您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Soi kèo phạt góc Olimpia vs Atlas, 8h ngày 9/3
NEWS2025-04-01 17:50:16【Kinh doanh】7人已围观
简介 Hư Vân - 08/03/2023 05:15 Kèo phạt góc tin chuyển nhượng bóng đátin chuyển nhượng bóng đá、、
很赞哦!(28818)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3
- Lý Tử Thất gây sốt khi đăng video sau ba năm ở ẩn
- Jaguar thay đổi logo, khách hàng tìm kiếm xe cũ
- Trưng bày 14 công trình khoa học đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh
- Nhận định, soi kèo Wolfsburg vs Heidenheim, 21h30 ngày 29/3: Bầy sói phập phù
- Lái xe uống bia rượu: Tước bằng lái 2 năm hay vĩnh viễn?
- Cụ bà lúng túng khi trúng Lamborghini Gallardo mui trần do không biết lái xe
- Cây huyết dụ? Ý nghĩa phong thủy, tác dụng và cách trồng
- Nhận định, soi kèo Shenzhen Peng City vs Yunnan Yukun, 19h00 ngày 28/3: Kèo dài mạch thắng lợi
- Hướng dẫn tự bảo dưỡng cửa sổ trời ô tô tại nhà đúng cách
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Barkchi vs Pandjsher Rumi, 18h00 ngày 28/3: Khách gây thất vọng
Việc BYD xuất hiện, 2 hãng xe Nhật đóng cửa nhà máy tại Thái Lan là một tín hiệu xấu với ngành sản xuất của nước này. Việc thu hút BYD đến đầu tư tại Thái Lan từng giành được nhiều lời khen ngợi, đặc biệt về tầm nhìn dài hạn cho ngành công nghiệp. Thái Lan đặt mục tiêu đến năm 2030, 30% xe ô tô sản xuất ở đất nước này là xe điện.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, có những sự kiện ít được truyền thông đề cập hơn nhưng đang dậy sóng dư luận tại Thái Lan. Chỉ vài tuần trước khi BYD khai trương nhà máy, hai ông lớn ô tô Nhật là Suzuki Motor và Subaru tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy tại quốc gia này.
Cuối tháng 5, theo Thaiautonews, Subaru cho hay sẽ chấm dứt hoạt động sản xuất ô tô tại Thái Lan trong tháng 12 năm nay, sau khi đã ngừng sản xuất tại Malaysia.
Đầu tháng 6, hãng xe Nhật Suzuki cũng thông báo sẽ đóng cửa nhà máy tại Thái Lan vào cuối năm 2025 sau 14 năm thành lập.
Cả hai nhà máy đều gặp khó do doanh số bán hàng èo uột trong bối cảnh nhiều hãng xe điện (EV) của Trung Quốc thâm nhập vào thị trường này. Subaru và Suzuki chỉ bán được một vài nghìn xe/năm trong khi BYD bán tới 30.650 chiếc EV trong năm 2023, dù khi đó chưa có nhà máy tại Thái Lan.
Tuyên bố đóng cửa của các hãng xe Nhật là một tín hiệu xấu với ngành sản xuất của Thái Lan, vốn đóng góp khoảng 25% GDP nước này.
Động thái rút lui của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cũng phản ánh sự khó khăn của nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á. Trong năm 2023, Thái Lan ghi nhận 2.000 nhà máy đóng cửa. Nhiều công nhân rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Những khó khăn của lĩnh vực sản xuất khiến Thủ tướng Srettha Thavisin, người lên nắm quyền vào năm ngoái, gặp lực cản trong việc thực hiện lời hứa đưa mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm lên 5% trong nhiệm kỳ 4 năm của mình, tăng từ mức 1,73% trong thập kỷ qua.
Chia sẻ trên truyền thông, Chủ tịch Ủy ban kế hoạch của Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội quốc gia Thái Lan Supavud Saicheua cho rằng mô hình kinh tế dựa vào sản xuất kéo dài hàng thập kỷ của Thái Lan đã bị phá vỡ.
Thế giới điêu đứng?
