Soi kèo phạt góc Necaxa vs Guadalajara Chivas, 7h ngày 20/8
Bongdanet.vn soi kèo tài xỉu trận Necaxa vs Guadalajara Chivas, 7h ngày 20/8 - Giải VĐQG Mexico, Lig bao 24hbao 24h、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Soi kèo góc Liverpool vs Everton, 2h00 ngày 3/4
2025-04-05 12:41
-
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng lưu ý Cục Tin học hóa đặc biệt quan tâm vấn đề đảm bảo an toàn cho hệ thống PayGov.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, việc Bộ TT&TT phát triển và đưa vào sử dụng Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia PayGov là một giải pháp để tháo gỡ nút thắt trong việc thúc đẩy triển khai và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Các bộ, ngành, địa phương thực hiện kết nối, sử dụng PayGov sẽ hoàn thành chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020 và đặc biệt là người dân, doanh nghiệp có thể thanh toán dễ dàng, thuận tiện khi sử dụng dịch vụ công.
Theo đó, hệ thống PayGov sẽ không làm chức năng thanh toán mà thực hiện chức năng tạo lập nền tảng hỗ trợ cho các Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử kết nối với các hệ thống thanh toán trung gian; từ đó tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp tra cứu, tìm kiếm, thực hiện thanh toán, mọi lúc, mọi nơi, mọi kênh. Đồng thời, hệ thống giúp các cơ quan cung cấp dịch vụ công có thể kết nối với mọi hệ thống thanh toán trung gian, thực hiện tra soát, đối soát và quyết toán thống nhất trên toàn quốc.
Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia PayGov. Theo Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), hệ thống PayGov được thiết kế để giải quyết 3 vấn đề chính, trong đó có việc kết nối. Cổng dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành địa phương chỉ cần kết nối với Cổng PayGov với một giao điện thống nhất là có thể sử dụng các tiện ích của tất cả trung gian thanh toán. Các trung gian thanh toán cũng chỉ cần kết nối đến Cổng PayGov là có thể tiếp cận, cung cấp dịch vụ cho tất cả bộ, ngành, địa phương.
Cổng PayGov còn cung cấp công cụ hỗ trợ giải quyết vấn đề tra soát, đối soát, quyết toán giữa các bên liên quan; đặc biệt là hỗ trợ đối soát, quyết toán một cách tự động với kho bạc. Ngoài ra, còn có thể mở rộng đáp ứng nhu cầu thanh toán trực tuyến của người dân đối với dịch vụ, tiện ích khác như y tế, giáo dục, điện, nước…
Cổng PayGov sẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu đặt ra trong “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”: Đến năm 2025, tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; đến năm 2030 tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.
Tạo lập nền tảng để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam
Tại lễ ra mắt, Cục Tin học hóa cùng 9 trung gian thanh toán gồm NAPAS, Viettel Digital, VNPay, M_Service, Viet Union, VTC, Ngân Lượng, ViMass, FPT Telecom đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về việc triển khai Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia PayGov.
Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh và đại diện 9 trung gian thanh toán ký thỏa thuận hợp tác chiến lược triển khai Cổng PayGov. Đây là những đơn vị đã triển khai hợp tác và kết nối với Cổng PayGov. Thời gian tới, Cổng PayGov sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi, hướng đến kết nối với tất cả các trung gian thanh toán tại Việt Nam.
Đến nay, Cổng PayGov đã hoàn thành kết nối thử nghiệm với Cổng dịch vụ công của Bộ TT&TT, Bộ VHTT&DL, UBND tỉnh Quảng Ninh và sẵn sàng đưa vào sử dụng chính thức; đang thực hiện kết nối thử nghiệm với cổng dịch vụ công các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Long An, Thừa Thiên Huế, Hà Giang, Hà Nội…
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng
." width="175" height="115" alt="Cổng PayGov gỡ “nút thắt” trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức 4" />Cổng PayGov gỡ “nút thắt” trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức 4
2025-04-05 12:39
Hưng Yên đang muốn thúc đẩy ứng dụng CNTT trong việc trồng, chăm sóc và tiêu thụ các đặc sản của địa phương được tốt hơn. Ảnh: báo Hưng Yên Ông Bùi Văn Sỹ cho biết, trong những năm qua, Hưng Yên đang tập trung đẩy mạnh việc xây dựng Chính phủ điện tử. Hưng Yên đã triển khai hệ thống văn bản điện tử đến tận cấp xã. Hiện nay, việc xử lý các văn bản đi và đến gần như đều được tiến hành trên môi trường mạng. Năm 2019, hệ thống này đã ghi nhận việc gửi và nhận 60.000 lượt văn bản giấy tờ, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí rất lớn cho địa phương.
