Top cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường tại thời điểm sáng 2/12 (Nguồn: VDSC).
Cổ phiếu "ông lớn" VCB "gánh" thị trường với mức đóng góp cho VN-Index lên tới 1,36 điểm. Sáng nay VCB tăng 1,1% lên 94.300 đồng theo đó, giá trị vốn hóa Vietcombank càng bỏ xa phần còn lại, đạt 527.051,3 tỷ đồng, vượt xa phần còn lại của thị trường, thậm chí gấp đôi mức vốn hóa của các đơn vị xếp ngay phía sau như VGI, ACV.
Chiều 30/11 vừa rồi, tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 8, với 100% đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Theo đó, Quốc hội đã chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn góp Nhà nước tại Vietcombank với số tiền 20.695 tỷ đồng từ cổ tức bằng cổ phiếu được chia của cổ đông nhà nước từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021 của ngân hàng.
Như vậy, Vietcombank có thể sớm phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, tăng vốn điều lệ thêm 27.666 tỷ đồng (gồm cả vốn của Nhà nước và cổ đông khác), tương ứng với tỷ lệ cổ tức chi trả là 49,5%. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ đạt 83.557 tỷ đồng
Sáng nay, nhóm công nghệ thông tin hạ nhiệt nhanh chóng. FPT có lúc về mức "giá đỏ" trước khi hồi phục nhẹ 0,1%. Các mã khác như SAM, SGT, CMG và ICT điều chỉnh.
Tại nhóm ngành tài nguyên cơ bản, VCA tiếp tục tăng trần lên 10.400 đồng. Một số mã khác tăng tốt như TNT tăng 4,6%; KSB tăng 2,9%; DHC tăng 2,8%.
BVH cũng tiếp tục tăng thêm 2,7% lên 48.800 đồng trong khi các mã bảo hiểm khác như BIC, PGI điều chỉnh.
Giới phân tích đánh giá, tuần này, VN-Index có thể tiến lên ngưỡng 1.260 điểm và sẽ gặp khó ở vùng cản này. Việc thị trường điều chỉnh ở đây được cho là cơ hội để những người chậm chân kịp mua cổ phiếu.
" alt=""/>Một ngân hàng sắp chia cổ tức gần 50%, vốn hóa vượt nửa triệu tỷ đồngNgoài những phần trình diễn đặc biệt của huyền thoại Håkan Rydin, chương trình còn giới thiệu các tác phẩm: Nostalgia, Moonlight in Vermont, Breezin, Inh lả ơi(dân ca Việt Nam, chuyển soạn Trần Lưu Hoàng), Feels Like Home(Nguyễn Tuấn Nam)... sẽ được biểu diễn bởi các nghệ sĩ jazz Việt Nam và quốc tế như: TS. Steve Barry, Damon Poppleton, Bernice Tesara, Cailey Soon, George Greenhill (đến từ Úc). Hai khách mời đặc biệt là nghệ sĩ Nguyễn Tuấn Nam, Đào Kiên.
Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nhạc jazz Việt như: Quyền Thiện Đắc, Lương Xuân Thịnh, Hoàng Xuân Tùng, Nguyễn Tiến Mạnh, Hoàng Hải Bằng, Nguyễn Minh Đức, Hoàng Phú Tùng, Lê Duy Mạnh, Lương Việt Tú (ban nhạc Jazz Glory)...
Håkan Rydin bắt đầu sự nghiệp âm nhạc với tư cách là sinh viên Thụy Điển đầu tiên tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Sư phạm Nhạc jazz năm 1978. Ông từng là thành viên của nhóm nhạc huyền thoại Nexus, ban nhạc Thụy Điển đầu tiên tham gia trình diễn tại tất cả các liên hoan nhạc jazz lớn của Canada, đồng thời cũng là nhóm nhạc Thụy Điển tiên phong tổ chức lưu diễn tại Liên Xô cũ vào năm 1990.
Trong suốt 20 năm tồn tại của Nexus, Håkan Rydin đã cùng các thành viên trong nhóm thực hiện hơn 1.000 buổi hòa nhạc tại khắp nơi trên thế giới. Sau khi Nexus tan rã vào năm 1994, ông bắt đầu các chuyến lưu diễn cùng ca sĩ người Mỹ Kim Parker (con gái của huyền thoại saxophone Charlie Parker).
Lúc này, Håkan đứng ra thành lập nhóm tam tấu cùng Hans Andersson và Mårgan Höglund. CD đầu tay của nhóm Beautiful Friendship (Tình bạn tươi đẹp), phát hành tại trên 10 quốc gia bởi hãng ghi âm Four Leaf Records năm 1996 được giới phê bình và khán giả đón nhận nồng nhiệt.
Năm 2005, CD tam tấu của Håkan với tên gọi Tender Silhouette(Dáng vẻ mềm mại)ra đời, thu âm tại Sun Studio ở Copenhagen và phát hành bởi hãng ghi âm Marshmallow Records của Nhật Bản. Đĩa nhạc được đánh giá 4/5 sao bởi tạp chí Swing Journal, Tokyo và nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình Thụy Điển.
Năm 2007, Håkan tiếp tục phát hành album A Splendored Thing(Sittel SITCD9313). Đĩa nhạc tam tấu tiếp theo của ông (hợp tác cùng các nghệ sĩ Nhật Bản Yutaka Kaido (bass), Makoto Rikitake (trống) và Hiromi Masuda (alto sax) phát hành năm 2013, cũng với hãng đĩa Marshmallow Records.
