Không ai nuôi ai cả
![]() |
Ca sĩ Mỹ Lệ cho rằng cần có cái nhìn khách quan và công bằng hơn đối với các nghề nghiệp thuộc lĩnh vực nghệ thuật. |
Chia sẻ với VietNamNet, Mỹ Lệ nói chị lặng lẽ quan sát vụ việc lúc mới bắt đầu nổ ra. Khi ồn ào lên đỉnh điểm, chị nghĩ mình cần lên tiếng để qua đó đóng góp ý kiến của bản thân.
"Theo tôi nghệ sĩ đang bị xúc phạm rất nghiêm trọng. Chúng tôi bị lăng nhục từ một nhân vật ai cũng biết. Họ mỗi ngày lên mạng chửi rủa, nhục mạ hết người này đến người khác. Điều lạ là chúng tôi càng không lên tiếng lại càng bị mắng gay gắt. Điều này nghe rất chói tai và bức xúc. Chúng tôi mong các cơ quan chức năng vào cuộc để đòi lại công bằng cho giới nghệ sĩ", chị chia sẻ.
Theo Mỹ Lệ, nghệ thuật suy cho cùng cũng như bao nhiêu ngành nghề khác trong xã hội - đều tạo ra hệ giá trị cho cuộc sống. Tất cả đều là sự cộng sinh, bổ trợ cho nhau, không ai vay mượn ai. Do đó, chỉ nên hiểu từ "nuôi" ở đây theo phương diện ưu ái, yêu mến từ khán giả và không nên đánh tráo khái niệm để câu chuyện dẫn đến sai lệch.
"Tiền bạc, kinh tế kể cả nghĩa đen hay nghĩa bóng đều không đúng và không phù hợp. Nghệ sĩ tạo ra sản phẩm cũng bỏ tiền đầu tư, không xin ai. Khi sản phẩm thành công, họ thu được lợi nhuận và ngược lại lỗ cũng tự mình chịu. Do đó, nếu nói khán giả "nuôi" là không đúng. Có chăng là sự trân trọng, tình cảm của mọi người dành cho nhau thôi", nữ ca sĩ cho hay.
![]() |
Nhạc sĩ Nguyễn Quang thẳng thắn nêu quan điểm: "Hãy từ bỏ ngay tư duy khán giả nuôi nghệ sĩ". |
Nhạc sĩ Nguyễn Quang nêu quan điểm trong mối quan hệ của nghệ sĩ - khán giả, không có ai nuôi ai. Tất cả đều đánh đổi lao động của mình để kiếm sống.
"Hãy từ bỏ ngay tư duy khán giả nuôi nghệ sĩ đi. Không ai nuôi ai cả. Người nghệ sĩ cũng cần khán giả đến xem nhưng không cần khán giả nuôi họ. Nghệ thuật phải bỏ sức lao động ra mới có nên khán giả cũng phải bỏ sức lao động ra mới có tiền mua vé vào xem nghệ sĩ trình diễn. Để rồi người nghệ sĩ có tiền ngày mai lại ra chợ mua gạo của người khán giả bán. Vậy thì cuối cùng ai nuôi ai?
Trong cuộc sống nếu chúng ta cần nhau phải nương tựa nhau, còn nếu không cần nhau đâu cần phải hỗ trợ gì nhau nữa", Nguyễn Quang nói. Nam nhạc sĩ bày tỏ nếu không làm nghệ thuật, anh và nhiều đồng nghiệp vẫn có thể sống và làm giàu được bằng nghề khác.
Nghệ sĩ không thành công nếu thiếu vắng tình thương khán giả!
Danh ca Phương Dung nói 60 năm ca hát, bà luôn trân trọng tình cảm và sự quý mến công chúng. Theo bà, mối quan hệ cả hai là không thể đánh giá hay soi xét vì đều bổ trợ lẫn nhau. "Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm, muốn thành công phải được khán giả ủng hộ. Ngược lại, khán giả muốn tìm cái hay, cái đẹp của đời sống thì đến với chúng tôi.
Là nghệ sĩ, tôi tin không ai dại gì để phát ngôn mình không cần khán giả. Chỉ mong các em, cháu khi phát biểu cần giữ sự bình tĩnh, cẩn thận ngôn từ để tránh gây hiểu lầm ảnh hưởng đến mình và mọi người xung quanh", bà nói với VietNamNet.
Trong khi đó, Diva Thanh Lam gọi mối quan hệ với khán giả là tình cảm mang tính tương sinh tốt đẹp mà những người làm nghề như chị luôn cố gắng gìn giữ: "Tôi rất xúc động khi thấy những nghệ sĩ lớn có được những khán giả trung thành. Họ yêu thương, dõi theo thần tượng của mình suốt từ khi còn trẻ tới khi về già. Với tôi, những đêm diễn nhìn khán giả đứng ngồi dưới mưa nghe mình hát say sưa, trong đó có những khán giả trẻ chỉ 19, 20 tuổi mang đến niềm hạnh phúc vô bờ".
Theo chị, chính những yêu thương đó là năng lượng nuôi dưỡng tâm hồn người nghệ sĩ với niềm đam mê nghệ thuật, không ngừng sáng tạo và vượt qua chính mình trên con đường nghề chông gai.
![]() |
Lý Hải cho rằng các dự án anh thực hiện sẽ không thành công nếu thiếu đi sự ủng hộ khán giả. |
Lý Hải ngẫm hành trình làm nghề của anh từ khi còn là ca sĩ đến khi chuyển qua sản xuất phim đều có sự đồng hành của khán giả. Nam đạo diễn tin rằng không chỉ riêng Việt Nam mà kể cả thế giới, không nghệ sĩ nào thành công nếu thiếu vắng tình thương của công chúng.
"Tôi sản xuất 5 phần phim Lật mặtvà may mắn đều đạt doanh thu phòng vé khả quan. Mỗi tấm vé các bạn bỏ tiền ra mua chứng tỏ tình cảm và sự yêu quý dành cho chúng tôi. Tôi tin chính sự ủng hộ của bà con mà điện ảnh Việt ngày càng có nhiều phim doanh thu đạt trăm tỷ. Những điều ấy thật sự đáng quý biết bao", anh nói.
Trong cuộc tranh luận trên, NSƯT Công Ninh xin phép không bàn luận vì câu chuyện từ đầu vốn dĩ đã không cùng một hệ giá trị. Anh mong câu chuyện khép lại bởi sau cùng người tổn thương nhất vẫn là những người trong cuộc. "Nghệ sĩ làm nghệ thuật bởi đam mê, tài năng nhưng chính khán giả mới là người chắp cánh cho chúng tôi thăng hoa. Trong showbiz sẽ có người nổi tiếng, người ít được chú ý hơn thế nhưng thế mới là cuộc sống", anh nói.
Ca sĩ Phương Thanh cũng cho rằng nghệ thuật không nên mua - bán bằng tiền bởi nó thuộc về lĩnh vực đặc thù. Mỗi bên vì thế luôn trân trọng và "cần" nhau trong cuộc sống. Các ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Nguyên Vũ, Đại Nhân... cũng đăng tải mạng xã hội bài viết với quan điểm tương tự.
Thúy Ngọc
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long phân tích chuyện khán giả và nghệ sĩ: Ai nuôi ai?
" alt=""/>Nghệ sĩ Việt phải bỏ ngay tư duy khán giả nuôi nghệ sĩ điVới sự nghiệp âm nhạc khá đồ sộ - Hồ Hoài Anh - có thể nói, có những đóng góp xuất sắc. Là giảng viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Hồ Hoài Anh - ở vị trí người thầy - góp phần đào tạo nguồn lực âm nhạc cho đất nước. Tròn vai người nghệ sĩ, người thầy là cả quá trình tôi luyện.
Khán giả yêu mến, học trò của Hồ Hoài Anh, lúc này nghĩ gì, “nộ - ố” là một lẽ nhưng sâu xa hơn, họ đau đáu vì bị mất đi điều quý giá, là điểm tựa để đủ năng lượng cho những lần bật nhảy nâng tầm đạo đức. Theo Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, hội đồng kỷ luật của đơn vị đã kỷ luật giảng viên Hồ Hoài Anh bằng hình thức cảnh cáo, trừ thi đua. Sẽ tiếp tục cân nhắc để đưa ra hình thức xử lý tiếp sau khi có kết luận từ phía Tây Ban Nha.
Trong khi đó, diễn viên Hồng Đăng chưa bị kỷ luật ở mức như Hồ Hoài Anh. Lãnh đạo Nhà hát Kịch Hà Nội có đưa ra lời giải thích, đợi kết quả điều tra bên Tây Ban Nha, kết luận của cơ quan chức năng sẽ xử lý một thể chứ không phải là không kỷ luật. Điều này không được nhiều người chấp nhận vì bỏ đơn vị đi nước ngoài mấy tháng không xin phép là vi phạm nghiêm trọng quy định hiện hành về quản lý công chức, viên chức. Còn sai phạm của Hồng Đăng tại Tây Ban Nha (nếu sau này có kết luận đầy đủ) lại là câu chuyện hoàn toàn khác!