"Hiện lãnh đạo các đơn vị trong tỉnh dù đi đâu cũng có thể xử lý được công việc khi các văn bản, giấy tờ đều xử lý trên môi trường mạng. Hệ thống văn bản điện tử chỉ cần xảy ra lỗi một chút là các đơn vị trong tỉnh gọi về Sở TT&TT đến mức "nóng" máy. Điều này đã giúp thay đổi cách làm việc của cả hệ thống chính quyền", ông Sỹ chia sẻ.
Bên cạnh hệ thống văn bản điện tử, Hưng Yên cũng đã triển khai mô hình trung tâm dịch vụ hành chính công và một cửa điện tử từ năm 2017. Ông Bùi Văn Sỹ cho rằng, điểm nổi bật nhất khi đưa hệ thống này vào hoạt động là công khai minh bạch các hoạt động, từ đó đem lại nhiều lợi ích, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, ở bất kì đâu, người dân và doanh nghiệp đều có thể đăng ký được dịch vụ hành chính công như khai sinh, đăng ký kinh doanh… và tiết kiệm được chi phí, nhân sự cho bộ máy quản lý nhà nước.
Chia sẻ những khó khăn trong việc chuyển đổi số ở Hưng Yên, ông Sỹ cho biết, về mặt kỹ thuật, tỉnh có thể đẩy nhanh 100% các dịch vụ công lên mức độ 4. Nhưng khó khăn hiện nay là việc liên thông dữ liệu để giải quyết các thủ tục cho người dân và doanh nghiệp vẫn còn bất cập. Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ công được đưa lên nhưng việc sử dụng của người dân còn hạn chế.
Ông Sỹ còn cho rằng, hiện Sở TT&TT Hưng Yên rất cần sự hỗ trợ của Bộ TT&TT trong việc cung cấp thông tin cho các địa phương về bản đồ các trạm thu phát sóng, số thuê bao của các nhà mạng trên địa bàn tỉnh bởi địa phương khó có được những số liệu này chính xác. Trên cơ sở những dữ liệu đó, Hưng Yên mới hoạch định chính xác chiến lược chuyển đổi số cho mình theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt.
Mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên đã giao cho Sở TT&TT làm đầu mối để triển khai chuyển đổi số cho tỉnh. Hiện Sở TT&TT Hưng Yên đang xây dựng dự thảo về đề án chuyển đổi số của Hưng Yên. Tuy nhiên, tỉnh Hưng Yên xác định việc chuyển đổi số là câu chuyện lâu dài, cần có sự đầu tư thỏa đáng cũng như sự quan tâm của các cấp chính quyền ở đại phương.
Sở TT&TT cũng đã phác thảo ra những mục tiêu cơ bản cho chương trình chuyển đổi số của tỉnh theo từng giai đoạn như mục tiêu đến năm 2025 và 2030 dựa trên chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, Hưng Yên sẽ đặt mục tiêu trọng điểm để tiến hành số hóa dữ liệu về tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng sẽ tập trung hoàn thiện cơ sở dữ liệu về dân cư. Đây là những lĩnh vực quan trọng cần phải nhanh chóng được số hóa. Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng ứng dụng CNTT để phát triển các sản phẩm trọng điểm theo chương trình của quốc gia, trong đó mỗi xã sẽ có một sản phẩm đặc trưng.
Hưng Yên xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm bởi đây là xu hướng phát triển tất yếu. Hưng Yên đang nghiên cứu xây dựng chương trình ứng dụng CNTT và xây dựng đề án chuyển đổi số. Mới đây, Bộ TT&TT cũng đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Hưng Yên và cam kết sẽ hỗ trợ tỉnh trong việc chuyển đổi số. "Chúng tôi đang kỳ vọng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ TT&TT trong xây dựng đề án chuyển đổi số và muốn Bộ TT&TT hỗ trợ trở thành tỉnh chuyển đổi số kiểu mẫu", Giám đốc Sở TT&TT Hưng Yên nói.
Phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên mới đây, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), trong bốn loại hình doanh nghiệp công nghệ số, Hưng Yên nên tập trung phát triển nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp tư vấn, ứng dụng công nghệ số để mang công nghệ vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.Theo ông Dũng, nếu nắm bắt nhanh cơ hội chuyển đổi số, Hưng Yên sẽ có lợi thế lớn nhờ việc đi đầu. Tỉnh có thể hiện thực hóa điều này bằng việc sớm đưa ra chương trình chuyển đổi số với ba trụ cột là phát triển chính quyền số gắn với đô thị thông minh, phát triển kinh tế số gắn với doanh nghiệp số và phát triển xã hội số gắn với việc đào tạo kỹ năng số cho người dân.
Cũng tại buổi làm việc này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cần giao thêm nhiều nhiệm vụ cho Sở TT&TT. Đây là cánh tay nối dài của Bộ TT&TT ở các địa phương. Nếu tỉnh có khó khăn gì về lĩnh vực TT&TT có thể liên hệ trực tiếp với Bộ. Hưng Yên cũng cần tập trung nguồn lực CNTT về một đầu mối, thay vì chia nhỏ cho các đơn vị. Nếu Sở TT&TT gặp khó khăn, Bộ sẽ biệt phái cán bộ hoặc cử lực lượng phản ứng nhanh để hỗ trợ.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn Hưng Yên có một nghị quyết chuyên đề hoặc chương trình về chuyển đổi số. Bộ TT&TT sẽ giúp Hưng Yên trong việc xây dựng chương trình chuyển đổi số cho tỉnh.
PV
Hưng Yên muốn Bộ TT&TT hỗ trợ trở thành địa phương chuyển đổi số kiểu mẫu
2025-04-05 11:48
-
Bị dừng xe kiểm tra, thanh niên cầm ná bắn Trung uý công an ở Trà Vinh
2025-04-05 11:29


Toàn quốc chuyển đổi số: Cuộc cách mạng toàn dân
TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Chương trình Chuyển đổi số ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia. Bộ TT&TT trân trọng cảm ơn thành phố đã hưởng ứng mạnh mẽ, đi đầu trong triển khai chuyển đổi số quốc gia. Cái mới thì bao giờ cũng rất cần những người dấn thân đi đầu. Mở đường thành công của TP.HCM sẽ kéo theo cả đất nước thành công.
Nhiều chủ trương, chương trình lớn của ngành Thông tin và Truyền thông đã được kết tinh vào Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia. Đó là:
1)- Make in Vietnam: Tức là thiết kế tại Việt Nam, làm ra sản phẩm tại Việt Nam. Kêu gọi chuyển từ lắp ráp, gia công sang làm sản phẩm Việt Nam. Không làm sản phẩm thì Việt Nam không hùng cường thịnh vượng được.
Từ năm nay, Bộ TT&TT sẽ tổ chức giải thưởng quốc gia về sản phẩm công nghệ số Việt Nam. Giải bài toán Việt Nam và từ đó đi ra toàn cầu.
Chúng ta tự hào là đã có thiết bị 5G Việt Nam, có mạng xã hội Việt Nam, có sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam và rất nhiều phần mềm Việt Nam.
Để thúc đẩy Make in Vietnam, Bộ TT&TT mong muốn TP.HCM hãy đẩy các bài toán, các vấn đề của thành phố tới cộng đồng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam để họ tham gia giải quyết.
2)- Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam: Chúng ta phát triển cả 4 loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp làm chủ công nghệ lõi, doanh nghiệp phát triển sản phẩm, doanh nghiệp triển khai và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Cứ mỗi 1.000 người dân thì có 1 doanh nghiệp công nghệ số. Sẽ cần hàng trăm ngàn doanh nghiệp tại các địa phương để triển khai, đưa ứng dụng công nghệ số vào mọi mặt của đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội. Cũng là để đón, để hợp tác, nhất là hợp tác nghiên cứu phát triển, với các doanh nghiệp công nghệ toàn cầu đầu tư vào Việt Nam.