Theo Supavud Saicheua, người Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu. Hàng hóa nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc thực sự gây rắc rối cho Thái Lan. Nước này phải thay đổi và cần tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm mà Trung Quốc không xuất khẩu, đồng thời củng cố ngành nông nghiệp. Không còn cách nào khác.
Thống kê cho thấy, số nhà máy đóng cửa tại Thái Lan trong vòng một năm, tính đến giữa năm 2024, tăng 40% so với cùng kỳ. Hậu quả là tình trạng mất việc làm tăng 80%, với 51.500 công nhân thất nghiệp.
Không chỉ ở Thái Lan, việc các tập đoàn lớn của Trung Quốc lập nhà máy, căn cứ ở nhiều nước cũng đe dọa nền sản xuất ở rất nhiều quốc gia. Nhiều mặt hàng có thể điêu đứng khi cạnh tranh với hàng hóa của Trung Quốc.
Với việc đặt nhà máy sản xuất ở Thái Lan, ô tô điện mang thương hiệu BYD có thể tràn ngập không chỉ ở Thái Lan mà có thể ở các nước Đông Nam Á.
Trong năm 2023, với giá rẻ cùng thuế nhập khẩu 0% (theo quy định tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN từ đầu năm 2018), ô tô Thái Lan đã ồ ạt đổ bộ Việt Nam. Xe có xuất xứ từ nước này chiếm gần nửa tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc của nước ta, với tổng trị giá hơn 1,14 tỷ USD.
Dù phải chịu thuế nhập khẩu từ 47-70% tuỳ loại, ô tô sản xuất tại Trung Quốc vẫn đứng thứ ba về số lượng và giá trị nhập khẩu vào Việt Nam.
Mới đây, BYD chính thức có mặt tại thị trường nội địa. Thời gian tới, hãng xe điện giá rẻ có thể gia tăng bán hàng từ Thái Lan sang Việt Nam.
BYD hiện là hãng ô tô điện lớn nhất thế giới, với doanh số bán 3 triệu chiếc trong năm 2023. Tập đoàn này đang đẩy mạnh xuất khẩu cũng như lập căn cứ ở nhiều quốc gia.
Hồi đầu tháng 7, BYD đã thỏa thuận với Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ xây nhà máy trị giá 1 tỷ USD, công suất 150.000 xe. Nhà máy dự kiến đi vào sản xuất cuối năm 2026.
Từ 4/7, Ủy ban châu Âu (EC) đã tăng thuế đối với xe điện của Trung Quốc (như BYD, Geely, SAIC) từ 17,4% đến 38,1% để bảo vệ ngành công nghiệp của các nước thành viên. Các hãng xe Trung Quốc khác chịu mức thuế hơn 20%. Theo EC, điều tra gần đây cho thấy chuỗi giá trị xe điện Trung Quốc được hưởng lợi từ "trợ cấp không công bằng", gây tổn hại cho các đối thủ EU.
Bằng thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, BYD có tiếp cận các thị trường châu Âu nhờ thỏa thuận Liên minh thuế quan Thổ Nhĩ Kỳ với EU. Theo đó, hàng hóa được chuyển dịch tự do giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ mà không phải chịu thuế nhập khẩu hay hạn chế số lượng.
BYD còn xây dựng nhà máy tại Uzbekistan, Brazil, và Hungary. Hãng xe điện Trung Quốc quyết định sẽ xây dựng nhà máy trị giá 1,3 tỷ USD (công suất 150.000 xe) tại Indonesia trong năm 2024.
Theo Nikkei Asia, nhiều nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, bao gồm cả BYD, gấp rút chuyển đến Mexico và Brazil, để dễ xuất khẩu vào Mỹ sau khi Washington tăng thuế gấp 4 lần lên 100% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Chân dung 'Warren Buffett Trung Quốc', tỷ phú xe điện 'đánh bại' TeslaVới khả năng lãnh đạo và đầu tư phi thường, Lu Xiangyang (Lã Hướng Dương) đã dẫn dắt công ty xe điện của mình có thời điểm vượt qua Tesla của tỷ phú Elon Musk về doanh số bán xe.">Ông lớn xe điện Trung Quốc bành trướng: Thái Lan giật mình, thế giới điêu đứng?
Ban đầu tôi thấy lạ, vì ở thế hệ tôi, đỗ đại học mới là chuyện gì đó to tát, đáng "làm vài mâm khao làng", vì có những xã, mỗi năm chỉ 1-2 em vào được đại học. Nhưng nghe các bạn kể chuyện, tôi hiểu rằng họ đã thực sự đồng hành cùng con, chiến đấu để giành giật từng suất học phổ thông đầu cấp. Điều này tạo thành một nghịch lý của giáo dục hiện tại: bốc thăm vào mầm non, thi tuyển vào lớp một, trong khi cửa đại học mở toang, gần như thi là đỗ. Cấu trúc hình kim tự tháp ngược trong nền giáo dục sẽ dẫn đến hệ lụy gì?
Tại TP HCM, hơn 98.000 trẻ em tốt nghiệp THCS có nguyện vọng học lớp 10 phổ thông vào năm học 2024-2025 (tỷ lệ 85%). Tuy nhiên, thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 71.000 chỉ tiêu lớp 10 công lập, tức chưa đến 73% số nguyện vọng. Tương tự tại Hà Nội, chỉ 61% trẻ em có nguyện vọng được vào học tại các trường công lập (81.000 chỉ tiêu so với 106.000 em có nhu cầu). Trong khi đó, nếu tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT có nguyện vọng dự tuyển đại học giống như tỷ lệ học sinh muốn học lên cấp cao hơn ở bậc phổ thông, chúng ta sẽ có khoảng 850.000 học sinh dự tuyển vào đại học với khoảng 600.000 chỉ tiêu (tỷ lệ 71%). Tỷ lệ này còn có thể cao hơn nữa với các loại hình đào tạo rất đa dạng nằm ngoài số chỉ tiêu này. Điều này cho thấy trúng tuyển lớp 10 công lập tại các thành phố lớn khó hơn vào đại học là có cơ sở.
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) nêu rõ quan điểm về giáo dục: mọi trẻ em đều có quyền tới trường. Cũng theo tổ chức quốc tế này và nhiều tổ chức khác như Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hay Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO), trẻ em được định nghĩa là những người chưa đủ 18 tuổi. Dựa trên yếu tố này, các nước xây dựng một chương trình giáo dục phổ thông để đáp ứng quyền cơ bản của trẻ về giáo dục.
Tại Việt Nam, Điều 29 Luật Giáo dục năm 2019 quy định rõ mục đích của giáo dục phổ thông. Theo đó, giáo dục phổ thông trang bị toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản nhằm phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc là tham gia lao động. Nói cách khác, Nhà nước có trách nhiệm cung cấp hệ thống giáo dục phổ thông như một cách đảm bảo quyền cơ bản cho trẻ em. Tuy nhiên, thực tế thực hiện có nhiều khác biệt. Hệ thống trường công lập thiếu cục bộ do sự phát triển bất cập của quá trình đô thị hóa. Vì thế cuộc chiến vào lớp 10 đã phải được chuẩn bị từ sớm bằng các cuộc chiến vào lớp 6 - thậm chí ngay từ lớp 1 - ở những trường trọng điểm.
Đảo lại cấu trúc kim tự tháp, giống như các nền giáo dục khác trên thế giới, là trách nhiệm không phải của riêng ngành giáo dục. Nói cách khác, nếu cả xã hội phó mặc cho ngành giáo dục, vấn đề này sẽ không thể nào giải quyết nổi.
Trước hết, hệ thống trường công lập cho giáo dục phổ thông, nhằm đáp ứng quyền lợi của công dân, gắn liền với địa bàn dân cư. Vì vậy khi quy hoạch xây dựng khu dân cư, những nhà làm quản lý không chỉ có trách nhiệm về mặt xây dựng, mà phải có trách nhiệm cân đối nguồn lực đa ngành gồm giao thông, y tế và cả giáo dục. Các khu đô thị mới hiện vẫn mọc lên với rất nhiều chung cư cao tầng tập trung dân cư đông đúc nhưng hệ thống trường lớp phổ thông công lập không được phát triển đồng bộ.
