Nhận định, soi kèo Alajuelense vs Cartagines, 08h00 ngày 3/2: Tiếp cận ngôi đầu
本文地址:http://app.tour-time.com/news/89c990853.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Radnicki 1923 vs OFK Beograd, 22h59 ngày 3/2: Xây chắc top 8
Lễ trao giải Cuộc thi và Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 2 –Việt Nam 2016 đã diễn ra chiều 14/12/2016, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Cuộc thi và triển lãm Tranh đồ họa ASEAN lần thứ 2 - Việt Nam 2016, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại các nước ASEAN và Đại sứ quán các nước ASEAN tại Việt Nam tổ chức. Đây là sự kiện nghệ thuật của nghệ sĩ các nước ASEAN, khẳng định sự cố gắng của Việt Nam trong việc duy trì tổ chức hoạt động nghệ thuật kết nối trong khu vực, nhằm gắn bó nghệ sĩ các nước ASEAN trong một cộng đồng văn hóa-xã hội gắn kết, phát triển.
Tác phẩm “Thẳm sâu tâm hồn- 1” của tác giả Praween Piangchoompoo (Thái Lan), Giải nhất cuộc thi |
Tác phẩm khắc gỗ "Công trình cho con" của tác giả Nguyễn Khắc Hân (Việt Nam), giải Nhì cuộc thi. |
BTC cuộc thi đã nhận được 340 tác phẩm, của 198 tác giả trong 10 nước ASEAN gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam gửi tới tham dự. Hội đồng nghệ thuật đã chấm và trao 11 giải thưởng, gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc nhất.
Cùng với lễ trao giải, Triển lãm Tranh đồ họa ASEAN lần thứ 2 - Việt Nam 2016 được khai mạc chiều ngày 14/12, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Triển lãm trưng bày 138 tác phẩm của 108 tác giả tham gia cuộc thi.
Với những phương pháp của nghệ thuật tranh in: in nổi, in lõm, in phẳng, in xuyên, in độc bản, in kỹ thuật số, in cảm quang kết hợp với kỹ thuật và chất liệu thể hiện khác nhau, các nghệ sĩ đã đem lại sự mới mẻ, thú vị cho từng tác phẩm, kích thích thị giác của người xem với những biểu đạt tinh tế do kỹ thuật in mang lại.
Rất nhiều khác quốc tế tham quan triển lãm |
Triển lãm Tranh đồ họa ASEAN lần thứ 2 - Việt Nam 2016 diễn ra từ ngày 14 -22/12/2016.
T.Lê
">Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 2
Trong quá trình Việt Nam đang trình Unesco Hồ sơ về Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tác giả Tewfic đã xuất bản cuốn sách ảnh khổ lớn mang tên “Hầu Đồng: The Spirit Mediums of Viet Nam” với hy vọng, nếu Tín ngưỡng thờ Mẫu được thông qua thì cuốn sách sẽ là một nguồn tư liệu giá trị cho mọi người tham khảo.
Cuốn sách được ra đời sau 2 năm nghiên cứu, thu thập tài liệu về Hầu đồng và Đạo Mẫu tại Việt Nam, được bắt đầu từ một lần tác giả tình cờ chứng kiến lễ Hầu Đồng ở miền Bắc trong hành trình năm 2014, ông đã bị thu hút bởi phong tục cổ xưa này và biến nó thành một dự án ảnh lâu dài của mình.
Cuốn sách giới thiệu hơn 100 hình ảnh đầy màu sắc của nghi lễ Hầu đồng, các nghi thức, các đồ lễ của nó, vật dụng tôn giáo cùng nhiều thứ khác. Cùng phần hình ảnh là 60 trang văn bản giải thích các tôn giáo tín ngưỡng cổ của Đạo Mẫu, lịch sử, các vị thần, đền thờ của các vị thần, cùng với những trải nghiệm của tác giả về những nghi lễ này khi ở Việt Nam.
Cuốn sách giới thiệu hơn 100 hình ảnh đầy màu sắc của nghi lễ Hầu đồng, các nghi thức, các đồ lễ của nó, vật dụng tôn giáo cùng nhiều thứ khác. Cùng phần hình ảnh là 60 trang văn bản giải thích các tôn giáo tín ngưỡng cổ của Đạo Mẫu, lịch sử, các vị thần, đền thờ của các vị thần, cùng với những trải nghiệm của tác giả về những nghi lễ này khi ở Việt Nam.
Với sự nhiệt tình và mong muốn giữ gìn, bảo tồn những nghi lễ, phong tục tập quán… đang bị đe đọa xuống cấp và có nguy cơ mai một, tác giả sử dụng những bức ảnh như một cách để lưu giữ những loại hình văn hóa truyền thống của châu Á, châu Mỹ-Latin và châu Phi.
Trong thời gian tới, người Việt Nam cũng như người nước ngoài tại Hà Nội quan tâm đến Đạo Mẫu và nghi lễ Hầu Đồng sẽ có cơ hội trò chuyện, trao đổi trực tiếp với nhiếp ảnh gia Tewfic El-Sawy về loại hình nghệ thuật tâm linh này.
Khánh An
">Nhiếp ảnh gia Mỹ xuất bản sách ảnh về Hầu Đồng
Tương truyền, xưa kia có ông Tống Lưu Công về Chánh Lộc lập làng. Ông đứng ở làng Chánh Lộc nhìn qua con sông Hoạt và chỉ tay về phía Động Bồng để xây dựng làng thứ hai.
Sau khi ông mất, mỗi làng đều thờ ông tại đình và phong là thành hoàng làng. Cũng từ đó, giữa hai làng có một hương ước với nhau rằng, làng Chánh Lộc được lập trước thì gọi là “làng anh”, và làng Động Bồng lập sau thì được gọi là “làng em”.
Cũng từ hương ước đó mà người dân hai làng mỗi khi ra ngoài gặp nhau đều lễ phép chào hỏi. Người làng Động Bồng, dù ngang tuổi vẫn gọi người làng Chánh Lộc là anh và ngược lại.
"Quy ước đó khiến người dân hai làng như người trong một gia đình, chính vì vậy mà từ xưa trai gái giữa hai làng không bao giờ lấy nhau. Cho đến bây giờ cũng vậy”, ông Khuyên cho biết.
Cho đến bây giờ, giữa hai làng vào đêm 30 Tết còn có tục đốt đình liệu, xin lửa về nhà. Trước giờ khắc giao thừa, “làng anh” sẽ đốt đình liệu trước tại đình làng. Sau đó, “làng em” sẽ sang bên làng anh để xin lửa về đốt tại đình làng em.
Lỡ yêu nhau cũng phải bỏ
Theo các vị cao niên, từ hàng trăm năm nay, qua bao nhiêu thế hệ, giữa hai làng vẫn giữ được quy ước của các tiền nhân về tình anh em giữa hai làng. Mặc dù trong hương ước không nói đến cấm trai gái hai làng lấy nhau nhưng có một sự thật là nhiều đời nay chưa từng có việc trai gái hai làng kết hôn.
Ông Trần Thanh Xuân (58 tuổi), làng Chánh Lộc cho biết, trước đây còn là thanh niên, ông cùng một số thanh niên khác trong làng có sang bên làng Động Bồng tán gái. Ngày đó, một người bạn của ông rất yêu cô gái bên “làng em”, tuy nhiên khi bố mẹ biết chuyện, khuyên ngăn thì cả hai cũng đều chấp nhận chia tay.
“Mới đây nhất, khoảng 4 năm trước trong làng có một gia đình cũng có con yêu người bên làng em. Mặc dù hai đứa rất yêu thương nhau, nhưng khi nghe bố mẹ khuyên ngăn cũng chấp nhận không đến với nhau nữa”, ông Xuân chia sẻ.
