Hôm đó,ọcđểsốnghayhọcđểlịch đá ngoại hạng anh đang chơi trên bãi biển cùng mẹ và em gái 7 tuổi, Tilly chợt thấy màu nước biển đột nhiên thay đổi kì lạ, với những quả bóng nước lớn sủi lên và thủy triều bỗng nhiên rút xuống. Tilly nhận ra đó là dấu hiệu của một trận động đất, có thể gây ra những cơn sóng thần, qua bài học môn Địa lý của thầy Kearney trước đó hai tuần. Theo ngôn ngữ chuyên môn, Tilly đã biết vận dụng kiến thức, kỹ năng ở trường vào một bối cảnh thực tế. Những gì em học được không chỉ nằm yên dưới dạng kiến thức trong đầu, mà đã thể hiện qua việc nhận biết cơn sóng thần đang đến, từ đó thúc đẩy hành động. Cô bé đã vượt qua cấp độ tư duy thứ nhất là "nhận biết". Tôi muốn kể ra chuyện này để dẫn dắt chúng ta đến với hoàn cảnh của những thế hệ bạn bè cùng trang lứa Tilly ở Việt Nam. Trước khi có Chương trình phổ thông 2018, học sinh ở Việt Nam đều học giống nhau, cố gắng nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào đầu, và não bộ của mỗi người chỉ như một ổ cứng máy tính. Đến khi cần, chẳng hạn trong các kỳ thi, chúng ta lại mang ra, tái hiện những gì đã nhập vào trước đó. Các cuộc thi thực chất chỉ là kiểm tra trí nhớ, mà đầu vào là kiến thức, đầu ra vẫn là kiến thức. Thay vì cần hiểu bản chất khoa học của vấn đề, thầy trò đánh đố nhau bằng các bài toán rắc rối và đầy mẹo mực. Vì thế, khi gặp một tình huống hay một hoàn cảnh mới chưa có trong sách giáo khoa, nhiều học sinh cảm thấy lúng túng. Trong quá trình giải các bài toán phức tạp, tư duy các em phát triển, nhưng chỉ ở dạng thô sơ. Điều này một phần lý giải tại sao, là một trong những nước thuộc tốp các quốc gia có nhiều học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế, nhưng Việt Nam chưa có giải Nobel, chưa có nhiều đóng góp vào những giá trị chung cho thế giới, chưa có những thương hiệu mang tầm vóc toàn cầu. Nhưng tình hình được kỳ vọng thay đổi với sự ra đời của Chương trình phổ thông 2018. Thế hệ học sinh mới sẽ được học theo cách Tilly học mười năm trước. Các em không còn bị nhồi nhét kiến thức mà thay vào đó, năng lực và khả năng tư duy sẽ được hình thành theo từng cấp độ thông qua các hoạt động học tập. Chương trình giáo dục mới được thiết kế để hình thành con người với những phẩm chất, năng lực nhất định, không phải là một bản liệt kê mục lục các môn. Kết quả của chương trình giáo dục mới không phải là học sinh thu lượm được bao nhiêu kiến thức, mà là học sinh có được phẩm chất và năng lực gì. Biểu hiện của năng lực được đánh giá qua chỉ báo ở mỗi môn học, theo lý thuyết khảo thí. Vì vậy, đề tham khảo tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 không còn yêu cầu tính toán phức tạp, mà đi sâu vào việc đòi hỏi học sinh hiểu bản chất vấn đề. Thay cho các mệnh lệnh khô khan là các bối cảnh có ý nghĩa trong thực tế và khoa học, đủ để các em thể hiện năng lực của mình. Ví dụ, để hỏi về trình tự của quá trình hình thành quần thể thích nghi, đề thi dùng bối cảnh ở vùng Manchester nước Anh. Trước năm 1848, khi môi trường chưa bị ô nhiễm, thân cây bạch dương có màu trắng, quần thể bướm sâu đo sống trên thân cây chủ yếu là các cá thể màu sáng, chỉ một vài cá thể màu sẫm. Từ năm 1848 trở đi, khi môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi than, thân cây bạch dương chuyển màu sẫm, khoảng 50 năm sau, số lượng cá thể màu sẫm chiếm khoảng 98% trong quần thể. Thay vì tính độ phóng xạ đơn thuần, đề thi lấy bối cảnh các bác sĩ đã dùng nguyên tố phóng xạ nào để xạ trị ung thư, và tỉ lệ lắng đọng của nguyên tố phóng xạ trong cơ thể là bao nhiêu. Thay vì bỏ hòn bi nóng đỏ vào cốc nước, học sinh sẽ phải tính lượng nhiệt tỏa ra từ hệ thống sưởi bằng nước nóng trong trường học. Chính vì cách tiếp cận mới, theo đúng các tiêu chí của bài thi đánh giá năng lực, nên hình bóng của đề thi cũ không còn. Kiên trì với chương trình giáo dục phổ thông mới, nghĩa là chúng ta bắt đầu một kỷ nguyên mới trong giáo dục: không buộc học sinh ôn luyện các bài toán phức tạp và vô nghĩa, mà dẫn dắt các em tìm hiểu bản chất của vấn đề trong vai nhà khoa học. Dù vậy, mọi ý tưởng mới và hay, khi đưa vào thực tiễn đều vấp phải rất nhiều khó khăn. Chương trình phổ thông 2018 hiện cũng đối mặt với nhiều vấn đề ngổn ngang trong quá trình triển khai. Nhưng nếu được thực hiện đúng chủ trương đã đề ra, tôi tin nền giáo dục mới sẽ tạo ra những thế hệ trẻ như Tilly Smith, học để sống, chứ không chỉ học để thi. Đào Tuấn Đạt |