Chương trình thực hiện dưới sự phối hợp của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công ty Honda Việt Nam.Năm 2018, tổng kết sau 10 năm thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy trên tất cả tuyến đường cho thấy tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em hiện còn thấp, ở mức 35-37%, trong khi tỷ lệ này ở người lớn là hơn 90%. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ thương tích do TNGT ở trẻ em có xu hướng gia tăng.
Đứng trước thực trạng này, chung tay cùng Chính Phủ, bên cạnh các hoạt động đào tạo an toàn giao thông, Honda Việt Nam đã phối hợp với Uỷ ban ATGT Quốc gia, Bộ GD&ĐT xây dựng và triển khai chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh bước vào lớp 1 trên toàn quốc bắt đầu từ năm 2018 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”.
Ngay sau Lễ công bố và ký kết, Công ty Honda Việt Nam đã gấp rút chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện sản xuất, cung cấp mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, đảm bảo 100% học sinh bước vào lớp 1 trên toàn quốc được nhận mũ.
Sau 3 năm thực hiện từ năm 2018 đến nay đã có gần 6 triệu mũ bảo hiểm đạt chuẩn được trao tận tay các em học sinh bắt đầu bước vào lớp 1 tại tất cả các trường Tiểu học trên phạm vi toàn quốc vào dịp khai giảng năm học mới.
Không chỉ được nhận món quà ý nghĩa về mặt vật chất, các em còn được học bài học về cách đội mũ bảo hiểm đúng cách, an toàn thông qua hơn 1.500 chương trình do hệ thống các cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm và các cấp chính quyền địa phương và nhà trường tổ chức.
Để góp phần tuyên truyền kiến thức ATGT & nâng cao tỷ lệ đội mũ bảo hiểm của các em học sinh, hàng loạt các hoạt động đồng hành đã được sôi nổi diễn ra, điển hình là Sự kiện đi bộ vận động toàn dân đội mũ bảo hiểm cho trẻ em tại Hà Nội và Tp.HCM, thu hút gần 10,000 người tham gia. Hoạt động nổi bật này đã tuyên truyền kiến thức an toàn giao thông và nâng cao nhận thức của người dân về việc chấp hành đội mũ bảo hiểm cho con em mình, tạo sự lan tỏa tích cực góp phần nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông.
 |
|
Để đánh giá hiệu quả của Chương trình "Giữ trọn Ước mơ", chương trình khảo sát tỷ lệ đội mũ bảo hiểm của trẻ em đã được thực hiện tại 63 tỉnh thành cho thấy tỷ lệ đội mũ bảo hiểm ở trẻ em đã đạt 79%, tăng 42% so với trước năm 2018. Đây là kết quả rất đáng tự hào từ những nỗ lực không ngừng của các bên phối hợp trong việc nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm trong người dân, đặc biệt là trẻ em, giúp giảm thiểu chấn thương do tai nạn giao thông ở trẻ nhỏ, góp phần bảo vệ thế hệ tương lai của Việt Nam.
Trong thời gian tới, HVN sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động phối hợp với các cơ quan Chính phủ và các Hệ thống cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm trên toàn quốc để triển khai các chương trình tập huấn ATGT trên cả nước như “Sân chơi ATGT”, “ATGT cho nụ cười trẻ thơ”, “ATGT cho nụ cười ngày mai” cho học sinh tiểu học, THCS, THPT, bên cạnh các chương trình đào tạo trực tiếp cho hàng triệu Đoàn viên, thanh niên, lực lượng cảnh sát giao thông, cũng như khách hàng và người dân địa phương.
Đặc biệt, Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” phiên bản “Vui Giao thông” được thực hiện nhằm nâng cao tỷ lệ nhận thức về ATGT trong trẻ em độ tuổi Mầm non nhận được sự yêu mến và hưởng ứng tích cực.
“HVN sẽ tiếp tục nỗ lực mang đến những sản phẩm cũng như giá trị gia tăng để góp phần trong việc tạo dựng một môi trường giao thông Việt Nam văn minh và an toàn”, đại diện HVN nhấn mạnh.
Minh Ngọc
" alt="Trao gần 6 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 toàn quốc"/>
Trao gần 6 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 toàn quốc

- Bác tôi có một ngôi nhà, sổ đỏ mang tên bác tôi. Bác tôi có một đời chồng trước sinh được hai con trai, hai con gái. Đời chồng sau sinh được một con gái. Cả hai người chồng đã mất không để lại di chúc. Bây giờ bác tôi bán nhà để chia thừa kế. Bác tôi dự định khoản tiền bán nhà sẽ chia làm hai phần bằng nhau. Bác tôi sở hữu 1 phần. Phần còn lại chia đều cho 5 người con. Xin hỏi: - Việc chia thừa kế như thế có đúng luật không?
- Thủ tục để chia thừa kế như trên là như thế nào cho đúng luật?

|
Bác tôi phải chia nhà ra sao cho hợp lí? (Ảnh minh họa) |
Mặc dù ngôi nhà mang tên bác bạn, nhưng nếu ngôi nhà có được sau khi kết hôn thì theo Luật Hôn nhân gia đình được xác định là tài sản chung vợ chồng, nếu không có căn cứ chứng minh đó là tài sản riêng. Bạn không cung cấp rõ thông tin ngôi nhà trên là tài sản chung của bác bạn với người chồng thứ nhất, hay người chồng thứ hai hay là tài sản riêng của bác bạn nên chúng tôi chia ra các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất,ngôi nhà trên là tài sản riêng của bác bạn.
Nếu đây là tài sản riêng thì bác bạn có quyền quyết định trong việc chuyển nhượng, mua bán, tặng cho và chia số tiền bán căn nhà trên theo điều 44 Luật Hôn nhân gia đình 2014.
Trường hợp thứ hai,ngôi nhà trên thuộc sở hữu chung của bác bạn và người chồng thứ nhất.
Khi người chồng thứ nhất mất không để lại di chúc thì di sản được chia theo pháp luật. Di sản thừa kế trong trường hợp này là giá trị một nửa căn nhà. Những người được hưởng thừa kế là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm bác bạn và bốn người con của bác bạn với người chồng thứ nhất. Mỗi người sẽ được phần di sản bằng nhau theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự 2005:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
½ giá trị căn nhà thuộc sở hữu của bác bạn. ½ căn nhà là di sản thừa kế được chia đều cho bác bạn và những người con.
Về thủ tục để chia thừa kế, bác bạn và những người thừa kế tiến hành khai nhận thừa kế, sau đó lập biên bản thỏa thuận phân chia di sản tại tổ chức công chứng nơi có bất động sản. Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng tử của bố bạn;
+ Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;
+ Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em bạn; giấy chứng tử của ông bà nội; giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ bạn …).
- Thủ tục:
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.
Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng.
Trường hợp thứ ba,ngôi nhà trên thuộc sở hữu của bác bạn và người chồng thứ hai. Khi người chồng thứ hai mất, di sản thừa kế trong trường hợp này là một nửa giá trị căn nhà. Những người hưởng thừa kế trong trường hợp này là bác bạn và con gái chung giữa bác bạn và người chồng thứ hai. Mỗi người sẽ có quyền hưởng phần thừa kế bằng nhau theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự 2005 trên. Nên ở trường hợp này, này bác bạn có quyền hưởng một nửa giá trị căn nhà (do chia tài sản chung vợ chồng) cộng một phần hai giá trị nửa căn nhà được hưởng do thừa kế.
Bác bạn có thể tham khảo các trường hợp trên để xác định việc chia thừa kế đúng quy định pháp luật.
Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
" alt="Con chồng trước chồng sau, chia nhà thế nào cho công bằng?"/>
Con chồng trước chồng sau, chia nhà thế nào cho công bằng?
Nghị định này quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập (gọi chung là cơ sở giáo dục), bao gồm: quản lý các hoạt động giáo dục; thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý các hoạt động giáo dục; trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục.Đối tượng áp dụng là nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập, trường mầm non, lớp mầm non độc lập công lập (gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non); trường tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học công lập (gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông); cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nghị định quy định rõ việc thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý các hoạt động giáo dục.
Trong đó, nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
Theo đó, người đứng đầu cơ sở giáo dục phải tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động tham gia xây dựng kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục; trình Hội đồng trường phê duyệt các kế hoạch trước khi tổ chức thực hiện.
Cùng đó, phải tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục; quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa, bảo đảm đúng mục đích, công bằng, công khai, minh bạch.
Tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục theo quy định; tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động tham gia đánh giá chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở.
Công khai mục tiêu chất lượng giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả tuyển sinh, kết quả giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Mặt khác, nghị định cũng quy định trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục.
Theo đó, nhóm đối tượng này phải tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Tham gia tổ chức tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Tham gia giám sát việc tổ chức tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/̀5/2021.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thi hành nghị định này.
Quý độc giả có thể xem toàn văn Nghị định 24/2021/NĐ-CP TẠI ĐÂY
Thanh Hùng

Đại sứ Phần Lan: 'Thành công của giáo dục Phần Lan nhờ tôn trọng vị trí giáo viên'
Đó là chia sẻ của ông Kari Kahiluoto - Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam tại diễn đàn “Giáo dục Phần Lan: Cánh cửa mở ra thế giới” được tổ chức ngày 21/3 tại Hà Nội.
" alt="Nghị định 24/CP về quản lý cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập"/>
Nghị định 24/CP về quản lý cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập