Ngành kinh tế tỷ phú đang bùng nổ khi ghi nhận giới siêu giàu tăng mạnh, số máy bay riêng đắt đỏ, siêu du thuyền hay các BĐS siêu cao cấp không ngừng được đặt mua.
Theo nghiên cứu của SuperYacht Times, số siêu du thuyền đã bán năm 2021 tăng gần 60% lên 523 chiếc so với cùng kỳ 2020 (hơn một phần tư là mua mới).
Ông Sam Tucker, Trưởng bộ phận kinh doanh du thuyền tại Vessels Value, một nhà cung cấp dữ liệu về vận tải biển cho biết lý do khiến doanh số bán siêu du thuyền tăng vọt là "nhu cầu về sự riêng tư và không gian riêng ngày càng tăng".
Michael Spencer - tỷ phú sáng lập NEX Group đã mua một chiếc Global 5500 của Bombardier năm 2021. Chuyên cơ G650ER, G700 của Gulfstream - những "dinh thự bay" được các tỷ phú khao khát cũng hot chưa từng thấy. Tỷ phú công nghệ Elon Musk hay Jeff Bezos cũng bay trên những chuyên cơ này. G650ER, G700 tới đây sẽ được Sun Air - hãng hàng không siêu sang của Sun Group đưa về Việt Nam khai thác, đưa nhu cầu thụ hưởng của giới thượng lưu Việt tiệm cận chuẩn mực xa xỉ toàn cầu.
Chuyên cơ, du thuyền là chưa đủ, BĐS siêu sang vốn chưa bao giờ nằm ngoài tầm ngắm của giới siêu giàu, lại càng được săn lùng trong 2 năm dịch bệnh. Knight Frank cho biết trung bình gần 2/3 tài sản của giới siêu giàu được phân bổ vào BĐS đặc biệt là BĐS trên đảo.
Tại Sentosa, nơi các dinh thự lớn có bến du thuyền riêng, doanh số giao dịch BĐS tăng gấp 3 so với cùng kỳ 2020, đạt 140 triệu USD trong nửa đầu năm 2021. Giá nhà tại khu vực này cũng tăng 7%.
Hot chưa từng thấy là những hòn đảo tư nhân. Chi phí phát triển đảo hoàn chỉnh với đầy đủ cơ sở hạ tầng có thể "ngốn" thêm 50 triệu USD ngoài giá mua. Phí bảo trì và thuê nhân viên sẽ tốn từ 200.000 đến 1 triệu USD/năm… cũng không làm giảm sức hút của các đảo riêng. Theo ghi nhận từ Knight Frank, sự quan tâm đối với đảo tư nhân đã tăng gấp 7 lần trong năm 2020.
Có thể thấy, định nghĩa của siêu giàu hiện nay không chỉ là siêu xe, trang sức, thời trang hàng hiệu… mà là chuyên cơ, du thuyền, BĐS xa xỉ trên đảo.
Không nằm ngoài xu hướng đó, nhu cầu về du thuyền, chuyên cơ, BĐS trên đảo du lịch cũng “nóng ran” trên thị trường Việt Nam, khi mức tăng trưởng số người siêu giàu ở Việt Nam là 26%, ngang ngửa Hong Kong và Đài Loan.
Săn tìm “tấm hộ chiếu” tại Hon Thom Paradise Island
Đón nhu cầu trải nghiệm dịch vụ xa xỉ của giới siêu giàu, Sun Group vừa công bố nhiều dự án mới, đầu tiên phải kể đến việc ra mắt hãng hàng không siêu sang Sun Air.
Sun Air vừa công bố trở thành đại diện độc quyền của thương hiệu chuyên cơ siêu sang Gulfstream tại Việt Nam. Đồng thời, Sun Property - thương hiệu BĐS cao cấp của Sun Group cũng công khai kế hoạch đưa Hòn Thơm (Phú Quốc) thành Đảo Thiên Đường với mô hình Siêu Tổ hợp Giải trí - Nghỉ Dưỡng - Đầu tư tầm vóc quốc tế, được gọi tên Hon Thom Paradise Island.