3)- Hạ tầng số quốc gia: Chuyển đổi từ hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số, đó là hạ tầng viễn thông băng rộng 5G, cáp quang và hạ tầng điện toán đám mây - iCloud.
Mỗi người dân 1 máy điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường cáp quang tốc độ cao. Nằm trong top 50 vào 2025, và top 30 vào 2030. Hạ tầng số còn bao gồm các nền tảng (Platforms) Việt Nam để tài nguyên dữ liệu Việt Nam được lữu giữ tại Việt Nam.
Định danh số eID cũng là một nền tảng mang tính hạ tầng, cần phải đi trước và đi nhanh, để thúc đẩy chuyển đổi số.
4)- Hạ tầng bưu chính chuyển phát, đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu: Đó là hạ tầng logistics, hạ tầng về địa chỉ số các hộ gia đình. Bưu chính chuyển phát trở thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số, của thương mại điện tử.
5)- Phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam, trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng. Tạo ra niềm tin số thì người dân, doanh nghiệp, chính phủ mới sẵn sàng mạnh mẽ lên môi trường số. Chuyển đổi số mới vì thế mà thành công.
6)- Chuyển đổi số Quốc gia, bao gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số: Đây chính là chương trình thông minh hoá quốc gia.
Ba cuộc cách mạng đã qua là cơ khí hoá, điện khí hoá và tự động hoá, là máy thay lao động chân tay. Cuộc cách mạng lần thứ 4 là thông minh hoá, là máy thay lao động trí óc.
Trong năm 2020, các ban, bộ, ngành, các địa phương sẽ xây dựng và ban hành chiến lược hoặc chương trình chuyển đổi số của mình, tức là toàn quốc chuyển đổi số. Một cuộc cách mạng toàn dân.
Chính phủ số dựa trên nền tảng Platform để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu, ứng dụng công nghệ mới để cung cấp dịch vụ mới cho người dân, các quyết định được đưa ra dựa trên phân tích dữ liệu. 100% dịch vụ công sẽ lên trực tuyến năm 2021. Mở dữ liệu quốc gia thông qua cổng data.gov.vn.
![]() |
Trong năm 2020, các ban, bộ, ngành, các địa phương sẽ xây dựng và ban hành chiến lược hoặc chương trình chuyển đổi số của mình, tức là toàn quốc chuyển đổi số. Một cuộc cách mạng toàn dân.
|
2020-2021 sẽ hoàn thành 2 cơ sở dữ liệu quốc gia cuối cùng là dân cư và đất đai.
Quí 4/2020 cũng sẽ ra mắt dịch vụ Mobile Money, để 100% người dân có thể thanh toán điện tử.
Chuyển đổi số các ngành được coi là trọng tâm, như: Y tế, giáo dục, tài chính, sản xuất, giao thông, nông nghiệp, du lịch,v.v... Xác định dữ liệu là dầu mỏ, trí tuệ nhân tạo là công cụ và đổi mới thể chế để chấp nhận cái mới là tạo ra thị trường, để thực hiện chuyển đổi số.
Chính phủ đầu tư dài hạn về nghiên cứu các công nghệ nền tảng phục vụ chuyển đổi số, như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn.
Chính phủ cũng tập trung chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm công nghệ, cho chuyển đổi số. Chính phủ là hộ chi tiêu lớn nhất, chi vào đâu thì chỗ đó phát triển.
TP.HCM cũng nên chi tiêu nhiều hơn cho chuyển đổi số, tạo kích hoạt ban đầu cho chuyển đổi số. Mức chi trung bình cho công nghệ thông tin là 1% ngân sách, những nước đi đầu về công nghệ thông tin, như Hàn Quốc, thì chi hàng năm 2%.
7)- Báo chí truyền thông với sứ mệnh khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng: Lan toả năng lượng tích cực, tạo ra sức mạnh tinh thần để thúc đẩy người dân, doanh nghiệp làm ăn, dựng xây đất nước. Báo chí truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong toàn xã hội.
8)- Bộ TT&TT là đầu mối một cửa cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, cũng như các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số. Bộ TT&TT cam kết đồng hành, hỗ trợ các nguồn lực, thực hiện nhiều thí điểm chính sách với TP.HCM trong chuyển đổi số.