Việc hướng nghiệp sớm hiện nay chưa được làm tốt, dẫn đến sự phân hóa về các xu hướng lựa chọn khi vào bậc trung học chưa nhiều. Hướng nghiệp cần tới vai trò quan trọng của ngành quản lý lao động. Cơ quan quản lý lao động là nơi nắm rõ nhu cầu của thị trường về các phân khúc lao động trong tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngành giáo dục không thể một mình vừa đảm nhiệm vai trò giáo dục cơ bản vừa giải quyết vấn đề nắm bắt thị trường lao động trong các giai đoạn.
Kế đến, quyền cơ bản của trẻ em về giáo dục cần được bảo đảm. Do đó, hệ thống trường phổ thông công lập phải được phát triển đầy đủ. Các trường phổ thông ngoài công lập có thể góp phần giảm tải cho hệ thống trường công lập, nhưng không có trách nhiệm bảo đảm quyền cơ bản của trẻ em về giáo dục được thực thi. Vì thế, các kỳ thi tuyển sinh đầu cấp bậc học phổ thông không thể là kỳ thi chọn lọc để đóng cánh cửa vào công lập với một bộ phận trẻ em. Ngoài công lập nên là một sự lựa chọn chứ không phải là sự ép buộc khi bị loại khỏi hệ thống công lập.
Cuối cùng, giáo dục đại học không còn là quyền mặc định nữa mà trở thành sự lựa chọn của mỗi người. Vì lẽ đó, một lần nữa cơ quan quản lý lao động đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp thông tin tư vấn cho ngành giáo dục về vấn đề quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Cùng với một nguồn lực - tài chính, trang thiết bị và nhân lực - các trường đại học có thể đào tạo ít hơn nhưng chất lượng hơn.
Giáo dục phổ thông được thiết kế để dành cho mọi người nên mọi trẻ em cần được tiếp cận quyền đó thông qua cơ hội tại các trường công lập. Ngược lại, giáo dục đại học chỉ là một nhánh phát triển không dành cho tất cả.
Quyền học tập cơ bản không được đảm bảo, trong khi giáo dục đại học dư thừa, lãng phí đều đang là những nghịch lý lớn, nhưng không thể giải quyết chỉ bằng cách "trăm dâu đổ đầu... ngành giáo dục".
Võ Nhật Vinh
">Trăm dâu đổ đầu… giáo dục
Gia đình ông Cody Archie. Ảnh: Newsweek Cody Archie 42 tuổi và Erika 41 tuổi có 2 người con, Kylie 19 tuổi và Clancy 14 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trung học, vào mùa hè năm ngoái, Kylie không muốn học đại học. Cô suy nghĩ và quyết định kiếm một công việc toàn thời gian.
Câu chuyện dạy con của vợ chồng người Mỹ Erika và Cody Archie chia sẻ trong video đăng trên TikTok thu hút hơn 700.000 lượt xem.
Trong video, ông Cody giải thích cách họ tính tiền thuê nhà cho cô con gái 18 tuổi Kylie. Con đã đến tuổi trưởng thành nên bắt đầu học cách phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Cô gái phải trả 200 USD/tháng cho bố mẹ như tiền thuê nhà, sinh hoạt phí.
"Đó là cách chúng tôi dạy con hiểu rằng không có gì miễn phí ở trên đời. Con phải học cách trưởng thành, chịu trách nhiệm về cuộc sống. 200 USD/tháng là quá rẻ để sống trong nhà cùng bố mẹ", ông Cody nói.
Vợ chồng ông Cody Archie và con gái Kylie Con gái của Cody sẽ sử dụng ô tô gia đình để đi lại nhưng tự túc tiền xăng xe. "Con bé có thu nhập, đó chỉ là một phần nhỏ so với những gì cô ấy kiếm được. Chúng tôi vẫn giúp con lập ngân sách hàng tháng, tiết kiệm cho tương lai", ông cho biết.
Vợ chồng Cody cảm thấy con gái đã chuẩn bị sẵn sàng để tự đứng một mình, việc tính tiền thuê nhà là bước đệm để con trưởng thành hơn, sống có trách nhiệm.
Khi sống ở nhà, Kylie sẽ giúp bố mẹ các công việc nhà. Nếu cô không chăm chỉ làm việc nhà, bố mẹ sẽ tăng tiền phí đóng mỗi tháng.
Ông Cody vẫn cho phép con tự quyết định một số vấn đề liên quan đến cuộc sống riêng tư, không phải tuân theo các quy tắc cũ của gia đình. Cô ấy vẫn ở trong căn phòng của mình, có phòng tắm riêng.
"Là bố mẹ, bạn phải sẵn sàng để con vấp ngã trước khi con tự đi trên đôi chân của mình", ông Cody nói.
Theo Statista, chi phí trung bình để thuê căn hộ một phòng ngủ ở Mỹ là 1.152 USD/tháng. Ở khu vực Gatesville, bang Texas mà gia đình Cody sinh sống, chi phí thuê nhà khoảng 634 USD/tháng.
"Một phần của việc trưởng thành là phải biết trang trải chi phí sinh hoạt mỗi ngày, tiền thuê nhà là một trong số đó. Chúng tôi hy vọng những gì mình làm sẽ chuẩn bị cho con những nền tảng tốt nhất để con bé bước ra thế giới", ông Cody khẳng định.
Cách dạy con của gia đình Cody nhận nhiều phản ứng trái ngược từ người dùng mạng xã hội. Một số bình luận cho rằng đó giống như một "sự trừng phạt, quá nghiêm khắc", vợ chồng Cody đang biến căn nhà thành không gian không an toàn cho bọn trẻ. Trong khi đó, ý kiến khác cho rằng "đây là cách dạy con trẻ về trách nhiệm".
Về phía Kylie, lúc đầu cô bé nghĩ bố mẹ nói đùa nhưng sau khi nghe họ giải thích cụ thể về kế hoạch và mục đích, cô ấy đã đồng ý.
Theo số liệu của Cục điều tra dân số Mỹ, 58% thanh niên từ 18 đến 24 tuổi đang sống với cha mẹ.
Khi ở nhà cha mẹ, những người trẻ nhận được nhiều lợi ích. Ví dụ như họ có thể tiết kiệm được tiền đi thuê nhà bên ngoài, có cơ hội tiết kiệm để trả hết nợ, tính chuyện mua nhà trong tương lai... Tuy nhiên, con cái lớn ở nhà đồng nghĩa với việc tăng thêm chi phí cho bố mẹ.
Công ty Redfield & Wilton Strategies thực hiện cuộc thăm dò với 1.500 người trẻ ở Mỹ về suy nghĩ của họ liên quan đến chuyện cha mẹ tính tiền thuê nhà cho con cái.
57% người trong độ tuổi 20 cho rằng họ nên trả tiền cho cha mẹ để có "đặc quyền" này, ngay cả khi họ không cần tiền. 28% cho rằng cha mẹ không nên tính phí tiền nhà của con cái.