Theo các vị cao niên trong làng, sở dĩ các đôi yêu nhau nhưng khi được gia đình khuyên ngăn đều chấp nhận từ bỏ là vì, hàng trăm năm nay chưa ai dám vượt qua hương ước này.
Cũng có nhiều câu chuyện đồn thổi, nếu trai gái hai làng lấy nhau sẽ không ở được với nhau, chính vì vậy chẳng ai dám cả gan đánh đổi số phận của mình.
Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Tiến cho biết, câu chuyện “làng anh, làng em” đã tồn tại từ hàng trăm năm nay, và câu chuyện trai gái giữa hai làng không bao giờ lấy nhau là có thật.
“Theo thống kê của UBND xã, khoảng 5 năm trở lại đây chưa có đôi nào giữa làng anh làng em lấy nhau. Những năm gần đây đã không có thì trước đó sẽ chẳng bao giờ có, vì đó như một hương ước của hai làng từ hàng trăm năm nay”, ông Chính nói.
‘Làng anh, làng em’ ở Thanh Hóa, hàng trăm năm không có người lấy nhau
Nhận định, soi kèo Llaneros vs Union Magdalena, 8h30 ngày 4/2: Cơ hội phục thù
“Dân xây dựng không phải ai cũng là những con người khô cứng cộc cằn, tất nhiên đặc thù công việc đôi khi khiến họ dễ nóng nảy, nhưng thực tế, bên trong họ luôn ẩn chứa nhiều tình cảm hay những nỗi day dứt, chỉ là không dễ giãi bày và cũng không biết cách giãi bày”, Nguyễn Đinh Khoa chia sẻ.
Điều này cũng được thể hiện rõ nét mà nhẹ nhàng và gần gũi qua Con kiến xây. Tự nhận thấy mình may mắn hơn những “anh em trong nghề” vì có thể truyền đạt tâm tư, suy nghĩ bằng con chữ, Nguyễn Đinh Khoa cho biết, cơ duyên khiến anh bắt đầu “nghiệp viết” là từ câu chuyện “cảm nắng”.
Từ trăn trở về nỗi đau…
“Trải lòng mình và xoa dịu người khác là lý do vì sao tôi bắt đầu viết và cho ra mắt Độc hành, Trở về một đứa trẻvà hôm nay là, Con kiến xây”, Nguyễn Đinh Khoa cho biết.
Nhìn lại những tác phẩm trước của Nguyễn Đinh Khoa, có thể thấy đâu đó những trăn trở trên hành trình tìm kiếm chính mình trong cuộc sống, sự nghiệp và tình cảm… mà ở đó, nỗi buồn trên nhiều khía cạnh được bôc lộ nhiều hơn cả.
Chia sẻ cùng độc giả về điều này, Nguyễn Đinh Khoa nhận định, khi quyết định bắt tay vào viết, anh thường viết vào lúc trái tim mình tan nát, vào những thời khắc không thể bám víu vào bất cứ điều gì nữa, trong những khoảng thời gian mình cảm thấy cô đơn và bị tổn thương nhất. Lúc đó vì không biết chia sẻ với ai nên anh viết. Nhưng khi bắt đầu viết, tôi nghĩ đang hướng mình về phía ánh sáng để trở thành một người có ý nghĩa hơn.
“Bạn biết không, viết cũng là cách chữa lành tâm hồn hữu hiệu. Bởi khi viết nghĩa là bạn tâm sự với chính mình, được giãi bày những điều mà có thể chẳng tìm được một ai muốn lắng nghe nó ngay thời điểm đó, được nói ra những kiềm nén thầm kín nhất mà chẳng phải lo sợ hay suy xét nó đúng hay sai. Và trên hết, viết ra là cách chúng ta giải tỏa những áp lực của “trái bom nổ chậm” trong lòng, tránh nó bộc phát thiếu tự chủ về sau”, Đinh Khoa nói.
