Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên thương mại hóa mạng 5G vào tháng 4 năm ngoái. Trên lý thuyết, mạng 5G có thể đạt tốc độ nhanh hơn 20 lần so với 4G LTE. Tất nhiên tốc độ mạng thực tế chưa đạt được như vậy.
Báo cáo gần đây cho thấy mạng 5G của Hàn Quốc vẫn còn chậm hơn nhiều so với hứa hẹn. Tốc độ tải xuống 5G trung bình ở nước này mới đạt 690,47 Mbps, chỉ nhanh hơn 4 lần so với tốc độ 4G LTE hiện tại.
Các nhà mạng di động Hàn Quốc hiện đang chuẩn bị triển khai các công nghệ mới, chẳng hạn như tạo dựng phiên bản 5G standalone, hay ứng dụng băng tần sóng milimet, để tăng chất lượng và tốc độ đường truyền.
Trong khi đó, số lượng thuê bao 4G LTE của Hàn Quốc tiếp tục giảm, giờ chỉ còn 53,3 triệu thuê bao, giảm khoảng 680.000 so với tháng 10.
Anh Hào (Theo Yonhap News)
Dữ liệu từ Counterpoint Research cho thấy, iPhone 12 trở thành điện thoại di động 5G được bán nhiều nhất thế giới trong tháng 10 năm nay, và đây là số liệu ghi nhận được chỉ trong 2 tuần.
" alt=""/>Số lượng thuê bao 5G ở Hàn Quốc tăng nhanh nhờ iPhone 12Là sản phẩm do VNPT làm chủ hoàn toàn về công nghệ, VNPT eKYC giúp xác minh, nhận dạng và trích xuất thông tin chính xác từ hình ảnh và giấy tờ cá nhân. Nền tảng được nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện dựa trên các công nghệ mũi nhọn của cách mạng 4.0 như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, nhận dạng sinh trắc học.
Chia sẻ tại sự kiện ra mắt, ông Ngô Diên Hy, Tổng giám đốc VNPT IT nhấn mạnh, một trong những yếu tố quan trọng và cấp thiết hàng đầu của công cuộc chuyển đổi số chính là định danh điện tử. “Vì thế, để cụ thể hóa mục tiêu tiên quyết này, đội ngũ chuyên gia hàng đầu của VNPT đã miệt mài nghiên cứu phát triển các giải pháp dựa trên công nghệ 4.0 và sớm cho ra đời nền tảng định danh điện tử VNPT eKYC. Đây là sản phẩm công nghệ hoàn toàn do người Việt làm chủ, để phục vụ và tối ưu cho các bài toán của Việt Nam”, ông Hy nói.
![]() |
Tổng giám đốc VNPT IT Ngô Diên Hy cho biết, trong năm 2020 – 2021, VNPT sẽ xúc tiến đưa nền tảng VNPT eKYC trở thành công nghệ lõi phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế số đáp ứng đa lĩnh vực. |
Theo đại diện nhóm phát triển nền tảng, với việc sở hữu tập dữ liệu lớn của riêng người Việt và khả năng OCR (nhận dạng chữ) chính xác cao, VNPT eKYC có thể nhận dạng khách hàng, xác thực giấy tờ, kiểm tra gian lận và hỗ trợ khách hàng thông qua video call. VNPT eKYC còn có thể cảnh báo các trường hợp bất thường như có dấu hiệu tẩy xóa, mờ, nhòe, bị che thông tin, phát hiện giấy tờ chụp lại qua màn hình máy tính, điện thoại, phát hiện Chứng minh nhân dân cắt góc, quá hạn.
Bên cạnh đó, việc tích hợp trên nhiều nền tảng, ứng dụng khác của VNPT giúp VNPT eKYC có ưu thế nổi bật về tốc độ xử lý tức thời và đảm bảo an toàn thông tin. Nền tảng này là sản phẩm ứng dụng công nghệ lõi, là cơ sở để VNPT và các đối tác công nghệ liên kết nghiên cứu ra những giải pháp mới, giúp tích hợp và phát triển chuỗi giải pháp tổng thể.
Mô hình SaaS/PaaS cho phép VNPT eKYC hỗ trợ khách hàng nhanh chóng. Khách hàng có thể chủ động tích hợp API/SDK trên website (https://ekyc.vnpt.vn/vi ) và lựa chọn gói cước phù hợp với nhu cầu.
Đại diện nhóm phát triển cho biết thêm, VNPT eKYC có thể cung cấp ở dạng nền tảng (platform). Dựa trên đó các doanh nghiệp công nghệ số có thể phát triển thêm ứng dụng phần mềm, tiện ích khác nhằm cung cấp, phục vụ cho khách hàng. Đặc biệt, với các công ty startup về công nghệ, ứng dụng luôn VNPY eKYC sẽ đảm bảo có nền tảng mạnh về tính năng, an toàn thông tin, dễ dàng và nhanh chóng hình thành sản phẩm để kinh doanh
Theo thống kê, lưu lượng chạy qua nền tảng VNPT eKYC là mỗi ngày có khoảng 500.000 – 1.000.000 giao dịch. Sau hơn 1 năm dịch vụ được cho ra mắt, nền tảng đã đạt gần 200 triệu giao dịch. Để kích cầu, VNPT đang đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt đối với khách hàng đăng ký mới trong năm 2020 với cơ hội trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng của sản phẩm cùng với cam kết hỗ trợ chính sách giá tối đa.
