Từ sáng 27/4,đanglàmrungchuyểncảngànhquảngcátruc tiep bong da ngoai hang anh người dùng toàn thế giới đã có thể tải về bản cập nhật iOS 14.5. Rất nhiều người sẽ nhận ra một điều lạ: khi mở ứng dụng, máy sẽ hỏi "Bạn có muốn cho ứng dụng theo dõi không".
Hạn chế ứng dụng theo dõi người dùng là tính năng mà Apple đã hứa hẹn từ khi công bố iOS 14 vào giữa năm 2020. Bất chấp những lời phản đối từ nhiều hãng công nghệ, cũng như nguy cơ bị điều tra độc quyền tại châu Âu, Apple vẫn quyết định để cho người dùng có quyền quyết định việc ứng dụng thu thập dữ liệu. Động thái này có thể thay đổi hoàn toàn ngành quảng cáo.
Lựa chọn của người dùng
Sau khi cập nhật iOS 14.5 và mở các ứng dụng trên iPhone, người dùng sẽ được hỏi liệu họ có muốn cung cấp hành vi của mình cho ứng dụng hay không. Có hai lựa chọn: "Yêu cầu ứng dụng không theo dõi" hoặc "Cho phép".
Theo Financial Times, đứng trước câu hỏi rất rõ ràng như vậy, phần lớn người dùng sẽ chọn không, mặc cho nhà phát triển trình bày lý do mình cần thu thập dữ liệu.
Vậy chính xác thì các ứng dụng theo dõi thứ gì của người dùng?
Từ iOS 14.5, người dùng có thể lựa chọn cho phép ứng dụng thu thập dữ liệu hay không. |
Trước đây, các ứng dụng trên iOS được phép thu thập và chia sẻ một tập dữ liệu, bao gồm vị trí, có những app nào trên điện thoại, thời điểm dùng app, địa chỉ email (đã mã hóa), số điện thoại của người dùng. Tất cả những thông tin này được gán với một con số gọi là mã số cho nhà quảng cáo (IDFA).
"Hàng trăm nghìn tỷ hành vi, dữ liệu người dùngđược thu thập mỗi ngày", nhà phát triển Fun Corp cho biết. Vào tháng 5/2019, bài viết trên Washington Post cho thấy đã có tới 5.400 công cụ thu thập dữ liệu hoạt động trên chiếc iPhone của phóng viên trong một tuần. Nhiều công cụ chia sẻ dữ liệu cho rất nhiều ứng dụng khác như Facebook, Google.
Người dùng càng sử dụng iPhone lâu và qua nhiều app thì càng để lại nhiều dấu vết dữ liệu. Các ứng dụng, thông qua mã số IDFA, có thể sử dụng các dữ liệu đó để tạo ra một bộ hồ sơ ảo về người dùng, qua đó hướng các quảng cáo tới họ tốt hơn.
Kể từ iOS 14.5, mọi ứng dụng phải xin phép người dùng để được truy cập dữ liệu gắn với IDFA. Nếu như người dùng từ chối, ứng dụng sẽ không thể lấy dữ liệu gắn với IDFA của họ.
Tính năng này tác động gì tới người dùng?
Từ chối cung cấp dữ liệu cho ứng dụng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ ngừng nhìn thấy quảng cáo. Bạn vẫn sẽ thấy những quảng cáo hiển thị bên trong những ứng dụng trên điện thoại hoặc trên các mạng xã hội.
Tuy nhiên, nếu như không thể truy cập vào hồ sơ ảo của bạn, các quảng cáo bên trong ứng dụng sẽ bớt chính xác, nhắm vào nhu cầu tệ hơn so với trước đây.
Nói cách khác, toàn bộ ngành quảng cáo số, là nguồn doanh thu quan trọng của nhiều ứng dụng miễn phí, sẽ bị ảnh hưởng.
Đây chắc chắn không phải là tin tốt với ngành công nghiệp có doanh thu 350 tỷ USD hàng năm. Nhiều nhà phát triển đã công khai phản đối Apple. Facebook là công ty lớn tiếng nhất, bởi việc xây dựng hồ sơ ảo, nhắm nhu cầu đối tượng là tính năng rất quan trọng trong doanh thu quảng cáo tới 80 tỷ USD mỗi năm của họ.
Bản cập nhật này đã khơi nguồn cho cuộc tranh cãi dai dẳng giữa Apple và Facebook nửa năm qua. Ảnh: BBC. |
Facebook thậm chí còn mua quảng cáo trên nhiều báo giấy để nói rằng thay đổi của iOS 14.5 sẽ làm các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng, khi họ không thể tiếp cận khách hàng dễ dàng như trước đây. Công ty do Mark Zuckerberg điều hành còn cáo buộc Apple dùng các lợi thế sẵn có để ưu tiên hình thức thu thập dữ liệu của mình, hạn chế những đối thủ.
"Họ nói họ tôn trọng quyền riêng tư, nhưng thực ra chỉ quan tâm tới lợi nhuận. Chúng tôi không bị lừa đâu", Facebook bày tỏ quan điểm trong bài viết phản hồi.
Trái với Facebook, Google dường như không quá lo lắng. Công ty này đã quyết định sẽ không sử dụng IDFA để định hướng quảng cáo nữa. Lý do là Google đang sở hữu những hệ sinh thái với rất nhiều dịch vụ khác nhau, và họ có thể thu thập dữ liệu trên những ứng dụng của mình thay vì phải nhờ đến IDFA.
Dù không đồng ý cung cấp IDFA, bạn vẫn sẽ bị thu thập dữ liệu nếu dùng các dịch vụ Google như Search, Maps, Chrome hay Gmail.
Apple được lợi gì?
Vài năm qua, bảo vệ dữ liệu người dùng luôn là một tôn chỉ được Apple đề cao. Hãng cho rằng việc tôn trọng dữ liệu của người dùng là điều cần có đối với những sản phẩm cao cấp của Apple. Tuy nhiên, theo Financial Timesthì việc giới hạn nhà quảng cáo cũng có thể gián tiếp đem lại lợi nhuận cho Apple.
Khi không thể kiếm được nhiều tiền như trước từ quảng cáo, những nhà phát triển sẽ có động lực lớn hơn để đưa ra bản ứng dụng tính phí. Apple thu phí từ 15-30% cho tất cả doanh thu phát sinh qua nền tảng App Store. Do đó, Táo khuyết hoàn toàn có thể hưởng lợi nếu nhiều ứng dụng không còn hoạt động theo mô hình "miễn phí, bán quảng cáo".
Tất cả ứng dụng, bao gồm Facebook, phải công khai thông tin thu thập. Ảnh: Apple Insider. |
Ngoài ra, nhiều nguồn tin cho thấy Apple cũng đang phát triển nhiều giải pháp để tham gia thị trường quảng cáo. Trước đó, hãng đã bán các vị trí đầu trên App Store cho nhà phát triển chịu bỏ tiền.
Nếu là một người dùng Android, thay đổi trên iOS 14.5 sẽ không ảnh hưởng bạn ngay lập tức. Tuy nhiên, Google cũng có thể sẽ phải thay đổi theo cách nào đó để bắt kịp Apple. Nói cách khác, iOS 14.5 sẽ là bản cập nhật khiến toàn bộ ngành quảng cáo phải sửa cách tiếp cận.
Theo Zing/Financial Times
Apple đã chính thức phát hành iOS 14.5 và iPadOS 14.5 cho người dùng. Đây là bản cập nhật lớn thứ năm đối với iOS 14 và iPadOS 14 từ tháng 9/2020.