV Park Hang Seo điều ấy.

Lượt về bán kết AFF Cup 2018, quả gian nan và vất vả thật nhiều, khi Philippines cần không chỉ 1 bàn thắng (lại thêm nhiệm vụ không để thủng lưới). Đó còn là danh dự của HLV danh tiếng Eriksson tuyên bố đội ông sẽ ghi 2 bàn để lấy vé chung kết.

{keywords}
"Phù thủy" Park Hang Seo lần 2 thắng đồng nghiệp danh tiếng Eriksson. Ảnh: S.N

Nhưng HLV Park Hang Seo, người truyền lửa cho những chiến binh áo đỏ, đã toan tính để các học trò trong sân không cho Philippines có cơ hội ấy. Và Mỹ Đình tối 6/12 đặt dấu mốc cho sự bay lên Việt Nam, với chiến thắng ấn tượng hôm nay.

3. Thắng Philippines 2-1, tuyển Việt Nam đánh dấu lần đầu tiên thắng tại "chảo lửa" của mình tại một vòng đấu loại trực tiếp. Thật tuyệt vời làm sao, như đôi chân và tinh thần chiến đấu kiên cường của sắc đỏ, dù bị phạm lỗi, bị chơi xấu, hay vuột mất thời cơ và lúc cần thiết hậu vệ chúng ta cũng có cách phản ứng đáp trả sòng phẳng.

Quang Hải nổ súng, Công Phượng cũng thăng hoa với pha kết thúc góc hẹp sau khi vào sân chỉ sau ít phút, đưa tuyển Việt Nam bay bổng với 2 bàn thắng những phút cuối trận. Bên ngoài sân, HLV Eriksson biết, ông chẳng thể làm gì thêm, ngay cả khi tuyển Philippines rút ngắn cách biệt xuống còn 1-2...

Nhưng cũng cần nói thêm, bàn thua này một lần nữa cảnh báo tuyển Việt Nam phải tập trung hơn nữa, đặc biệt khi phía trước là trận chiến cuối - trận chiến của giấc mộng 10 năm.

{keywords}
Tuyệt vời quá, Việt Nam ơi! Ảnh: S.N

Chắc chắn HLV Park Hang Seo sẽ giải quyết điều này cùng các học trò. Còn lúc này, với kết quả thắng chung cuộc 4-2 sau 2 lượt đi - về, tuyển Việt Nam lấy vé chung kết AFF Cup 2018 không thể thuyết phục hơn, gặp lại kình địch vòng bảng Malaysia, đội trước đó đã hạ bệ người Thái với tỷ số hòa 2-2 trên sân khách (lượt đi hòa 0-0).

Sẽ không dễ dàng khi gặp lại Malaysia, nhất là đây lại là trận chiến cho ngôi vị cao nhất AFF Cup 2018. Nhưng xin được nhắn Malaysia, tuyển Việt Nam đã phá dớp tại Mỹ Đình, không hẳn bởi những trái bóng xích được dời đi cho thoáng đãng, mà bởi niềm tin vào bản thân - các chàng trai sắc áo đỏ, dưới sự dẫn dắt của người thầy tài tình Park Hang Seo...

Đơn giản, chiến thắng là triết lý bóng đá của HLV Park Hang Seo! Lời hứa đưa bóng đá Việt Nam vào top 100 đã thành, lời hẹn cho chiếc vé chung kết AFF Cup 2018 lần đầu trong 10 năm cũng vừa đến. Vậy thì giấc mơ ơi, chúng ta chỉ còn cách một cú nhảy cuối cùng nữa thôi, hãy vươn cao mạnh mẽ thêm 2 trận đấu nữa, bóng đá Việt Nam sẽ lại hóa vàng!

Mai Nguyễn

">

Tuyển Việt Nam phá dớp Mỹ Đình, hẹn Malaysia chung kết AFF Cup 2018

ngoc thang u23 viet nam.jpg
Đội hình 2 U23 Việt Nam trong trận cuối vòng bảng gặp Uzbekistan cho thấy độ 'vênh' không nhỏ với đội 1. Ảnh: AFC

Ở trận đấu này,HLV Hoàng Anh Tuấncó tới 8 sự thay đổi người so với trận thắng U23 Malaysia. Quyết định của chiến lược gia người Khánh Hòa là hoàn toàn dễ hiểu bởi U23 Việt Nam cần có lực lượng mạnh nhất cho trận tứ kết.

Nhưng những cầu thủ ít được thi đấu hay dự bị chơi không tốt khi được HLV Hoàng Anh Tuấn trao cơ hội. Ở cánh trái, Văn Toản thay Khuất Văn Khang thường xuyên mắc lỗi. Cả ba bàn thua của U23 Việt Nam đều xuất phát từ những pha tấn công bên biên phải của U23 Uzbekistan. Nếu có Khuất Văn Khang, có thể mọi thứ không đến nỗi tệ như vậy.

Ở vị trí tiền vệ trung tâm, Đức Việt và Đức Phú cũng không đạt yêu cầu. Hai thử nghiệm này đều chơi thiếu ăn ý với Thái Sơn.

Sau hiệp 1 nhận 3 bàn thua chỉ trong vòng hơn 30 phút, HLV Hoàng Anh Tuấn tung một số trụ cột vào sân ở hiệp 2. U23 Việt Nam chơi tốt hơn và không nhận thêm bàn thua trước U23 Uzbekistan.

Nhìn chung, việc U23 Việt Nam thua Uzbekistan là không phải bàn cãi, ngay cả khi sử dụng đội hình mạnh nhất. Nhưng rõ ràng khoảng cách giữa đội hình chính và "kép phụ" là điều mà HLV Hoàng Anh Tuấn phải có sự tính toán, chuẩn bị nhiều phương án.

Nói cách khác, chiến lược gia người Khánh Hòa phải làm mọi cách để duy trì một đội hình mạnh nhất, với những cầu thủ chủ chốt, phù hợp với lối chơi. Chỉ có như vậy, U23 Việt Nam mới có hy vọng làm nên bất ngờ trong trận gặp U23 Iraq tại tứ kết sắp tới.

                                 Xem Trực tiếp Thể thao đỉnh cao trên FPT Play, tại: https://fptplay.vn/

U23 Việt Nam lập kỷ lục buồn, bị AFC chê

U23 Việt Nam lập kỷ lục buồn, bị AFC chê

Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) có những đánh giá về U23 Việt Nam sau trận thua U23 Uzbekistan lượt cuối vòng bảng VCK U23 châu Á 2024.">

U23 Việt Nam vs U23 Iraq, nỗi lo kép phụ ở tứ kết U23 châu Á

友情链接