Nhận định, soi kèo Brisbane Knights vs Baringa FC, 16h30 ngày 8/4: Rực lửa sân nhà
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Araz Nakhchivan vs Sumqayit FK, 21h00 ngày 7/4: Không hề dễ nhằn
Ngày 29/6, Cơ sở dữ liệu Web of Science đã công bố chỉ số ảnh hưởng năm 2020 cho kết quả năm 2019. Theo đó, Tạp chí khoa học Vật liệu và Linh kiện tiên tiến (JSAMD) của ĐH Quốc gia Hà Nội đạt được chỉ số ảnh hưởng IF = 3,783.
Như vậy, đây là lần đầu tiên một tạp chí khoa học của Việt Nam được lọt vào danh sách 25% tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới lĩnh vực khoa học vật liệu.
Lần đầu tiên một tạp chí khoa học của Việt Nam lọt vào top 25% tạp chí uy tín
Theo GS. TS Nguyễn Hữu Đức - người sáng lập JSAMD, tính đến đầu tháng 6/2020, theo xếp hạng của Scimago 2020 thì JSAMD tiếp tục duy trì nhóm Q1 với 3 nhóm lĩnh vực.
Cụ thể, lĩnh vực Khoa học Vật liệu lọt trong top 18%; Vật liệu từ, điện và quang trong top 15%; Vật liệu composite trong top 19%. Riêng lĩnh vực Vật liệu sinh học còn ở nhóm Q2, trong top 38%.
Trước đó, vào cuối tháng 12 năm ngoái, JSAMD cũng được xét chọn để chính thức có mặt trong danh mục chỉ số trích dẫn khoa học SCIE. Cho đến nay, đây là tạp chí khoa học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được lọt vào danh mục SCIE uy tín.
JSAMD tập trung công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực vật liệu và linh kiện tiên tiến bao gồm: vật liệu sinh học, vật liệu xanh, vật liệu năng lượng, siêu vật liệu biến hóa, vật liệu nano và composite, các vật liệu thông minh, vật liệu từ, vật liệu điện môi, vật liệu bán dẫn, vật liệu siêu dẫn, linh kiện và ứng dụng...
"Đây là lĩnh vực thế mạnh và ưu tiên của ĐH Quốc gia Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung", GS.TS Nguyễn Hữu Đức đánh giá.
JSAMD xuất bản 4 kỳ/năm, mỗi kỳ dày khoảng 120 trang với Hội đồng biên tập gồm 31 nhà khoa học uy tín, trong đó có 23 nhà khoa học nước ngoài. JSAMD ra số đầu tiên vào tháng 3/2016 và đã được đưa vào hệ thống danh mục Web of Science và Scopus. Tạp chí được phát hành trên hệ thống Science Direct của Nhà xuất bản Elsevier.
Liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, theo số liệu của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ GD-ĐT), các trường đại học Việt Nam đang đóng góp tới 85% số công bố quốc tế của cả nước với 6.549 trong tổng số 7.705 bài (công bố ISI năm 2019).
GS Nguyễn Hữu Đức cho rằng chúng ta không chỉ quan tâm đến việc xuất bản các phát minh, sáng chế khoa học và công nghệ mà việc công bố các kết quả nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, chủ quyền biển đảo của Việt Nam cũng vô cùng cần thiết. Việt Nam phải có diễn đàn và các ấn phẩm khoa học có tầm ảnh hưởng rộng lớn và chủ động trong lĩnh vực này.
- Chỉ số IF là một số đo phản ánh số lượng trích dẫn trung bình theo năm của các bài báo khoa học được xuất bản gần đây trên tạp chí đó, dựa vào các thống kê của các tạp chí nằm trong danh mục Journal Citation Reports (Báo cáo Trích dẫn Journal - JCR). Đây có thể coi là một chỉ số quan trọng mà các nhà khoa học chấp nhận nó để đánh giá uy tín của một tạp chí.
Hiện nay, có khoảng trên 12.800 tạp chí được nằm trong danh sách của danh sách JCR và có chỉ số IF.
- SCIE là cơ sở dữ liệu bao gồm hơn 9.200 tạp chí khoa học và công nghệ uy tín hàng đầu thế giới với 178 chuyên ngành, hơn 53 triệu bài báo và gần 2 tỉ tài liệu tham khảo có từ năm 1900 đến nay. Hiện nay Thomson Reuters là chủ sở hữu của danh mục này.
- SCImago là tổ chức xếp hạng các cơ sở nghiên cứu khoa học của Tây Ban Nha. SIR (bảng xếp hạng nghiên cứu khoa học) do SCImago phát triển là một hệ thống xếp hạng năng lực nghiên cứu khoa học của các trường đại học hoặc các cơ quan có chức năng nghiên cứu trên toàn thế giới, với chủ đích cung cấp các chỉ số đo lường thông tin thư mục liên quan đến số lượng và chất lượng các ấn bản khoa học của mỗi đơn vị được công bố và thống kê trong cơ sở dữ liệu Scopus.
Thúy Nga
Tạp chí khoa học duy nhất của Việt Nam có mặt trong danh mục SCIE
- Tạp chí Vật liệu và Linh kiện Tiên tiến của ĐH Quốc gia Hà Nội hợp tác với Nhà Xuất bản Elsevier (Hà Lan) đã được xét chọn để chính thức có mặt trong danh mục chỉ số trích dẫn khoa học SCIE.
