当前位置:首页 > Bóng đá > Chính bạn có thể là nạn nhân của tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội

Chính bạn có thể là nạn nhân của tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội

2025-01-16 02:47:43 [Công nghệ] 来源:NEWS

Cộng đồng sử dụng WhatsApp Brazil từng lan truyền câu chuyện về cặp đôi - một phụ nữ trẻ và một người đàn ông cao tuổi - bắt cóc trẻ em để bán chúng. Tin đồn gần như không để lại hậu quả gì cho đến ngày 5/4,ínhbạncóthểlànạnnhâncủatinđồnthấtthiệttrênmạngxãhộxem giá vàng khi ai đó phát hiện một phụ nữ 20 tuổi đang đi cùng một người đàn ông 60 tuổi ở trung tâm thành phố Araruama. Người này nhanh chóng chụp ảnh họ trong chiếc xe Ford Escort 1989, không che biển. Tấm ảnh nhanh chóng được truyền bá rộng rãi trong các tin nhắn WhatsApp và cả bài viết Facebook, xác định họ là những kẻ buôn bán trẻ em mà không hề có bằng chứng nào.

Chỉ trong vài giờ, một đám đông điên cuồng đã theo dõi hai người và thực thi công lý. Họ đánh đập cả hai và còn đốt xe của người đàn ông. May mắn là một người bạn đã nhận ra người phụ nữ là cô Pâmella Martins đang đi cùng đồng nghiệp Luiz Aurelio de Paula. Cùng lúc này, cảnh sát thành phố đến can thiệp kịp thời. Pâmella Martins từ đó không dùng WhatsApp nữa.

Dù vậy, cô chỉ là thiểu số. Theo BuzzFeed, các khảo sát độc lập cho thấy khoảng 80% đến 92% người Brazil có kết nối Internet đang dùng WhatsApp. Đây là ứng dụng nhắn tin hàng đầu thế giới với 1,2 tỷ người dùng, trong đó xấp xỉ 100 triệu đến từ Brazil. Khảo sát do WhatsApp thực hiện chỉ ra 53% người dùng nói họ chia sẻ “các câu chuyện đùa, hình ảnh ngộ nghĩnh và những thứ hài hước”, 35% chia sẻ “tin tức và thông tin từ báo chí, truyền thông”.

WhatsApp không phải là nền tảng duy nhất bị xâm lấn bởi các thông tin thất thiệt. Tuy nhiên, không như Facebook hay Twitter, nơi dễ tìm ra nguồn gốc tài khoản phát tán chúng, tính chất khép kín của các ứng dụng nhắn tin khiến chúng ta không thể biết được tin đồn xuất phát từ đâu.

Một điều rõ ràng là những tin đồn như trường hợp kể trên đều có khả năng tiếp cận rất nhiều người dùng trên WhatsApp và gây thiệt hại cho những người vô tội.

Đó chính là điều đã xảy ra với Mario Gazin. Nhà máy sản xuất chăn đệm của ông mất đơn hàng 1 triệu chiếc sau khi một đoạn ghi âm được chia sẻ trên WhatsApp, tố cáo ông “giao dịch với quỷ Satan” để bán được nhiều hàng hơn. Tin đồn đặc biệt phổ biến trong cộng đồng người theo đạo Tin lành, chiếm 29% dân số Brazil.

Nó đi kèm “bằng chứng” là ảnh và video cho thấy đệm của thương hiệu này chứa đất của nghĩa địa, củng cố quan hệ của ông Gazin với thế giới ngầm. Sau khi bị hủy đơn hàng, ông Gazin đã lần theo và tìm ra nơi tin đồn bắt đầu. Ông quay một video bác bỏ “liên kết với quỷ Satan” và đăng lên Facebook.

Lời giải thích của ông thu hút 3 triệu lượt xem và giúp ích rất nhiều, đồng thời gây dựng thương hiệu tại một số khu vực đang hoạt động kém.

(责任编辑:Kinh doanh)

热点阅读