Hiện trạng khu đất được đấu giá tại dự án tổ hợp thể thao, giải trí và thương mại tại phường Hòa Xuân, Đà Nẵng (Ảnh: Hoài Sơn).
Mức giá khởi điểm của khu đất nêu trên được thành phố Đà Nẵng đưa ra đấu giá dự kiến hơn 7,9 triệu đồng/m2, thời gian thuê đất 50 năm.
Phiên đấu giá khu đất này dự kiến diễn ra trong quý II/2025.
Mục đích đấu giá khu đất để đầu tư dự án dịch vụ đô thị với tổng mức đầu tư dự kiến 3.531 tỷ đồng, tiến độ thực hiện 36 tháng. Dự án trên khu đất phải có mật độ xây dựng dưới 60%, chiều cao 7 tầng và đáp ứng một số tiêu chí khác.
Người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải nộp tiền đặt cọc trước bằng 20% tổng giá trị thửa đất; chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng, khớp nối hạ tầng đối với 3 đường quy hoạch xung quanh khu đất bàn giao cho nhà nước khai thác vận hành.
" alt=""/>Đà Nẵng sẽ đấu giá khu đất hơn 13ha, xây dự án 3.500 tỷ đồngCó việc lương cao ở TPHCM nhưng ông Châu Ngọc Hải vẫn về vườn ở Đà Lạt, Lâm Đồng trồng cà chua (Ảnh: Tú Linh).
"Sau quãng thời gian xảy ra đại dịch COVID-19, tôi bàn với vợ nghỉ việc, rời TPHCM về lại quê nhà ở Đà Lạt làm vườn. Lúc đó, vợ tôi đang là công chức, có mức lương ổn định nên cũng băn khoăn. Về sau, vợ tôi ủng hộ và đã xin nghỉ việc để cùng tôi về Đà Lạt", ông Hải chia sẻ.
Về lại quê nhà, vợ chồng ông Hải bắt tay vào cải tạo khu vườn 0,2ha có sẵn của gia đình để trồng cây. Trên diện tích này, ông đầu tư hơn 500 triệu đồng xây dựng nhà kính (kết cấu cột thép, lợp nylon), đặt mua nhiều loại máy móc để phục vụ sản xuất cà chua.
Theo ông Hải, thời gian đầu, vì chưa có kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp nên ông nhờ người em trai hỗ trợ. Đồng thời, ông cũng tìm đến các nông trại khác để học hỏi, nâng cao kiến thức sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Yến Thu, vợ ông Hải chăm sóc vườn cà chua của gia đình (Ảnh: Tú Linh).
Bà Nguyễn Thị Yến Thu, vợ ông Hải chia sẻ: "Ban đầu, gia đình trồng cà chua trên đất và sau đó chuyển sang trồng trên giá thể xơ dừa. Việc thay đổi này giúp cây trên vườn ít bị sâu, bệnh hại và cho năng suất cao hơn".
Hiện nay, gia đình ông Hải đầu tư nhiều loại máy móc, trang thiết bị và áp dụng quy trình sản xuất cà chua hiện đại. Toàn bộ cây trên vườn được tưới nước, bón phân thông qua hệ thống tưới tự động.
Được biết, năm 2023, khu vườn 0,2ha cà chua cho gia đình ông Châu Ngọc Hải thu hoạch mỗi tháng khoảng 24 tấn trái. Toàn bộ cà chua cũng được đối tác thu mua với giá 20.000-30.000 đồng/kg.
Việc sản xuất thuận lợi nên đầu năm 2024, ông Hải cùng với người em trai mở rộng khu sản xuất lên 2ha. Trên diện tích này, gia đình chia thành các phân khu để trồng cà chua, ớt chuông, hoa cúc… Với diện tích 2ha này, mỗi tháng gia đình đáp ứng nguồn hàng cho thị trường hàng chục tấn cà chua, ớt chuông.
Hiện nay, mỗi tháng gia đình ông Châu Ngọc Hải cung ứng ra thị trường hàng chục tấn cà chua (Ảnh: Tú Linh).
Với khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, gia đình ông Châu Ngọc Hải tạo công ăn việc làm cho 5 lao động chính thức với mức lương 10 triệu đồng/người/tháng.
Về định hướng phát triển, ông Châu Ngọc Hải cho hay, gia đình tập trung sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng thị trường. Hiện nay, gia đình ông tiếp tục tìm kiếm các đối tác, liên kết với các công ty để xuất khẩu sản phẩm cà chua ra nước ngoài.
Ông Nguyễn Đức Bình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, xác nhận, vườn cà chua công nghệ cao của gia đình ông Châu Ngọc Hải là một trong những mô hình có hiệu quả kinh tế cao.
"Vừa qua, địa phương tổ chức cho nhiều nông dân trong xã đến khu vườn của ông Hải để tham quan, học hỏi. Ông Hải rất nhiệt tình trong việc chia sẻ kinh nghiệm và sẵn sàng hỗ trợ người dân", ông Nguyễn Đức Bình nói.
Đầu năm 2024, ông Châu Ngọc Hải đã cùng 10 hộ dân trong xã thành lập Hợp tác xã Organic Farm để cùng nâng cao hiệu quả sản xuất. Hiện, hợp tác xã canh tác cà chua, ớt chuông và các loại hoa phục vụ thị trường xuất khẩu.
" alt=""/>U50 bỏ việc lương 40 triệu đồng/tháng, lôi kéo vợ về quê trồng cà chuaPháo hoa tầm cao bắn rợp trời tại hồ Hoàn Kiếm đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (Ảnh: Thành Đông).
Dịp Giải phóng Thủ đô (10/10) vừa qua, TP Hà Nội dự kiến tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm bắn, 31 trận địa. Trong đó, có 1 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và hỏa thuật, 8 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 22 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp.
Sau đó, Bộ Tư lệnh Thủ đô đề xuất TP Hà Nội chỉ tổ chức bắn pháo hoa tại 1 điểm, 2 trận địa ở quận Hoàn Kiếm từ 21h30 đến 21h45 ngày 10/10. Tuy nhiên, sau đó Hà Nội quyết định dừng hoạt động bắn pháo hoa ở toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị nghiên cứu tổ chức bắn pháo hoa tại công viên hồ Phùng Khoang trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Công viên này "đắp chiếu" nhiều năm qua và mới đây, Chủ tịch Hà Nội đã họp xử lý, yêu cầu phải hoàn thành trước Tết để người dân thụ hưởng.
" alt=""/>Hà Nội nghiên cứu bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán