Đông Nam Á đang trở thành thung lũng Silicon thứ hai của thế giới?

作者:Nhận định 来源:Kinh doanh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 16:49:39 评论数:

Câu chuyện của Charles Guinot bắt đầu từ năm 2015 khi người đàn ông này chợt có ý tưởng sử dụng công nghệ blockchain để giải quyết vấn đề đau đầu khi nộp thuế tại Indonesia sau khi tham dự một hội thảo tại Trung Quốc. Để biến ý tưởng này thành hiện thực,ĐôngNamÁđangtrởthànhthunglũngSiliconthứhaicủathếgiớlịch bóng đá việt nam anh chàng kỹ sư robot đến từ Pháp quyết định thay đổi mình thành một nhà phát triển blockchain do ngành này còn hoàn toàn vô danh tại thời điểm đó. Và quá trình tự mày mò học hỏi đã đem lại thành tựu lớn lao, với một trong những startup phát triển nhanh nhất Indonesia, OnlinePajak. Công ty của Guinot xử lý các giao dịch thuế quan với giá trị khoảng 3 tỷ USD trong năm 2017, và con số dự kiến của năm 2018 sẽ đạt 7 tỷ USD tương đương 10% khoản thu thuế của cả quốc gia.

OnlinePajak cho phép người dùng lưu lại các khoản thuế phải nộp và giao dịch bằng một vài cú click chuột thay vì điền vào hàng đống giấy tờ. Vì nền tảng được xây dựng trên blockchain, mọi thông tin được bảo đảm an toàn trước lừa đảo chiếm đoạt. Startup với 4 năm tuổi này đã hỗ trợ hơn 800.000 doanh nghiệp và cá nhân thoát khỏi gánh nặng thủ tục thuế quan. Người dùng được miễn phí dịch vụ cơ bản, còn một vài tính năng bổ sung bổ sung như thuế tiền lương sẽ phải đóng một mức phí. Mô hình kinh doanh của OnlinePajak đã thu hút được hàng loạt công ty đầu tư mạo hiểm như Sequoia Capital đổ hàng triệu USD. Cơ quan thuế vụ Indonesia đã chọn OnlinePajak làm đối tác cung cấp dịch vụ trực tuyến e-filing và e-biling.

Trải khắp khu vực Đông Nam Á, những thử nghiệm đã bắt đầu được thúc đẩy. Trong tháng 5/2018, Philippin đã mở cửa chào đón không gian làm việc trên cơ sở blockchain đầu tiên của quốc gia này, tập trung vào ngành công nghệ tài chính. Blockchain Space, nhà điều hành dịch vụ nói trên, đã thực hiện các dự án tương tự ở Jakarta và Kuala Lumpur, cũng như có kế hoạch mở rộng sang Thái Lan và Việt Nam vào cuối năm nay.

Trong khi Đông Nam Á chưa hề xây dựng được danh tiếng của một trung tâm công nghệ toàn cầu, những bước đi chậm rãi gần đầy của cộng đồng startup cho thấy tiềm năng nuôi dưỡng công nghệ mới của khu vực. Với những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nhiều nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch nguồn vốn từ thung lũng Silicon sang các khu vực khác. Do khả năng Mỹ có thể ngăn chặn các luồng đầu tư của Trung Quốc vào các công ty công nghệ tại quốc gia này, nguồn vốn của nhiều ông lớn của Trung Quốc sẽ chảy vào những vùng trũng khác. Có thể kể đến các bước đi trong khu vực Đông Nam Á của các tập đoàn hàng đầu đại lục như Alibaba mua lại Lazada Group và ký các thỏa thuận hợp tác tại Malaysia và Thái Lan. Tencent đang đầu tư vào Sea, công ty vận hành sàn thương mại điện tử Shopee và nền tảng game Garena. JD.com, trong năm ngoái đã đầu tư vào nhãn hàng thời trang Pomelo của Thái Lan, còn hai dịch vụ đi chung lớn nhất khu vực, Grab của Singapore và Go-jek của Indonesia đều nhận được vốn từ Didi Chuxing và Meituan Dianping.

Tiến bộ đang được nhìn thấy khắp nơi. Tại Indonesia, một công ty phân tích dữ liệu trên nền tảng AI, Dattabot, đã phát triển một nền tảng chia sẻ dữ liệu qua blockchain mang tên HARA để giúp nông dân tạo ra mùa vụ bội thu trên quy mô lớn hơn. Ở Việt Nam, startup mang tên Sero đã dựa trên AI để tìm hiểu các bệnh dịch ảnh hưởng tới cây trồng và chia sẻ cách thức giải quyết với nông dân. Sero cho biết các bác sĩ ảo có thể xác dịnh được 20 bệnh cây trồng với độ chính xác từ 70 đến 90%.