" alt="Tạp chí Việt Nam đầu tiên có chỉ số ảnh hưởng lọt top 25% thế giới lĩnh vực" />MobiFone bất ngờ đẩy mạnh mảng kinh doanh IoT với việc bắt tay hợp tác nhà sản xuất các thiết bị thông minh Vconnex. Cụ thể, trong thời gian tới, MobiFone sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ số đa lĩnh vực như nhà thông minh, quản lý năng lượng thông minh, quản lý hệ thống nước thải, nước sạch, quan trắc môi trường, nông nghiệp thông minh, nhà máy thông minh…
Theo MobiFone, nhà mạng này đã chuẩn bị cho việc kinh doanh các sản phẩm, dịch IoT từ nhiều năm và luôn không ngừng tìm kiếm đối tác phù hợp. Nền tảng IoT Make in Viet Nam đạt chuẩn quốc tế oneM2M mà Vconnex phát triển chính là điểm quan trọng thuyết phục MobiFone đi đến bắt tay hợp tác.
Được biết, trước khi bắt tay hợp tác với MobiFone, Vconnex đã phát triển thành công nhiều dòng sản phẩm IoT phục vụ cho nhà thông minh như công tắc, ổ cắm thông minh, bộ giám sát tiêu thụ điện thông minh, cảm biến cửa, camera AIoT, khóa thông minh Face 3D mở bằng khuôn mặt,...
Bộ giám sát tiêu thụ điện thông minh Vconnex do các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu, sản xuất. Trả lời câu hỏi của VietNamNet về việc mảng kinh doanh IoT có phải là lời giải cho bài toán tìm không gian tăng trưởng mới, ông Vũ Gia Luyện, Phó Giám đốc Trung tâm CNTT MobiFone cho hay, MobiFone đang tìm giải pháp cho sự bão hòa thị trường di động viễn thông bằng việc mở rộng vào lĩnh vực không gian mới như IoT, Cloud…
Theo ông Luyện, việc tham gia vào các mảng kinh doanh mới sẽ giúp nhà mạng này đa dạng hóa ngành nghề, tạo ra nguồn doanh thu mới và tăng cường tiếp cận khách hàng. MobiFone cũng có cơ hội định vị lại thị trường và trở thành nhà cung cấp công nghệ toàn diện. Tuy nhiên, nhà mạng này cũng xác định việc cần đối mặt với thách thức và đầu tư cẩn thận để thành công.
“Việc mở rộng vào mảng sản phẩm, giải pháp IoT là bước đi chiến lược và đổi mới của MobiFone trong thị trường cạnh tranh gay gắt. Lựa chọn, tuyển dụng đội ngũ nhân sự chất lượng và đầu tư vào nghiên cứu, phát triển công nghệ sẽ là chìa khóa thành công trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của Tổng công ty”, đại diện Trung tâm CNTT MobiFone chia sẻ.
Buổi làm việc với Vconnex đánh dấu MobiFone chính thức bước chân vào thị trường các thiết bị và giải pháp IoT. Trước câu hỏi của VietNamNet về việc kỳ vọng mảng kinh doanh IoT sẽ đóng góp ra sao vào kết quả kinh doanh chung, ông Vũ Gia Luyện cho biết, các mục tiêu mà MobiFone mong muốn khi vận hành mảng kinh doanh IoT là tăng trưởng doanh thu, đa dạng hóa khách hàng, nâng cao giá trị thương hiệu và mở rộng thị trường.
Theo bà Đào Thị Thảo - Giám đốc Marketing Vconnex, thời gian qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho đến các tập đoàn lớn tại Việt Nam đều thể hiện sự quan tâm và dành nguồn lực cho phát triển sản phẩm và giải pháp IoT. Tuy nhiên, thị trường IoT ở Việt Nam chỉ thực sự bùng nổ khi các doanh nghiệp có thể bắt tay được với nhau. Với thỏa thuận trên, MobiFone và Vconnex sẽ hợp tác trên cả lĩnh vực thương mại lẫn phát triển sản phẩm, giải pháp.
Trả lời câu hỏi về mối quan tâm của người dùng các thiết bị IoT tại Việt Nam, bà Thảo cho biết, để thuyết phục người dùng, các nhà sản xuất thiết bị IoT phải giải quyết được những vấn đề trong đời sống người Việt, tác động bởi thói quen và văn hoá.
Ví dụ điển hình như sản phẩm công tắc thông minh chống giật cho bình nước nóng của Vconnex đang rất được đón nhận. Đây cũng là thiết bị smarthome nhưng được sản xuất theo nhu cầu đặc thù của người Việt Nam, trên thế giới chưa từng có sản phẩm tương tự. "Nhìn chung, người làm công nghệ IoT cần có tư duy “lấy người Việt là trung tâm” để kiến tạo sản phẩm, giải pháp thực sự hữu ích cho cộng đồng", bà Thảo nhận định.
Thị trường IoT tỷ USD Việt Nam, nên bắt đầu từ ô tô, thiết bị điệnQuy mô thị trường IoT Việt Nam được dự đoán đạt 8,5 tỷ USD. Để đến được cột mốc đó, Việt Nam trước hết nên ứng dụng IoT trên các thiết bị đo và phương tiện giao thông, vận tải." alt="MobiFone bất ngờ đẩy mạnh mảng kinh doanh IoT" />
- Bộ GD-ĐT sẽ trao đổi thống nhất với các trường tại cuộc họp hiệu trưởng các trường ĐH sắp tới để quyết nên xác định điểm sàn chung toàn quốc hay điểm sàn riêng của từng trường.
