AALTO,ạmphátsóngGtừkhíquyểntươngđươngthápmặtđấxe ô tô công ty con của Airbus cho biết công nghệ kết nối mới HAPS sử dụng thiết bị viễn thông lắp trên các trạm phát bay ở độ cao từ 18 đến 24 km (cao hơn so với độ cao máy bay dân dụng, nhưng thấp hơn vệ tinh quỹ đạo thấp).
Liên doanh giữa nhà mạng NTT của Nhật Bản và Sky Perfect JSAT, Space Compass dự kiến “bắt đầu triển khai thương mại dịch vụ này vào khoảng đầu năm 2026 và Nhật Bản sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên hưởng lợi từ HAPS.
Trong khi đó, AALTO đang nộp đơn lên Cơ quan Hàng không Dân dụng Vương quốc Anh để xin chứng nhận sớm nhất là vào cuối năm 2025, điều này sẽ tạo cơ sở cho các cơ quan chức năng khác làm theo.
AALTO tách khỏi Airbus vào tháng 5 năm 2022. Hãng đã phát triển một chiếc máy bay có tên Zephyr để hỗ trợ các dịch vụ HAPS, bao gồm kết nối viễn thông và quan sát Trái đất.
Kế hoạch ra mắt các dịch vụ này diễn ra khi các nền kinh tế lớn chuyển từ mạng không dây 4G sang 5G và các công ty tư nhân như SpaceX của Elon Musk đang chạy đua phóng thêm nhiều vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO).
Trong khi vệ tinh LEO cho phép người dùng gửi tin nhắn ngắn trong trường hợp khẩn cấp, thì HAPS cung cấp giải pháp giống mạng di động hơn, đồng nghĩa điện thoại thông minh có thể được sử dụng như bình thường.
Zephyr nặng 70 kg của AALTO chạy bằng năng lượng mặt trời, có sải cánh dài 25 mét, tương đương khoảng 40% sải cánh của máy bay chở khách Airbus A330, và có tải trọng 9 kg.
Theo công ty, một thiết bị bay này có thể cung cấp vùng phủ sóng cho diện tích 7.500 km2, tương đương 100 đến 250 tháp sóng trên mặt đất, tùy thuộc vào địa hình.
CEO Samer Halawi của Space Compass cho biết, khái niệm HAPS đã có từ lâu nhưng không hiệu quả về mặt kinh tế cho đến khi công nghệ pin năng lượng mặt trời được cải tiến trong những năm gần đây.
Zephyr đã bay kỷ lục 64 ngày đêm liên tục vào năm 2022 và AALTO hy vọng sẽ sớm kéo dài con số đó lên 100 ngày. Theo công ty, ngoài kết nối và quan sát Trái đất, HAPS còn có thể thực hiện các nhiệm vụ như khắc phục thảm họa, liên lạc quân sự, an ninh biên giới và nhận dạng mục tiêu.
(Theo Nikkei Asia)
Đấu giá tần số, phát triển 5G sẽ thúc đẩy kinh tế số, xã hội số cho Việt NamSau hơn 10 năm, việc đấu giá tần số đã được thực hiện. Đây là dấu mốc mới của ngành viễn thông Việt Nam theo xu thế thị trường, cạnh tranh lành mạnh.