Trong nhiều năm lưu diễn tại hơn 20 quốc gia (Mỹ, Canada, Pháp, Ý, Nga, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ai-len, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam…), Håkan đã tham gia biểu diễn cùng những nghệ sĩ quốc tế danh tiếng như Thad Jones, Pepper Adams, Red Mitchell, Etta Cameron, Enrico Rava, Tim Hagans, Georgie Fame, David Liebman và các nghệ sĩ Thụy Điển hàng đầu như Jan Allan, Arne Domnérus, Helge Albin, Anders Bergcrantz, Christer Boustedt, Bernt Rosengren và Svante Thuresson.
Với hơn 55 năm sự nghiệp âm nhạc, Håkan Rydin đã tham gia trình diễn tại rất nhiều liên hoan nhạc jazz lớn trên thế giới. Thời báo Edmonton Journalcủa Canada ca ngợi phong cách âm nhạc của ông “trữ tình và điêu luyện”.
Kể từ tháng 4/2013, Håkan chính thức trở thành giáo sư piano jazz tại Học viện Âm nhạc Malmo, Thụy Điển (thuộc Đại học Tổng hợp Lund – Top 100 đại học hàng đầu thế giới). Hiện nay, Håkan tập trung phát triển nhóm tam tấu jazz mang tên Håkan Rydin Scandinavian Trio.
Đặc biệt hơn nữa, không chỉ là một giáo sư jazz piano tại Thụy Điển, Håkan còn có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nhạc jazz tại Việt Nam suốt những năm gần đây.
Ông là người thầy trực tiếp giảng dạy một số nghệ sĩ jazz nổi tiếng Việt Nam trong quá trình học tập tại Học viện Âm nhạc Malmö, Thụy Điển như Phạm Tuấn Hùng, Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Tuấn Nam, Lê Bằng….
Tài năng âm nhạc của Việt Nam và quốc tế hội ngộ tại 'Jazz & friends'GS.Håkan Rydin (Thuỵ Điển), TS.Steve Barry, nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc, Lương Xuân Thịnh... sẽ hội ngộ tại chương trình 'Jazz & friends'." alt=""/>Huyền thoại Håkan Rydin đến Việt NamTrong khi đó, theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán ô tô sản xuất lắp ráp trong nước quý I/2024 của các doanh nghiệp thành viên đạt 30.919 xe các loại, còn xe nhập khẩu đạt 27.346 xe các loại. Trong số 10 mẫu xe bán chạy nhất quý 1/2024, có 4 mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc gồm Mitsubishi Xpander, Ford Everest, Honda HR-V và Suzuki XL7. Đấy là chưa kể mẫu xe pick up Ford Ranger bán chạy nhất với 3.562 xe, có phiên bản Raptor nhập khẩu nguyên chiếc chiếm 12%.
Chỉ riêng trong tháng 3/2024, số ô tô nhập khẩu vào Việt Nam đã chiếm gần một nửa tổng lượng ô tô nguyên chiếc được các hãng nhập khẩu trong cả quý đầu năm, cho thấy xe nhập khẩu đang tăng mạnh, so với xe sản xuất lắp ráp trong nước.
Sản xuất lắp ráp mất lợi thế
Nhờ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, nên ô tô nguyên chiếc từ Indonesia và Thái Lan dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam. Việt Nam đang trở thành thị trường lớn cho ô tô sản xuất lắp ráp từ Indonesia và Thái Lan. Sản xuất lắp ráp ô tô ở Indonesia và Thái Lan có chi phí thấp hơn 20% so với Viêt Nam. Vì vậy, xuất khẩu ô tô sang Việt Nam có lợi thế. Nếu các mẫu xe này giảm giá bán thì xe sản xuất lắp ráp trong nước khó cạnh tranh. Điều này sẽ ảnh hưởng tới ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, vốn có quy mô nhỏ bé, sản lượng thấp và vẫn quanh quẩn với lắp ráp giản đơn.
Các dự báo cho thấy ô tô nguyên chiếc từ Indonesia và Thái Lan sẽ tràn vào Việt Nam nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Hiện các doanh nghiệp ô tô Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào Indonesia và Thái Lan, sẽ đẩy mạnh xuất khẩu xe giá rẻ sang các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Không những thế, theo cam kết tại các Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVAFTA), Hiệp định thương mại tự do Vương quốc Anh và Việt Nam (UKVAFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tới năm 2030 ô tô nhập khẩu từ các quốc gia Eu, Anh, Nhật Bản… sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu 0%. Hiện mức thuế nhập khẩu ưu đãi cho ô tô từ các quốc gia này đang giảm dần bình quân mỗi năm 7%. Xe nhập khẩu nguyên chiếc chất lượng cao ngày càng tràn vào Việt Nam nhiều. Các doanh nghiệp nhận định, từ năm 2025 trở đi, khi thuế suất thuế nhập khẩu giảm xuống thấp, lắp ráp trong nước ô tô sẽ không còn nhiều lợi thế.
Theo Bộ Công Thương, đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 1 triệu xe/năm để phục vụ nhu cầu trong nước. Nếu ngành công nghiệp ô tô trong nước không phát triển, sẽ không đáp ứng được. Khi đó Việt Nam sẽ tiêu tốn mỗi năm khoảng 10 -12 tỷ USD để nhập khẩu xe nguyên chiếc phục vụ người tiêu dùng. Thị trường ô tô Việt Nam sẽ thuộc về nước ngoài.
Theo Trần Thủy/ Diễn đàn doanh nghiệp
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô giá rẻ nhập khẩu tăngLượng ô tô sản xuất trong nước và xe nhập khẩu của tháng 3 đều bật tăng lên mức cao nhất quý I. So với cùng kỳ năm 2023, lượng ô tô nhập khẩu tháng 3 giảm nhẹ 1,7% về lượng nhưng giảm tới 18,8% về giá trị." alt=""/>Xe nhập khẩu tràn vào, ô tô trong nước mất dần lợi thế