Thí sinh tham khảo thông tin nộp hồ sơ xét tuyển ĐH năm 2016. Ảnh: Lê Văn. Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới tuyển sinh, nhiều chuyên gia và trường ĐH đề nghị Bộ không nên qui định điểm sàn vì thực tế điểm sàn không còn nhiều ý nghĩa như khi tổ chức thi “3 chung”.
Mặt khác việc qui định điểm sàn chung không phát huy được tính năng động, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường trong việc xác định điểm sàn phù hợp với điều kiện của từng trường và yêu cầu của từng ngành đào tạo cũng như đồng bộ với chính sách chất lượng của trường.
"Vì thế, dựa vào thực tế tuyển sinh năm 2015 và năm 2016 và căn cứ vào Quyết định số 1981/QĐ-TTg của TTg CP về Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, năm nay Bộ dự kiến chỉ qui định điều kiện cần đối với thí sinh là tốt nghiệp THPT còn các trường ĐH qui định điều kiện đủ để nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển” – ông Ga cho hay.
"Nghĩa là, thay vì Bộ qui định một ngưỡng sàn chung thì giao cho các trường qui định ngưỡng này tùy thuộc vào ngành nghề đào tạo, uy tín, chiến lược phát triển của trường".
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng dự đoán được băn khoăn của dư luận khi bỏ điểm sàn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, nhất là với những trường chưa xây dựng được uy tín. Bởi lẽ, thực tế cho thấy, nhiều trường vẫn chạy theo số lượng, thiếu sự sàng lọc trong quá trình đào tạo dẫn đến chất lượng đào tạo có thể bị giảm sút nếu không kiểm soát kỹ đầu vào.
“Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là một trong những yếu tố liên quan đến chất lượng đào tạo nên Bộ GDĐT vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, tham vấn ý kiến chuyên gia, đánh giá tác động của các phương án khác nhau theo hướng giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường phù hợp với năng lực thực hiện tự chủ” - ông Ga nói.
"Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trao đổi thống nhất với các trường tại cuộc họp Hiệu trưởng các trường ĐH sắp tới để quyết định phương án xác định điểm sàn phù hợp".
Đối với lo lắng về việc cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng dẫn đến thí sinh ảo, Bộ GD-ĐT khẳng định, dù đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng thí sinh phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên và trong đợt xét tuyển chính (đợt 1), thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký do đó sẽ không xảy ra hiện tượng thí sinh ảo.
Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, năm nay, việc công bố kết quả thi do các Sở GD ĐT thực hiện; việc xét tuyển ĐH do các trường thực hiện; cổng thông tin tuyển sinh chỉ làm nhiệm vụ lưu trữ cơ sở dữ liệu để các trường khai thác, xét tuyển và chạy phần mềm thống kê nguyện vọng giúp các trường loại bỏ “thí sinh ảo” do đó hệ thống năm nay chạy nhẹ tải hơn nhiều nên khó có thể xảy ra nghẽn mạng.
Lê Văn
" alt="Tuyển sinh 2017: Sẽ thay thế điểm sàn toàn quốc bằng điểm sàn riêng từng trường?" />Lisa, người dẫn chương trình của kênh Odisha TV, Ấn Độ. (Ảnh: YouTube). AI là một công cụ mạnh mẽ để tiếp cận khán giả tại một quốc gia như Ấn Độ, nơi có hàng trăm ngôn ngữ cùng tồn tại. Lisa không phải người dẫn chương trình AI đầu tiên của nước này, mà đó là Sana của tập đoàn India Today. Không chỉ dẫn bản tin bằng tiếng Anh, Hindi và Bangla, Sana còn biết 75 tiếng khác.
Phó Chủ tịch India Today - Kalli Purie miêu tả Sana bằng cách từ như “tươi sáng, rực rỡ, không tuổi, không mệt mỏi”. Tại bang Karnataka, kênh Power TV cũng sử dụng MC ảo Soundarya.
Làn sóng MC AI mới được thúc đẩy nhờ vào các thuật toán máy học, phân tích dữ liệu từ tin tức đến video. Theo website chính phủ INDIA, một MC ảo “thu thập, theo dõi và phân loại những gì được nói, ai là người nói, rồi chuyển hóa dữ liệu thành dạng thông tin có thể dùng được”.
Các nhà sản xuất cho biết MC ảo tiết kiệm chi phí, giúp các kênh phát tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và xử lý lượng lớn dữ liệu với tốc độ phi thường. Ngoài ra, chúng còn không mắc “bệnh ngôi sao” như con người.
Ngược lại, giới phê bình lại chỉ trích công nghệ có nguy cơ làm suy yếu tính đáng tin cậy của truyền thông. Robot cũng thiếu kỹ năng quan sát và kinh nghiệm của nhà báo. Một giáo viên tại Delhi cho biết đã chuyển kênh ngay lập tức khi gặp MC ảo vì giọng nói đơn điệu, cử chỉ không sinh động.
Tương tự các công nghệ AI khác, ứng dụng MC ảo gây lo ngại nhân viên mất việc làm bất chấp các nhà sản xuất trấn an chúng sẽ không bao giờ thay thế được con người.
Người phát ngôn Power TV khẳng định kênh chỉ muốn tận dụng sức mạnh của công nghệ để thử những thứ mới mẻ, hấp dẫn. Ngoài ra, các MC ảo đa ngôn ngữ sẽ giúp nhiều người tiếp cận tin tức hơn.
Dù cuộc tranh luận đi đến đâu, chắc chắn AI trong phòng tin tức sẽ là xu hướng không thể đảo ngược. Một khảo sát công bố hồi tháng 5/2023 của Hiệp hội nhà xuất bản tin tức thế giới chỉ ra 49% các phòng tin tức toàn cầu đang sử dụng các công cụ AI như ChatGPT.