Mẹ chồng gia giáo bị con dâu cá tính chinh phục: Năm nào cũng mời đi nước ngoài
Năm thứ 3, Lan mở cửa hàng bán quần áo, mỹ phẩm. Cô Yến biết chuyện, kêu trời. “Cô nói học không lo học thì đừng hòng bước chân vô nhà này".">Cha mẹ Mỹ tính tiền thuê nhà với con: Cuộc sống không có gì miễn phí hoàn toàn
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs St. Pauli, 21h30 ngày 29/3: Tin vào cửa dưới
Ngôi nhà có tông màu chủ đạo trắng, vàng và bạc được chủ nhân khoác lên "chiếc áo" rực rỡ nổi bật. Cây thông Noel với đủ món đồ trang trí như thiệp mừng, hộp quà, dây kim tuyến, quả châu đẹp lung linh chiếm vị trí trang trọng ở phòng khách. Ca sĩ được bạn bè, khán giả khen khéo tay, có khiếu thẩm mỹ khi đăng ảnh căn biệt thự ấm cúng, ngập tràn sắc màu Giáng sinh do chính tay anh bày biện. Ngôi biệt thự của nam ca sĩ tại California (Mỹ) có sân rộng, vườn trồng nhiều hoa và cây ăn trái, bên hông nhà là gara để phương tiện di chuyển. Đàm Vĩnh Hưng chăm chút từng không gian khiến nhiều fan tỏ ý mong muốn tới đây chụp ảnh kỷ niệm. Dù đang gặp nhiều ồn ào với vụ kiện vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền nhưng Đàm Vĩnh Hưng vẫn không quên chăm sóc nhà cửa đón chào dịp lễ lớn nhất trong năm. Thiên Di
Ảnh: FBNVĐàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện tỷ phú Mỹ, thú nhận nóng giận quyết định sai
Đàm Vĩnh Hưng quyết định rút đơn kiện tỷ phú Gerard William sau vụ tai nạn tại Mỹ. Ca sĩ thừa nhận sự nóng giận khiến anh đưa ra quyết định không chính xác, trái với con người thật của mình.">Giữa ồn ào kiện tụng, Đàm Vĩnh Hưng trang hoàng nhà đẹp tại Mỹ đón Noel
Vở nhạc kịch 'Đứa con của Yêu tinh' được Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát SangsangMaru kết hợp dàn dựng mới ra mắt khán giả Thủ đô. Cuộc thi Sáng tác kịch bản cho trẻ em tại Việt Namđược tổ chức trên cơ sở tiếp nối thành công của những dự án giao lưu, đồng sáng tạo giữa nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát SangsangMaru. Hai đơn vị đã kết hợp dàn dựng một số vở nhạc kịch đặc sắc theo xu hướng sáng tạo đương đại trên thế giới và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo khán giả nhỏ tuổi.
Đây cũng là bước đi chủ động nhằm giới thiệu tới công chúng loại hình nhạc kịch còn khá mới mẻ tại Việt Nam, đưa hoạt động nghệ thuật cho trẻ em tiếp cận với các trào lưu trình diễn đương đại trên thế giới.
Ban tổ chức kỳ vọng, thông qua cuộc thi sẽ tìm ra những tác phẩm có thể kể câu chuyện của Việt Nam đủ sức lay động và chinh phục khán giả quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam thông qua nghệ thuật sân khấu.
Các tác phẩm dự thi tập trung khai thác những chủ đề gắn bó với đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, thể hiện được tinh thần dân tộc cũng như hội nhập với thế giới; sự quan tâm và trách nhiệm của cộng đồng xã hội, gia đình trong công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng; cổ vũ, tôn vinh những suy nghĩ, hành động tốt đẹp của thiếu niên, nhi đồng trong đời sống hiện đại; ca ngợi những tấm gương tiêu biểu của thiếu niên, nhi đồng trong sự nghiệp dựng xây đất nước; đề cập và phê phán những thói hư, tật xấu, các biểu hiện lệch chuẩn mà một bộ phận trẻ em gặp phải trong học tập, ứng xử với mọi người...
Các tác phẩm được sáng tác có thể dựa trên những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, dân gian, huyền thoại nhằm hướng cho các em có suy nghĩ, hành động đẹp đẽ, đề cao lòng tốt, sự dũng cảm, tinh thần vị tha và tình yêu thương...
Ban tổ chức sẽ trao bằng chứng nhận kèm theo tiền thưởng cho các tác giả đạt giải. Dự kiến trao 1 giải Nhất trị giá 100 triệu đồng, 1 giải Nhì 30 triệu đồng, 1 giải Ba 15 triệu đồng.
Lễ tổng kết trao giải thưởng dự kiến diễn ra vào mùa thu năm 2024.
Cuộc thi viết về chiến sĩ Trường Sơn anh hùng xưa và nayHướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/2024), Hội Trường Sơn Việt Nam phát động cuộc thi viết ‘Chiến sĩ Trường Sơn Anh hùng năm xưa và trong cuộc sống hôm nay’.">Tìm kịch bản sân khấu hay cho trẻ em tại Việt Nam
">
Car Awards 2024: Toyota Camry hybrid trẻ hóa, giữ giá trị cốt lõi