Hợp phần đầu tiên của dự án - Sun Iconic Hub vừa ra mắt cuối tháng 3 này khiến giới thượng lưu đứng ngồi không yên. Sun Iconic Hub tọa lạc tại Bãi Trào - một trong những bãi biển đẹp trứ danh của Phú Quốc, là 1 trong 3 hợp phần quan trọng của Hon Thom Paradise Island gồm: Sun Iconic Hub, Sun Festival Avenue và Sun Retreat Village.
Sun Iconic Hub gồm 2 phân khu: The Sailing Bay và The Santo Port, được xem như “tuyên ngôn” của Đảo Thiên Đường với những tuyệt phẩm kiến trúc hứa hẹn trở thành công trình biểu tượng. Phân khu The Sailing Bay sở hữu hệ thống Commercial Villa, Boutique Hotel bên biển Bãi Trào, và đặc biệt là toà nhà Cánh Buồm do “người khổng lồ” 10 Design thiết kế.
“Tòa tháp gợi hình ảnh cánh buồm no gió khổng lồ căng tràn sức sống vươn ra biển lớn Các phòng khách sạn sang trọng được đặt ở phần thân toà nhà, trên đường cong của cánh buồm, với tầm nhìn ra đại dương và cảnh quan bên ngoài. Chạy dọc theo đường cong của bãi biển hình cánh cung là hệ thống Commercial Villa và Boutique Hotel siêu sang được thiết kế với không gian mở đưa con người đến gần với thiên nhiên thông qua hồ bơi vô cực, không gian ngoài trời, lối đi thẳng ra bãi biển riêng”, 10 Design chia sẻ ý tưởng thiết kế các công trình bên biển Bãi Trào.
Nằm tại phân khu The Santo Port là chuỗi shophouse sát biển phối màu trắng, xanh dương, nằm tựa lưng vào núi đồi, thoải dần xuống biển đẹp tựa Santorini (Hy Lạp) huyền thoại. Lấy cảm hứng từ không gian được tạo bởi ánh sáng, hình khối và sắc độ của những ngôi làng trên đảo Santorini - một trong những nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất hành tinh, kết hợp với vật liệu địa phương và cảnh quan nhiệt đới, đội ngũ kiến trúc sư của Sun Group sẽ mang “tinh thần Santorini” đến Hòn Thơm.
Không chỉ mê đắm bởi kiến trúc đẹp như tranh, giới thượng lưu còn choáng ngợp với hệ thống tiện ích, dịch vụ đẳng cấp tại Sun Iconic Hub. Nếu The Santo Port hội tụ loạt tiện ích nội khu đỉnh cao như vịnh du thuyền, clubhouse, đài quan sát, VIP lounge, quảng trường, bãi đỗ trực thăng… thì The Sailing Bay lại sở hữu mega mall, trung tâm giải trí trong nhà, wellness center, night club, dịch vụ siêu cao cấp, cùng vô số trò chơi giải trí trên mặt nước hứa hẹn mang trải nghiệm thương mại trọn vẹn và tận hưởng sự thư giãn tại thiên đường chốn nhân gian.
Vừa là tổ hợp giải trí siêu sang bên bờ biển đẹp trứ danh của Hòn Thơm, Sun Iconic Hub còn mang tới cho chủ nhân các căn commercial villa, boutique hotel cơ hội đầu tư, kinh doanh cho khách hàng thượng lưu với dòng khách khổng lồ đến từ nhiều hướng: khách du lịch tại Sun World Hon Thom Nature Park, khách đến Đảo Thiên Đường bằng du thuyền, khách trải nghiệm Tòa nhà Cánh Buồm và hợp phần Sun Iconic Hub.
Không quá khi nói rằng, sở hữu bất động sản tại Sun Iconic Hub là nắm trong tay tấm passport đầu tiên để trở thành cư dân danh giá trên Đảo Thiên Đường Hon Thom Paradise Island.
Doãn Phong
" alt=""/>Khởi động cuộc đua trở thành cư dân đầu tiên của Hon Thom Paradise IslandCả chung cư 18 tầng sắp ra đường vì bị siết nợ
Kỷ lục Việt Nam: Hơn 300 căn nhà ở xã hội bán 15 lần vẫn ‘ế’
Thông tin trên vừa được HoREA đưa ra trong một báo cáo trình các cơ quan chức năng tại TP.HCM. HoREA cho rằng, một trong những điểm nghẽn của thị trường bất động sản là hoạt động chuyển nhượng toàn bộ dự án, chuyển nhượng một phần dự án. Hiện nay, nhu cầu chuyển nhượng dự án rất lớn. Trong đó, có nhiều dự án đã được thế chấp làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tín dụng, kể cả các khoản nợ xấu ngân hàng.
“Chuyển nhượng dự án là hoạt động kinh doanh bình thường, theo nhu cầu của các doanh nghiệp, nhưng theo các quy định pháp luật hiện hành, chủ đầu tư phải giải phóng mặt bằng và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì mới được chuyển nhượng dự án, nên trên thực tế việc chuyển nhượng dự án rất khó khăn”, HoREA đánh giá.
![]() |
Nhiều dự án không chuyển nhượng được vì vướng quy định |
Hiệp hội cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2018, mới có 15/23 hồ sơ chuyển nhượng dự án được chấp thuận. Do vậy, chưa tạo điều kiện cho nhà đầu tư mới có năng lực thay thế chủ đầu tư cũ, để khởi động lại các dự án đã bị ngừng triển khai, cũng như chưa tạo được sự thông thoáng trong thị trường chuyển nhượng dự án, và có thêm nguồn thu thuế cho ngân sách nhà nước. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng đã có hơn 500 dự án bị thu hồi chủ trương đầu tư, bị "đắp chiếu, trùm mền", là "hàng dự án tồn kho", nhưng chưa đủ điều kiện chuyển nhượng.
“Điều 10 Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, đã quy định các điều kiện xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản. Trong đó, có điều kiện dự án "Có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền", bao gồm tài sản bảo đảm là dự án bất động sản đã có Giấy chứng nhận hoặc dự án chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đây là cơ chế mới, khác với quy định tại Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản nêu trên. Cơ chế mới này cần được bổ sung vào Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản, để tạo sự thông thoáng trong hoạt động chuyển nhượng toàn bộ dự án, hoặc một phần dự án có sử dụng đất”, HoREA kiến nghị.
Liên quan đến thủ tục triển khai dự án, trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM đã phát hiện có 215 dự án có dấu hiệu chậm triển khai, trong tổng số 2.758 dự án được rà soát, trong kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn. Sở này cũng được nhận chỉ đạo xem xét lại tính pháp lý của các dự án này, đề xuất xử lý phù hợp.
Theo Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Toàn Thắng, việc rà soát tất cả các dự án hiện đã được đưa vào kế hoạch sử dụng đất, trong thời gian từ 2016-2020, được thực hiện theo Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ, với sự chỉ đạo của UBND TP.HCM.
“Trong báo cáo đề xuất, UBND TP.HCM giao Sở TN&MT, trong quý IV, tức là từ nay tới tháng 12/2018, phải tập trung đề xuất xử lý luôn 215 dự án này, vì có dấu hiệu chậm triển khai so với yêu cầu”, ông Thắng cho biết.
Quốc Tuấn
Ít có ngành nào chuyện giàu lên hay phá sản, lại thu hút sự quan tâm đặt biệt như bất động sản. Phải chăng những người phất lên là nhờ may mắn hay có bí mật đặc biệt?
" alt=""/>Dự án “đắp chiếu” la liệt vì vướng thủ tục