Mateen Ahmad, trợ lý giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu truyền thông đại chúng A.J.K (Ấn Độ), chia sẻ, bất kỳ công nghệ mới nào đều gây ra hoang mang ban đầu. Chẳng hạn, các nhà sản xuất phim lo sợ hoạt hình sẽ thay thế các bộ phim có diễn viên nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra.
Lo ngại tương tự cũng kìm hãm ngành xuất bản khi Internt “cất cánh”. Nhiều người lo ngại Internet sẽ là hồi chuông báo tử đối với sách, báo nhưng sự thật chứng minh, với mọi công việc liên quan đến sáng tạo, con người không thể bị thế chỗ. Cho tới khi AI thông minh hơn con người, loài người vẫn là chìa khóa của đổi mới.
Ahmad dự đoán, AI sẽ tạo ra nhiều công việc hơn trong ngành truyền thông khi nâng cấp nội dung.
(Theo Nikkei)
Những nhân viên 'khổ' gấp đôi vì trí tuệ nhân tạoCác công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang đến hứa hẹn đơn giản hóa công việc, tăng hiệu quả và thúc đẩy năng suất lao động. Tuy nhiên, nó không đúng với trường hợp của Neil Clarke." alt="MC ảo khuấy động thị trường truyền hình Ấn Độ" />
Mới đây, Cơ quan di trú và hải quan Mỹ đưa ra thông tin sẽ không cho phép những người có visa sinh viên ở lại nước này nếu trường học của họ dạy trực tuyến hoàn toàn trong mùa thu.
Theo thông báo vào ngày 7/7 (giờ Việt Nam), sinh viên buộc phải rời khỏi Mỹ ngay thời điểm trường chuyển từ hình thức kết hợp lớp trực tuyến lẫn trực tiếp (hybrid) sang chương trình hoàn toàn online, kể cả khi học kì chưa kết thúc.
Ngay sau đó, các trường đại học đã có những động thái đầu tiên để đảm bảo sinh viên của mình có thể lưu trú và tiếp tục học tập tại Mỹ một cách hợp pháp.
Sinh viên Mỹ sẵn sàng nhường lại các lớp học trực tiếp cho sinh viên quốc tế. Ảnh: instagram university of Pennsylvania Liên hiệp các trường đại học Hoa Kỳ, một tổ chức bao gồm 65 trường đại học nghiên cứu hàng đầu, đã đưa ra một tuyên bố vào thứ ba. Trong đó, Chủ tịch Mary Sue Coleman đã thúc giục chính quyền hủy bỏ chính sách visa "vô cùng sai lầm" và cho phép sinh viên quốc tế linh hoạt tham gia vào các lớp học trực tuyến, trực tiếp hoặc cả hai trước tình hình dịch bệnh.
Hôm qua, ĐH Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts tuyên bố đệ đơn kiện với lí do chính sách mới gây ra nhiều khó khăn về mặt pháp lí cho sinh viên quốc tế, và chương trình học online là phương án quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm virus. ĐH Cornell, một thành viên trong khối Ivy League gồm 8 trường đại học danh giá và lâu đời nhất nước Mỹ, cũng ủng hộ động thái này của ĐH Harvard.
Hệ thống các trường đại học California cũng tuyên bố sẽ kiện chính phủ liên bang vì chính sách visa này.
Các trường ĐH Columbia, ĐH Brown, ĐH Stanford, và ĐH Pennsylvania đã tìm cách trấn an sinh viên quốc tế với cam kết sẽ làm việc với chính phủ và các trường đại học khác để đảm bảo sinh viên "có thể tiếp tục học mà không phải lo sợ bị buộc về nước giữa chừng".
Nhiều hướng "giải cứu" sinh viên quốc tế
Còn ĐH Princeton, ĐH Duke, Viện Công nghệ California và ĐH Dartmouth nhấn mạnh nhà trường sẽ có những thay đổi phù hợp để đảm bảo tình trạng visa hợp pháp cho sinh viên quốc tế.
Hai trường đại học lớn ở thành phố New York, nơi tập trung nhiều sinh viên quốc tế nhất nước Mỹ, tuyên bố sẽ kết hợp lớp học trực tuyến lẫn trực tiếp để sinh viên có thể ở lại Mỹ. Trong đó, ĐH Columbia cam kết sẽ tổ chức lớp học truyền thống cho mọi sinh viên quốc tế, bao gồm lớp học ở cả nước sở tại của các sinh viên chưa thể quay lại Mỹ để họ có thể tham gia trực tiếp. Thay đổi chương trình hay mở các lớp học mới cũng là phương án được nhiều trường khác cân nhắc như ĐH California, Berkeley.
Ngoài ra, sinh viên Mỹ cũng tích cực "giải cứu" sinh viên quốc tế. Trong giới sinh viên lan truyền các kiến nghị xin chữ kí, làm việc với nhà trường hay thậm chí nhắn tin, gọi điện cho chính quyền địa phương để gây sức ép yêu cầu hủy bỏ quy định về visa mới. Sinh viên Mỹ cũng sẵn sàng nhường lại các lớp học trực tiếp cho sinh viên quốc tế dù họ đăng kí trước, hay đề nghị giúp nhà trường tổ chức các lớp học trực tiếp mới.