![]() |
Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng cho biết, Cục sẽ hình thành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thống nhất để đánh giá các nền tảng công nghệ "Make in Vietnam". |
Đánh giá cao giải pháp định danh điện tử VNPT eKYC, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT nhận định giải pháp này như tấm giấy thông hành để mọi người có thể bước vào thế giới số: “Ở đời thực, chúng ta có nhu cầu biết ai là ai, từ đó biết ai được làm gì và ai đã làm những gì. Câu chuyện biết ai là ai là câu chuyện đầu tiên – tấm giấy thông hành cho mỗi cá nhân, tổ chức bước vào thế giới số”.
Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số
VNPT eKYC là một trong những nền tảng số “Make in Vietnam” được Bộ TT&TT lựa chọn giới thiệu và bảo trợ về truyền thông để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng đạt thành mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Để thúc đẩy phát triển các nền tảng “Make in Vietnam”, góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, trong khoảng 20 tuần vừa qua, Bộ TT&TT đã liên tục tổ chức những “Ngày Thứ Sáu công nghệ” - sự kiện ra mắt nền tảng công nghệ số của Việt Nam. Đến nay, Bộ TT&TT đã tổ chức gần 20 sự kiện để giới thiệu và công bố bảo trợ gần 30 nền tảng số “Make in Vietnam”.
Theo đại diện Cục Tin học hóa, việc lựa chọn các nền tảng “Make in Vietnam” giới thiệu trong “Ngày Thứ Sáu công nghệ” gồm 2 bước: sàng lọc sơ bộ và đánh giá.
Cụ thể, ở bước 1, các nền tảng được chọn đều đã được áp dụng, chứng minh và thu được hiệu quả trong thực tiễn. Tiếp đó, Cục Tin học hóa sẽ đánh giá về kỹ thuật để đảm bảo nền tảng được chọn đáp ứng yêu cầu về chức năng, hiệu năng, an toàn an ninh mạng, lưu trữ và bảo mật dữ liệu cũng như bảo vệ dữ liệu cá nhân.
“Sau khi đánh giá, chúng tôi sẽ cấp cho các nền tảng “Make in Vietnam” một kết quả đánh giá như một mốc ghi nhận thể hiện lòng tin của khách hàng. Tới đây, chúng tôi sẽ hình thành ra một hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thống nhất để đánh giá các nền tảng”, đại diện Cục Tin học hóa chia sẻ thêm.
Theo đại diện VNPT, tập đoàn cam kết tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ, Bộ TT&TT trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Cụ thể, trong năm 2020 – 2021, VNPT sẽ xúc tiến mạnh mẽ đưa nền tảng định danh điện tử VNPT eKYC trở thành công nghệ lõi phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế số đáp ứng đa lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, viễn thông, y tế, giáo dục, thương mại điện tử, kho vận…Thay đổi thói quen ăn uống sẽ làm giảm tử vong liên quan đến béo phì, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường loại 2 và ung thư.
Aimen Sattar, một trong những nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu, cho biết phân tích ghi nhận lợi ích đáng kể của việc cải thiện chế độ ăn uống.
Theo Daily Mail,một chế độ ăn nghèo nàn - được định nghĩa là ăn quá nhiều muối và không đủ ngũ cốc, trái cây, rau, omega-3, các loại hạt - được cho là nguyên nhân gây ra 11 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm vì các bệnh như đột quỵ và ung thư đại trực tràng, bệnh tim.
Cắt giảm tiêu thụ thịt cũng có liên quan đến việc ngăn chặn chết sớm.
Theo các phát hiện được công bố trên tạp chí The Lancet Planetary Health, việc chuyển hướng sang chế độ ăn nhiều thực vật hơn có thể ngăn ngừa gần 2.600 ca tử vong sớm trên một triệu người vào năm 2060.
Với dân số thế giới sẽ vượt quá 10 tỷ vào năm đó, điều này có nghĩa chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp giảm 26 triệu ca tử vong vào năm 2060.
Theo chiến lược trên, mọi người tiêu thụ 2.400 calo mỗi ngày - với 820 calo từ ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì và ngô.
720 calo đến từ trái cây và rau, 350 calo từ các sản phẩm động vật như thịt bò, thịt gà và trứng.
Phần còn lại đến từ dầu, bột, đường và các loại củ giàu tinh bột, chẳng hạn như khoai tây.
Mô hình này giả định mọi người đang có có chế độ ăn 2.600 calo mỗi ngày, phần lớn từ các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt (900), sản phẩm động vật (620) và dầu, đậu (492).
Các tính toán cũng cho thấy việc chuyển đổi sang chế độ ăn uống lành mạnh hơn làm giảm việc sử dụng phân bón nitơ xuống 40 triệu tấn và lượng nước tưới cho các cánh đồng.
Lý do là mọi người ăn ít thịt đồng nghĩa ít đất được sử dụng để cung cấp thức ăn chăn nuôi.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, một người đàn ông trung bình cần 2.500 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng hợp lý. Đối với phụ nữ, con số đó khoảng 2.000 calo.