Đêm 5/12, Hồng Đăng và Hồ Hoài Anh xuất hiện trong mini concert The Balladcủa ca sĩ, nhạc sĩ Marc Anh Tú, diễn ra tại Nhà hát Lớn (Hà Nội). Điểm khác biệt trong lần xuất hiện này, Hồ Hoài Anh - một mình trong góc khán phòng, trong khi đó, Hồng Đăng cùng bà xã ngồi ở hàng ghế khán giả. Phóng viên một tờ báo kịp ghi lại hình ảnh anh cười tươi bên bà xã như chưa hề có gì xảy ra!? Vấp ngã thì gượng đứng dậy bước tiếp là chuyện thường tình, người Việt mình đậm chất, “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Nhưng “đặc ân” này chỉ dành cho những ai thật sự ăn năn, thể hiện được điều đó với mọi người.
Trở về nước (sau khi được trả hộ chiếu), Hồng Đăng không một lời xin lỗi khán giả. Trớ trêu hơn, sau thời gian ngắn khóa trang cá nhân, hôm 7/9, Hồng Đăng mở lại các tài khoản mạng xã hội, “vô tư” đăng ảnh đi phượt, nghỉ dưỡng tại một khu du lịch, kèm bài viết còn có dòng trạng thái trích dẫn lời bài hát. Trên trang Facebook của Hồng Đăng vẫn còn chú thích hình ảnh chụp selfie trong chuyến đi Tây Ban Nha vào ngày 19/6: “Mỗi chuyến đi là một cơ hội học hỏi”. Không biết anh ấy có học văn hóa xin lỗi sau chuyến đi “đình đám” tại Mallorca (Tây Ban Nha)?
Không thể “mua” công chúng bằng sự im lặng rồi dùng phép thử lên “phây”!
Liệu pháp im lặng có thể nhất thời giúp (thoát hiểm) chốn công đường, với nơi chốn khác, nhiều người đang dõi theo vụ việc và một “tòa án đặc thù” mà “bản án” sẽ làm khốn đốn những ai bị tuyên chứ không chỉ là những ngày hữu hạn “bóc lịch” được tuyên khi nhân danh. Họ muốn nghe, cần được nghe trải lòng chân tình sau những lao đao do nông cạn hiểu biết, kém cỏi hành vi, mỏng manh phẩm cách.
Kịch và đời là hai mặt của một thể thống nhất, chúng thúc đẩy nhau, góp phần xây cuộc sống an lành. Qua diễn viên, thông điệp này gửi đến mọi người. Điều đó, diễn viên không thể hiện được nếu khi ánh đèn sân khấu tắt là vướng chuyện mà có khi chính họ vừa lên án theo kịch bản. Và cố tình ứng dụng “tính đàn hồi của lò xo” để đối phó với dư luận do “nhúng chàm”, thì sai chồng sai!
Hôm rồi, nổ ra chuyện Minh Béo tham gia diễn vai Đức Phật, vị trưởng đoàn Bông Sen Sài Gòn cho biết: “Hôm qua bên chương trình của chúng tôi tập tuồng mới, lấy phục trang cho các bạn thử. Minh Béo có lấy mặc thử rồi đăng hình lên Facebook. Tôi mới kêu cậu ấy gỡ bài xuống. Sao mà Minh Béo đóng vai đó được”. Công chúng khi đã quay lưng thì diễn viên - dù trước đó được ái mộ - để tìm lại ánh hào quang, xem ra là việc gian truân, không thể “mua” bằng sự im lặng rồi dùng phép thử lên “phây”!
Tôi và chắc là nhiều độc giả mong muốn có diễn viên, nghệ sĩ tài năng như Hồng Đăng, Hồ Hoài Anh,…, nâng nền phim ảnh, âm nhạc Việt lên tầm cao mới. Tôi cũng thấu hiểu thách thức đối với giới showbiz. Tuy nhiên, khi sai lầm đến độ xấu tệ chưa nguôi ngoai lại ung dung thì không thể chấp nhận. Làm lại chính mình cần khởi nguồn từ nghiêm khắc bản thân, trung thực, thẳng thắn! Nếu “chủ thể” vẫn lạc lối thì cơ quan quản lý và công chúng cần một thái độ dứt khoát, kỷ cương! Vì muôn người mà “phong sát” đôi người, tại sao không?