… Đến những điều tích cực
Trong Con kiến xây, Nguyễn Đinh Khoa đã kể các câu chuyện về nghề xây dựng, những kỉ niệm từ những ngày mới chập chững làm quen với gạch đá cho đến lúc đứng tên mình trên một dự án qui mô. Vẫn là những mẩu chuyện nho nhỏ với “tiếng lòng”, song, Con kiến xây lại là một hướng rẽ hoàn toàn mới mà thú vị của Nguyễn Đinh Khoa trong cách truyền đạt.
Nguyễn Đinh Khoa cho rằng, giữa những trắc trở khó tránh khỏi và vô vàn thử thách của cuộc sống, nếu chúng ta có thể tìm ra ánh sáng dù nhỏ nhoi nhất giữa màn sương mù, thì đó cũng sẽ là ngọn đèn để ta đứng dậy và tiếp tục bước đi. Anh nói: “Nếu chung ngành nghề với tôi, lúc nào đó bế tắc trong công việc, bạn sẽ tìm được sự cổ vũ khi nhớ về những trang viết của Con kiến xây”.
Con kiến xây - Một tản văn “hướng nghiệp” độc đáo
Nguyễn Đinh Khoa đã chia sẻ: “Bản lĩnh của một người không chỉ là đối diện khó khăn, mà còn cách mà chúng ta ứng xử trước mọi hoàn cảnh… Với suy nghĩ tích cực, kiên trì học hỏi, vững tin với những gì đã chọn, thì dù có rơi vào khó khăn nào, trái tim cũng dẫn dắt bạn và tôi đến thành quả tốt đẹp”.
Có lẽ vì vậy, đề tài mà Nguyễn Đinh Khoa lựa chọn lần này được coi là một trong số ít tản văn “hướng nghiệp” lôi cuốn người đọc từ những trang viết đầu tiên. Với những kiến thức của một người làm nghề lâu năm, chắc chắn cuốn sách sẽ khơi dậy nhiều tình cảm và đọng lại nhiều điều tích cực trong lòng người đọc. Con kiến xâytuy không bao quát tất cả vấn đề công sở, nhưng ở góc nào đó của văn phòng cũng bộc lộ những câu chuyện dễ thương xen lẫn nỗi niềm từ những va chạm bình thường trong công việc giữa đồng nghiệp, giữa sếp và nhân viên, người mới và người cũ… Từ đó, giúp các bạn trẻ không quá bỡ ngỡ, cũng không choáng ngợp trước hào quang của bất kỳ nghề nghiệp, vị trí nào.
Nguyễn Đinh Khoa là cây bút trẻ và là một kiến trúc sư. Độc giả biết đến anh qua truyện dài Độc hành, đã đoạt giải Văn học tuổi 20 lần 6, năm 2018. Năm 2021, anh ra mắt tản văn Trở về một đứa trẻ.Tản văn mới nhất của Nguyễn Đinh Khoa, Con kiến xâycủa anh vừa được NXB Kim Đồng ấn hành vào những ngày đầu năm 2023.
Du Mục
">Nguyễn Đinh Khoa và những trang viết của một thanh xuân tuyệt vời
BS CKII Lý Minh Thái - Phó Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Gia Lai cho biết Gia Lai là tỉnh vẫn còn nhiều hoàn cảnh gia đình khó khăn, đặc biệt ở các khu vực đồng bào vùng sâu vùng xa với đời sống y tế thiếu thốn mọi mặt. Chương trình lần này là lần đầu tiên tổ chức Phẫu Thuật Nụ Cười đến với Gia Lai, điều trị cho các em nhỏ dị tật môi, hàm ếch, giúp các em thay đổi diện mạo và chất lượng cuộc sống.