Trong phát biểu hôm thứ ba, Tổng thống Trump cho biết ông dự định sẽ gây áp lực lên các thống đốc bang và trường học để tổ chức các lớp học trực tiếp vào mùa thu trong nỗ lực mở cửa kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nhiều người lo ngại một lượng lớn sinh viên quốc tế đổ vào Mỹ mùa thu tới có thể lại làm bùng phát dịch bệnh.
Mai Nguyễn
Du học sinh Việt lo lắng với chính sách visa mới của Mỹ
Chính sách visa mới hiện đang đặt ra bài toán khó cho nhiều bậc phụ huynh lẫn du học sinh Việt.
" alt="Trường đại học Mỹ đổi phương án để bảo vệ sinh viên quốc tế trước chính sách visa mới" />5 bước lên kế hoạch
Trước tiên, hãy nghĩ về lý do bạn muốn triển khai chính sách giám sát thời gian trong công ty của mình - nhằm theo dõi năng suất nhân viên, quản lý hiệu suất, tăng doanh số, hay lý do gì khác nữa?
Khi đã xác định cụ thể lý do cho việc giám sát này, bạn hãy tìm các phần mềm có tính năng cần thiết giúp quản lý nhân viên và cung cấp thông tin cho mục tiêu của bạn.
Tuỳ vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn các ứng dụng với chức năng theo dõi thời gian cơ bản hoặc các bộ công cụ chuyên nghiệp bao gồm đầy đủ tính năng từ định vị, quản lý lộ trình di chuyển, theo dõi hoạt động, báo cáo định kỳ…
Khi đã tìm thấy lựa chọn phù hợp nhất với công ty của mình, đã đến lúc giới thiệu và phổ biến chính sách đến nhân viên. Khi giới thiệu, tốt nhất bạn hãy khiến việc áp dụng kế hoạch giám sát này như một sự bổ sung tích cực cho các hoạt động của công ty. Giải thích để các cá nhân trong nhóm hiểu rằng điều này sẽ giúp họ được trao quyền và trở nên có trách nhiệm hơn, đồng thời những người có biểu hiện làm việc tốt sẽ có thể tỏa sáng và được ghi nhận theo cách rõ ràng hơn.
Sau khi giới thiệu chính sách, hãy thử nghiệm trong vài tuần hoặc một tháng để các thành viên trong nhóm có cơ hội đưa ra góp ý hoặc phản hồi. Bạn cũng có thể sử dụng thời gian này để thảo luận thêm về những điều bạn tìm hiểu được về mô hình và năng suất làm việc kể từ khi bạn bắt đầu quản lý từ xa.
Tạo ra văn hóa làm việc có trách nhiệm
Sau khi đã tìm được phần mềm quản lý nhân viên từ xa phù hợp với công ty và giới thiệu chính sách để họ thực hiện, điều quan trọng là phải tạo ra nề nếp giúp nhân viên trong nhóm quen dần với văn hoá làm việc có theo dõi và giám sát thời gian một cách tích cực.
Để dẫn dắt họ thực hiện điều này, bạn hãy chủ động làm gương, bằng cách chia sẻ báo cáo theo dõi thời gian và mức độ hoạt động của bạn với nhân viên làm việc từ xa, sau đó khuyến khích cả nhóm chia sẻ bảng chấm công.
Việc chia sẻ công khai bảng chấm công có thể giúp tăng động lực cho nhân viên. Nó cũng giúp các cá nhân có thể tự đánh giá hiệu suất, hiệu quả và năng suất của họ so với các thành viên khác trong nhóm. Điều này khuyến khích mọi người tích cực cải thiện thói quen và cách làm việc hàng ngày.
Để thúc đẩy văn hóa quản lý từ xa, hãy nghĩ thêm những cách khuyến khích nhân viên tự theo dõi thời gian và kiểm soát hiệu suất của chính họ. Cân nhắc tổ chức các cuộc thi để động viên nhân viên làm việc hiệu quả và năng suất hơn, và nhấn mạnh để họ cũng thừa nhận rằng chính sách quản lý công việc từ xa và theo dõi thời gian đã cho phép công ty trao quyền cho nhân viên nhiều hơn thông qua việc để họ được tự do và linh hoạt xử lý khối lượng công việc phụ trách.
Xây dựng quy trình giám sát
Để đảm bảo rằng các nhân viên làm việc từ xa sẽ tuân thủ việc theo dõi thời gian, hãy cân nhắc việc xây dựng hệ thống quản lý hoạt động và theo dõi thời gian tích hợp vào trong tất cả mọi quy trình làm việc của công ty.
Để làm điều này, công ty nên sử dụng các phần mềm giám sát nhân viên từ xa thông qua các tính năng tạo đơn hàng, lưu hóa đơn hay theo dõi thời gian nhân viên đầu tư vào các dự án của khách hàng.
Một số phần mềm nổi tiếng như Basecamp, Github và Asana là lựa chọn phổ biến, vì nó tích hợp cùng lúc nhiều ứng dụng phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân viên lẫn công ty. Việc tích hợp sẽ giúp nhiệm vụ quản lý thời gian trên các ứng dụng trở nên đơn giản, nhờ đó công ty không phải thay đổi quy trình để đáp ứng được việc quản lý nhân viên từ xa.
Bạn đã sẵn sàng?
Giám sát hoạt động và theo dõi thời gian nhân viên làm việc từ xa có thể mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các công ty lớn và nhỏ. Nó trao quyền cho từng nhóm kiểm soát năng suất và sản lượng của họ. Nó giúp các quản lý theo dõi chính xác thời gian mà nhóm của họ đã đầu tư vào từng dự án, các nhiệm vụ nội bộ, và các hạng mục không liên quan đến công việc. Cũng nhờ đó bạn có thể quản lý hoạt động vận hành tổ chức tốt hơn, đồng thời hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra mỗi ngày.
Ngoài ra, các công cụ này cũng có thể giúp người quản lý các nhóm nhân viên làm việc từ xa an tâm hơn về bảo mật, vì mọi công việc đều đã được theo dõi và lưu lại bằng các ảnh chụp màn hình theo KPI.
Nếu được triển khai tốt, việc giám sát nhân viên làm việc từ xa có thể tác động tích cực đến công ty. Tạo ra một văn hóa làm việc giúp thay đổi đáng kể mức độ cống hiến và hiệu suất của nhân viên, đồng thời giúp những nhà quản lý điều hành doanh nghiệp tốt hơn.
(Nguồn CareerBuilder.vn)
" alt="Bí quyết quản lý nhân viên từ xa" />
- ·Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Jeddah, 22h40 ngày 8/4: Cửa trên thất thế
- ·Fujiko A. Fujio đồng tác giả Doraemon qua đời ở tuổi 88
- ·Siêu mẫu Đình Quyền cùng học trò cực ngầu trong bộ ảnh nhân 1/6
- ·Diễn viên bị ghét nhất 'Cả một đời ân oán': Biểu tượng sexy mới
- ·Nhận định, soi kèo Arsenal vs Real Madrid, 2h00 ngày 9/4: Khó lường
- ·Noo Phước Thịnh chơi trội mừng sinh nhật quản lý 1 tỷ đồng
- ·Ca sĩ Hà Phương từng được chồng tỷ phú Chính Chu tặng nhà hát
- ·Diễm My 9X viết tâm thư kể chuyện yêu xa tủi thân và áp lực
- ·Nhận định, soi kèo U17 Việt Nam vs U17 Nhật Bản, 22h00 ngày 7/4: Nhe nhóm giấc mơ World Cup
- ·Xe buýt ở TP.HCM liên tiếp gây bức xúc
4 sinh viên đọat giải gồm Trần Minh Sang, Phan Ngọc Tường Vi, Phạm Đình Hồ Trọng Ân (cùng lớp 17KT2 CLC) và Trần Nguyễn Gia Hân (lớp 18KT2 CLC, Khoa Kiến trúc).
Nhóm sinh viên đoạt Á quân cuộc thi thiết kế tại Hong Kong Đây là cuộc thi quốc tế do UrbanactionsHK và Trường ĐH Kiến trúc, ĐH Chinese University of Hong Kong (top 100 thế giới và top 10 Châu Á) tổ chức nhằm khơi dậy những ý tưởng sáng tạo của sinh viên để cải thiện không gian công cộng tại các quận trung tâm của Hong Kong.
Cuộc thi thu hút 49 đồ án của các nhóm tác giả đến từ 20 quốc gia. Nhóm sinh viên Khoa Kiến trúc - Trường ĐH Bách khoa đã mang đến đồ án thiết kế với ý tưởng “Tầm nhìn - Tuyệt vời - Linh hồn - Hạnh phúc”.
Các sinh viên hướng đến giải pháp không gian, biến đổi lưu thông, thiết kế và tiện nghi, bên cạnh đó tân trang lại các không gian bị lãng quên trở thành khu vườn Lok Hing Lane - một không gian với các công trình kiến trúc “biết kể chuyện”.
Đồ án của nhóm không những cải biến, khắc phục thực trạng thiếu không gian văn hóa công cộng mà còn tăng cường tính cộng đồng. Đồng thời, đồ án đem lại cảm xúc mới mẻ cho cư dân và một không gian công cộng chất lượng cao, sôi động.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp sinh viên của trường đoạt giải thưởng về cuộc thi kiến trúc. Năm 2019, sinh viên của trường đoạt giải nhì cuộc thi kiến trúc quốc tế tại Busan (Hàn Quốc).
Hồ Giáp
Nam sinh Bách khoa và sáng chế cánh tay kỳ diệu giúp người khuyết tật
Có anh họ bị tai nạn lao động mất đi một cánh tay phải, Tài cùng nhóm bạn quyết tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ đọc sóng não để điều khiển cánh tay nhân tạo cho người khuyết tật.
" alt="Sinh viên Đà Nẵng đoạt Á quân cuộc thi kiến trúc tại Hong Kong" />Trung Quốc ứng dụng 5G trong 60/97 lĩnh vực kinh tế. (Ảnh: VCG) Tính đến cuối tháng 6, tổng số 2,93 triệu trạm gốc 5G đã đi vào hoạt động tại Trung Quốc và số lượng thuê bao 5G đạt 676 triệu, số lượng thiết bị IoT đạt 2,12 tỷ, theo MIIT.
5G đang được ứng dụng trong 60/97 lĩnh vực kinh tế lớn trong nước, tiếp tục được mở rộng trong các mảng như sản xuất, y tế, giáo dục, vận tải. Ông Zhao cho biết, các kịch bản sử dụng 5G lên tới hơn 50.000. Bên cạnh cải thiện toàn diện chất lượng mạng 5G, nhà chức trách sẽ mở rộng vùng phủ sóng đến các khu vực đô thị cũng như nông thôn.
Bốn năm sau khi chính thức cấp phép 5G thương mại, Trung Quốc đã đạt nhiều bước tiến với công nghệ mạng di động thế hệ mới. Ngành viễn thông đầu tư gần 600 tỷ NDT (84 tỷ USD) để xây dựng mạng lưới 5G, trực tiếp đóng góp khoảng 3,8 nghìn tỷ NDT vào kinh tế đất nước.
