当前位置:首页 > Công nghệ > Đáp án trắc nghiệm “Hoàng hậu duy nhất cầm quân đánh giặc là ai?”

Đáp án trắc nghiệm “Hoàng hậu duy nhất cầm quân đánh giặc là ai?”

2025-01-16 03:36:02 [Công nghệ] 来源:NEWS

Dưới đây là đáp án trắc nghiệm “Hoàng hậu duy nhất cầm quân đánh giặc là ai?ĐápántrắcnghiệmHoànghậuduynhấtcầmquânđánhgiặclàbang xep hang ngoại hạng anh”.

Câu 1. Bà hoàng hậu nào không sợ hổ, voi?

Ỷ Lan nguyên phi (vợ vua Lý Thánh Tông)

Huy Gia Thuần hoàng hậu (vợ vua Lê Thánh Tông)

Bảo Thánh hoàng hậu (vợ vua Trần Nhân Tông)

Đáp án chính xác là Bảo Thánh hoàng hậu (vợ vua Trần Nhân Tông).

Hai lần đứng chắn cho vua khi hổ dữ xổng chuồng, voi hung thoát xích, hoàng hậu Khâm Từ Bảo Thánh tỏ ra có dũng khí hơn hẳn nhi nữ thường tình. Bà vốn là con gái Hưng Đạo Vương, được gả cho Thái tử Khâm. Năm 1274 được lập làm Thái tử phi. Đến khi Thái tử Khâm đăng quang – tức vua Trần Nhân Tông, bà được lập làm hoàng hậu.

Sử thần Ngô Sĩ Liên có lời bàn: “Con hổ hay vồ, con voi hay quật, há chẳng đáng sợ hãi sao? Thế mà Thái hậu (thời điểm chép là trong kỷ Anh Tôn nên Bảo Thánh hoàng hậu đã thành Thái hậu) đương lúc con hổ, con voi chạy lồng xông xáo, tâm thần không động, vẫn cứ thản nhiên. Vì là bụng nghĩ đã chắc, lý lẽ đã rõ vậy. Kể người đàn bà sức vóc yếu ớt mà có thể như thế, so với nàng Tiệp Dư đứng chắn con gấu ngày xưa cũng không thẹn gì”.

Câu 2. Vị hoàng hậu duy nhất từng cầm quân đánh giặc là ai?

Hoàng hậu Phạm Thị Uyển

Dương hoàng hậu

Quang Loan hoàng hậu Trần Thục Mỹ

Đáp án chính xác là Hoàng hậu Phạm Thị Uyển.

Trong lịch sử Việt Nam, nữ tướng đánh giặc theo truyền thống Bà Trưng, Bà Triệu không hiếm nhưng làm hoàng hậu mà cầm quân đánh giặc có lẽ chỉ có vợ Mai Hắc Đế là duy nhất.

Bà là Phạm Thị Uyển, vốn quê ở quận Nam Xương.

Trong trận quyết chiến với quân nhà Đường ở phủ thành Tống Bình, hoàng hậu Phạm Thị Uyển cũng dẫn đầu một cánh quân thủy giao chiến ác liệt với quân địch trên dòng Tô Lịch. Bấy giờ sông Tô còn là một nhánh của sông Hồng và là mặt án ngữ phía tây của thành Đại La. Thế giặc mạnh, quân ta bị đuối dần. Thế cùng lực kiệt nhưng quyết không để rơi vào tay giặc, hoàng hậu Phạm Thị Uyển đã nhảy xuống sông Tô Lịch tự vẫn.

Sau này khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã sắc phong cho bà là Khiêm Sung đại vương.

Câu 3. Lý Chiêu Hoàng là nữ hoàng của nhà Lý, hoàng hậu của nhà Trần. Ngoài ra, những danh vị nào dưới đây còn đúng với bà? 

Hoàng thái tử nhà Lý, Công chúa nhà Trần

Công chúa nhà Trần, Hoàng thái tử nhà Trần

Công chúa nhà Lý, Hoàng thái tử nhà Trần

Đáp án chính xác là Hoàng thái tử nhà Lý, Công chúa nhà Trần.

Theo chính sử, Chiêu Thánh (tức Lý Chiêu Hoàng ) mất vào đầu năm Mậu Dần (1278) tại quê hương Cổ Pháp (nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh), thọ 60 tuổi, lăng mộ đặt ở bên rừng Báng thuộc đất Đình Bảng, dân gian gọi đó là lăng Cửa Mả.

Vậy là kể từ khi sinh ra cho đến khi từ biệt cõi đời, với bao biến cố đã trải qua khiến bà trở thành một nhân vật có số phận đặc biệt nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với 7 lần ở những danh vị khác nhau: 1. Công chúa triều Lý, 2. Hoàng Thái tử nhà Lý, 3. Nữ Hoàng đế nhà Lý, 4. Hoàng hậu nhà Trần, 5. Công chúa nhà Trần, 6. Nhà sư (thời Trần), 7. Phu nhân tướng quân nhà Trần.

Câu 4. Lê Thần Tông (Lê Duy Kỳ) là vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ người phương Tây. Bà vợ này của ông là người nước nào?

Người Anh

Người Hà Lan

Người Pháp

Đáp án chính xác là người Hà Lan.

Câu 5. Triều Nguyễn tồn tại 143 năm, qua 13 đời vua trị vì nhưng chỉ có hai vị hoàng hậu đầu tiên và cuối cùng được sắc phong khi còn sống. Đó là những vị nào?

Bà Nguyễn Hữu Thị Nhàn (vợ vua Đồng Khánh) và bà Tống Thị Lan (vợ vua Gia Long)

Bà Tống Thị Lan (vợ vua Gia Long) và bà Nguyễn Hữu Thị Lan (vợ vua Bảo Đại)

Bà Nguyễn Hữu Thị Nhàn (vợ vua Đồng Khánh) và bà Nguyễn Hữu Thị Lan (vợ vua Bảo Đại)

Đáp án chính xác là bà Tống Thị Lan (vợ vua Gia Long) và bà Nguyễn Hữu Thị Lan (vợ vua Bảo Đại).

Thừa Thiên Cao hoàng hậu (1762 - 1814) tên thật là Tống Thị Lan, là vợ đầu tiên của vua Gia Long, bôn ba khắp nơi theo ông gây dựng lại cơ đồ chúa Nguyễn. Năm 1778, bà theo cha là Quý quốc công Tống Phúc Khuông cùng gia quyến vào Gia Định. Khi bà 18 tuổi, Nguyễn Phúc Ánh đã đích thân đem lễ vật đến hỏi cưới và lập làm nguyên phi. Bà là người cẩn trọng, có phép tắc lễ độ nên được gia đình chồng yêu quý.

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lật đổ hoàn toàn nhà Tây Sơn, lên ngôi vua lấy niên hiệu Gia Long. Sau đó một năm, bà được lập làm vương hậu và năm 1806 thì được phong làm hoàng hậu.

Nam Phương hoàng hậu (1914 - 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là hoàng hậu của hoàng đế Bảo Đại. Bà cũng là hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn và chế độ Quân chủ Việt Nam. 

Phương Chi

(责任编辑:Giải trí)

相关内容
推荐文章
热点阅读
随机内容