“Chương trình y tế mang tính nhân văn này là một món quà đầy ý nghĩa mà AVAKids và Operation Smile đã mang lại cho các em nhỏ nói riêng và người dân tỉnh Gia Lai nói chung”, BS Lý Minh Thái chia sẻ.
Cũng có mặt từ sớm tại buổi khám, ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO Công ty CP Thế Giới Di Động, sở hữu thương hiệu AVAKids cũng bày tỏ, việc chứng kiến các em nhỏ ở nhiều độ tuổi khác nhau phải mang trên mình những dị tật về hàm mặt, gây khó khăn trong sinh hoạt lẫn mặc cảm về tinh thần chính là động lực để AVAKids gây dựng nên Quỹ Nụ Cười AVAKids.
“AVAKids rất vui mừng khi được tiếp tục chung tay cùng Operation Smile, chính quyền tỉnh và các y bác sĩ viết tiếp hành trình thay đổi diện mạo cho các trẻ em tại Gia Lai lần này. Đối với chúng tôi, niềm hạnh phúc của cha mẹ bắt đầu từ chính nụ cười con trẻ, vì thế Quỹ Nụ Cười AVAKids vẫn sẽ tiếp tục hoàn thành cam kết hỗ trợ cho 550 em nhỏ bị dị tật môi - hàm mặt từ nay đến hết năm 2023, để mang lại tương lai tươi sáng hơn cho các em và niềm hạnh phúc cho mỗi gia đình”, ông Hiểu Em bày tỏ.
Là người trực tiếp thăm khám tại các buổi phẫu thuật trong chương trình, PGS. TS. BS. Lâm Hoài Phương - Cố vấn Y tế tổ chức Operation Smile cho hay: “Chúng tôi cảm thấy may mắn khi có sự đồng hành của AVAKids, sự tài trợ của chuỗi đã cho chúng tôi cơ hội đặc biệt để thực hiện sứ mệnh của tổ chức mình”.
Sự kiện lần này cũng có sự góp mặt của Á hậu Lệ Hằng, ca sĩ Đức Tuấn, nhiếp ảnh gia Trịnh Quốc Huy… trong vai trò đại sứ nụ cười của Operation Smile, đồng hành thăm hỏi và động viên các gia đình tham gia chương trình.
Ngọc Minh
">AVAKids tài trợ phẫu thuật nụ cười miễn phí cho 107 trẻ Gia Lai
Những chuyện tương tự rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Từ việc xin cho con học trái tuyến, "xử lý nhanh" vi phạm giao thông... không ít người từng phải gãi đầu gãi tai dấm dúi phong bì cho cán bộ. Đôi khi đó là chuyện chẳng đặng đừng cho được việc, nhưng đôi khi là quán tính văn hóa. Không phải cán bộ nào cũng nhận phong bì, nhưng cha ông từ xưa vẫn có câu, "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" - thà cứ đưa và bị từ chối, còn hơn không đưa và nhận lại thái độ lạnh nhạt của công chức.
Hành vi này dần được bình thường hóa, như một quan chức từng khăng khăng cho rằng nhận vài ba trăm nghìn thì không thể gọi là tham nhũng. Nhiều người dân không đồng tình với quan điểm đó nhưng thường tặc lưỡi bỏ qua. Mấy ai bỏ thời gian và công sức đi kiện tụng chỉ vì vài trăm nghìn? Mặt khác chính người dân, như tôi, một phần nào đó hưởng lợi từ việc được "xử lý nhanh", và vì thế cũng có thể coi là đồng lõa với hành vi đó.
Nhưng đại án ở Cục Đăng kiểm vừa qua đã cho thấy sức công phá kinh khủng của tờ hai trăm nghìn trong xe. Dòng tiền không dừng lại ở anh nhân viên kiểm định, trung tâm, hay chi cục đăng kiểm. Từng bước một, những tờ hai trăm nghìn được "cắt phế" rồi chuyển đến phòng kiểm định, đi từ địa phương tới trung ương, chia phần trăm, rồi rơi vào túi ban lãnh đạo cao nhất của Cục. Chỉ trong vòng một năm, riêng số tiền nhận hối lộ mà Cục trưởng Cục Đăng kiểm phải chịu trách nhiệm hình sự lên đến 40 tỷ đồng, theo cáo trạng.
Từ tham nhũng vặt, dòng tiền nhanh chóng biến thành đại án với hơn 800 người rơi vào vòng lao lý trên cả nước. Hệ thống "luật ngầm" ăn chia theo ngành dọc cho thấy cái mà chúng ta nghĩ là tham nhũng vặt không hề vặt vãnh. Mỗi năm, có khoảng 4,8 triệu lượt xe đăng kiểm. Tính một cách khiêm tốn, chỉ cần 25% trong số đó "để quên" 200 nghìn đồng, con số đã lên đến 240 tỷ đồng.
Sai phạm phát hiện tại ngành Đăng kiểm là chưa từng có, nhưng đây có lẽ không phải nơi duy nhất xẩy ra tình trạng này. Hệ quả là tham nhũng vặt tạo ra thiệt hại vô cùng lớn cho xã hội, mà trước hết là chính túi tiền của người dân. Nguồn "địa tô" khổng lồ từ tham nhũng vặt còn còn dẫn đến hệ lụy khác. Trong bối cảnh vừa đá bóng vừa thổi còi còn phổ biến ở Việt Nam, việc xây dựng chính sách dễ bị các nhóm lợi ích thao túng để tối ưu hóa "lợi nhuận" cho một số người, qua đó tước đoạt lợi ích chính đáng của người dân và xã hội.
Khi nhìn vào khoản tiền mà lãnh đạo cục Đăng kiểm được hưởng, sẽ không khó hiểu vì sao một chiếc xe chạy ở Việt Nam phải đăng kiểm nhiều hơn gấp ba lần so với châu Âu hay Nhật Bản. Đây chính là ví dụ điển hình của hiện tượng tham nhũng chính sách. Tham nhũng vặt không chỉ nguy hại về vật chất. Về lâu dài, nó bình thường hóa những hành vi không bình thường, coi tham nhũng - hối lộ là điều chấp nhận được, chỉ là "đừng tham quá" hoặc phải "khuất mắt trông coi". Bố mẹ biết đưa tiền để xử lý nhanh vi phạm giao thông, thì con cái cũng sẽ biết biếu thầy cô để nâng điểm tổng kết cuối kỳ.
Một xã hội còn đồng lõa với tham nhũng thì không thể chống tham nhũng. Khi chúng ta còn tặc lưỡi với những tờ hai trăm nghìn, coi việc bớt xén một chút của công là chuyện cảm thông được, thì sẽ còn tiếp tục những đại án xếp hàng dài chờ xét xử.
Trong cuộc chiến chống tham nhũng 10 năm qua, đã có nhiều thảo luận về các thiết chế chống tham nhũng, cơ chế giám sát, trách nhiệm giải trình, và cả cải cách bộ máy hành chính. Dẫu còn nhiều hạn chế, không thể phủ nhận những nỗ lực và cải thiện rất lớn từ phía Nhà nước để phòng và chống tham nhũng. Tuy nhiên, ở phía ngược lại, dường như nền giáo dục và các thảo luận xã hội vẫn bàn chưa đủ nhiều về trách nhiệm của công dân trong việc tạo dựng một thái độ dứt khoát với tham nhũng.
Thái độ đó có thể bắt đầu từ những điều đơn giản, như việc đừng quên tờ hai trăm nghìn trong xe.
Nguyễn Khắc Giang
">Bình thường hóa tham nhũng
Xuất hiện ca sỹ Việt hát Never enough 'hay như đĩa' gây kinh ngạc
友情链接