Theo truyền thông, tốc độ thiết lập trạm gốc 5G của Trung Quốc nhanh hơn nhiều so với Mỹ. Đầu năm 2022, Thời báo Phố Wall đưa tin Mỹ mới xây được khoảng 100.000 trạm gốc 5G.
Một điểm nhấn khác của ứng dụng 5G là trong ngành công nghiệp, nơi công nghệ này mang đến những thay đổi mang tính cách mạng như điều khiển từ xa trong các công ty khai mỏ, kỹ thuật, tự động hóa vận hành tại các cảng biển, thanh tra tự động tại các nhà máy quan trọng. Các thành phố như Thượng Hải, Đại Liên thành lập nhiều khu công nghệ 5G.
Các chuyên gia nhấn mạnh ứng dụng 5G tại Trung Quốc vẫn còn dư địa phát triển. Bộ trưởng MIIT Jin Zhuanglong cho biết, Trung Quốc sẽ tăng tốc phát triển mạng riêng ảo (VPN), tiếp tục tối ưu hóa hạ tầng, xây dựng nhà máy 5G.
(Theo Global Times)
Trung Quốc xây trạm gốc 5G trong 3 tháng hơn Mỹ làm trong hai năm
Trung Quốc đã hoàn thành mục tiêu xây trạm gốc 5G trước thời hạn 6 tháng, theo dữ liệu mới nhất của chính phủ." alt="Thuê bao 5G vượt 676 triệu, Trung Quốc nghiên cứu kịch bản sử dụng mới" />- Theo Bộ GD-ĐT, hiện tiếng Nga đang được dạy tại 13 trường thuộc 10 tỉnh, thành phố còn tiếng Trung được dạy 46 trường thuộc 9 tỉnh thành phố.
Báo cáo về một số vấn đề giáo dục mà Chính phủ vừa trình lên Quốc hội ngày 18/10 mới đây cho biết, hiện tại, tiếng Nga đang được dạy tại 10 tỉnh thành phố, gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
Tình hình dạy tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật tại Việt Nam (bấm vào hình để xem kích thước lớn) Có 1 trường trung học cơ sở và 12 trường trung học phổ thông đang dạy tiếng Nga. Học sinh chọn học tiếng Nga là ngoại ngữ 1 với số lượng khoảng 1.200 học sinh.
Với tiếng Trung Quốc, hiện được dạy tại 9 tỉnh (Hà Nội, Hà Giang, Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Thái Nguyên, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh), tại 28 trường trung học cơ sở và 18 trường trung học phổ thông với khoảng 12.000 học sinh, chủ yếu là học sinh chọn làm ngoại ngữ 1.
Báo cáo cũng cho biết, Tiếng Nga và tiếng Trung Quốc đã và đang được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân từ nhiều năm nay (hệ 7 năm).
Mới đây, Bộ GD-ĐT có kế hoạch xây dựng chương trình tiếng Nga và tiếng Trung Quốc hệ 10 năm (từ lớp 3 đến lớp 12).
"Việc xây dựng chương trình này nhằm đảm bảo triển khai khi nhà trường có đủ điều kiện và có nguyện vọng dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc từ lớp 3 (đây là yêu cầu không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện dạy học của địa phương và nhu cầu của học sinh)" - báo cáo cho hay.
Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, hiện nay, tiếng Anh được lựa chọn là ngoại ngữ chủ yếu, được dạy ở tất cả các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và khoảng 60% trường tiểu học trên cả nước hiện nay.
Tỷ lệ học sinh lựa chọn tiếng Anh là ngoại ngữ 1 chiếm hơn 99% trên tổng số học sinh học ngoại ngữ.
Tình hình dạy tiếng Anh, Pháp, Đức tại Việt Nam (bấm vào hình để xem kích thước lớn) Việc dạy học các môn tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật ở các vùng miền, các trường chuyên biệt được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Hiện tại, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật đã và đang được dạy ở một số vùng miền, trường chuyên trên toàn quốc ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Riêng tiếng Pháp được dạy ở một số trường tiểu học và tiếng Nhật bắt đầu được dạy thí điểm từ lớp 3 từ năm học 2016 - 2017.
Từ năm 2014, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu xây dựng phương án đưa tiếng Anh vào dạy từ lớp 1 với nội dung học phù hợp lứa tuổi, phù hợp điều kiện của từng địa phương, vùng miền.
Lê Văn
" alt="Tiếng Nga, tiếng Trung đang được dạy ở Việt Nam như thế nào" />Homestay - mái nhà thứ hai của du học sinh
Vốn chuẩn bị kế hoạch một tháng du lịch khắp New Zealand, nhưng 4 sinh viên người Đức gồm Thomas Metzler, Felix Gard, Julia Betz cùng Laura Spottke đã phải gác lại trải nghiệm này khi dịch Covid-19 bắt đầu diễn biến căng thẳng ở xứ Kiwi. Kế hoạch phong tỏa được triển khai nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc cũng khiến các bạn trẻ không kịp quay về quê nhà.
Tuy nhiên, cả 4 sinh viên đều đã có một trải nghiệm khác cũng đáng nhớ không kém giữa mùa đại dịch. Đó chính là được trở thành một phần của các gia đình bản xứ đầy thân thiện và tốt bụng.
Homestay trở thành mái nhà thứ hai khi tại đây, mọi người được cùng nấu bữa tối, chia sẻ những câu chuyện về đất nước, con người ở cả Đức lẫn New Zealand cùng ba người con của chủ nhà. Các bạn cũng được tham gia các hoạt động khác cùng gia đình như chăm sóc vườn tược và tập thể thao.
Kate Dingemans, người đã đề nghị bốn cô cậu ở lại với gia đình bà đến khi có chuyến bay trở về nước, chia sẻ: “Tôi không muốn họ cảm thấy như mình bị bỏ rơi, việc giúp đỡ họ cũng khiến tôi cảm thấy cuộc sống mình tốt đẹp hơn”.
Bốn sinh viên Đức được đối xử như người nhà tại New Zealand. Tất nhiên, nhóm của Thomas Metzler không phải là trường hợp duy nhất được giúp đỡ. Hơn 150 du học sinh hiện đang học tập tại Northland cũng được các gia đình homestay chăm sóc như người nhà trong suốt thời gian vừa qua. Chính phủ New Zealand cũng tạo điều kiện tối đa giúp các bạn trẻ ổn định cuộc sống và có thể trở về nước ngay khi điều kiện cho phép.
Mai Hà Thái (học sinh trường Marlborough Girl's College) chia sẻ về lòng tốt của người dân xứ sở Kiwi trong mùa dịch: “Ông bà chủ homestay của em rất nhiệt tình và chu đáo. Trước ngày cách ly xã hội, ông bà đã mua giúp em tất cả những đồ dùng cá nhân và thực phẩm mà em muốn dự trữ. Ông bà cũng thường xuyên dặn em không cần phải lo lắng gì cả bởi ông bà sẽ luôn ở bên chăm sóc”.
Mai Hà Thái yêu mến đất nước New Zealand bởi sự nồng hậu và ấm áp của con người nơi đây. Website hỗ trợ tinh thần du học sinh
NauMai NZ là kênh thông tin được Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) triển khai dành riêng cho học sinh sinh viên quốc tế.
Trong bối cảnh Covid-19, Naumai NZ chia sẻ rất nhiều thông tin và nguồn tham khảo hữu ích giúp hỗ trợ về mặt tinh thần trong trường hợp học sinh có dấu hiệu lo âu, căng thẳng hoặc suy nghĩ tiêu cực vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, các bạn trẻ có thể tải Mentemia - một ứng dụng bao gồm các bài viết và công cụ chăm sóc sức khỏe tinh thần để người dùng theo dõi cảm xúc cá nhân, các mẹo vặt để ổn định cảm xúc. Ứng dụng Mentemia cũng bao gồm khóa trị liệu trực tuyến Stay on track để hỗ trợ những người đang chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 mang lại.
Ứng dụng Mentemia hiện đã có mặt trên Google Play và App Store. Khuyến khích lan tỏa tinh thần tích cực trong cộng đồng sinh viên
Bên cạnh việc hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho sinh viên quốc tế, Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) còn khuyến khích các bạn trẻ chia sẻ những thông điệp ý nghĩa và tích cực để động viên mọi người có thêm nguồn năng lượng tích cực trong mùa Covid.
Vượt qua những bất tiện trong thời gian đầu khi cách ly, Hồ Sỹ Tuấn Khang (học sinh trường Mount Albert Grammar) đã có thời gian rèn luyện nhiều thói quen tốt. Tuấn Khang chia sẻ: "Mình tự lập hơn khi có thể thiết kế thời gian biểu chia đều cho việc học, đọc sách, tập trượt ván. Ông bà trong gia đình homestay cũng khuyến khích mình tập các bài thể dục trong nhà và chạy bộ hằng ngày quanh khu phố để rèn luyện sức khỏe."
Du học sinh người Việt quay video clip về những hoạt động ở nhà Nhiều du học sinh đã làm video ngắn để chia sẻ với mọi người về cuộc sống trong 4 tuần cách ly, những việc nên làm để thời gian ở nhà không còn nhàm chán, giữ liên lạc với bạn bè và gia đình qua video call, những mẹo vặt thú vị trong lập thời khóa biểu và cách nâng cao tinh thần lạc quan mùa dịch. Các liều thuốc tinh thần này hiện được đăng tải trên trang web NauMai NZ.
Bạn Đinh, một du học sinh bậc phổ thông người Việt đã có một video chia sẻ sự hào hứng của bạn khi tiếp cận việc học online đầy thú vị, tập thể thao tại nhà và tranh thủ thời gian để học đàn guitar. Bạn có thể xem video chia sẻ của Đinh tại https://naumainz.studyinnewzealand.govt.nz/help-and-advice/personal-wellbeing/stay-well-stay-connected
Ngọc Minh
" alt="New Zealand rộng vòng tay bao bọc du học sinh trong dịch Covid" />
- ·Nhận định, soi kèo Sabah vs PDRM, 18h15 ngày 8/4: Niềm vui ngắn ngủi
- ·Khám phá hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ
- ·Y tế Lào Cai đẩy mạnh chuyển đổi số
- ·Nơi giấc mơ tìm về tập 5: Người yêu Gia An đòi đánh ghen
- ·Nhận định, soi kèo Mohun Bagan Super Giant vs Jamshedpur FC, 21h00 ngày 7/4: Củng cố ngôi đầu
- ·Tin trong ngày: Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM thế nào?
- ·Gia đình mình vui bất thình lình tập 25: Mẹ Trâm Anh đuổi cả con gái và con rể
- ·Cảnh diễn đáng nhớ trong phim Cuộc đời vẫn đẹp sao của NSƯT Hoàng Hải
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Đan Mạch vs Nữ Italia, 23h00 ngày 8/4: Cửa dưới sáng
- ·Đám cưới xa hoa trămĐám c tỷ kéo dài 3 ngày của con cả Beckham và con gái tỷ phú