Theo họ, WHO đóng một vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho các nước đang phát triển về các vấn đề y tế và khủng hoảng liên quan. Việc cắt giảm ngân sách của cơ quan này có thể khiến đại dịch Covid-19 diễn tiến vượt ra ngoài tầm kiểm soát ở những khu vực như vậy và đưa mầm bệnh nguy hiểm quay trở lại các nước phát triển đã ngăn chặn nó thành công. Mỹ hiện là nước đóng góp nhiều nhất cho tổ chức y tế lớn nhất hành tinh, tới 400 - 500 triệu USD/năm, tương đương khoảng 15% ngân sách hoạt động của WHO.
Jeremy Konyndyk, chuyên gia cấp cao thuộc Trung tâm phát triển toàn cầu Mỹ, người từng chịu trách nhiệm điều phối các biện pháp ứng phó của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama đối với sự bùng phát dịch Ebola ở Tây Phi, nhấn mạnh: "Nếu chúng ta giáng một cú đấm vào WHO, chúng ta rốt cuộc sẽ tự đấm vào mặt mình... Chừng nào còn có 'đám cháy' dịch bệnh như hiện nay bùng phát ở đâu đó trên thế giới, tất cả chúng ta đều dễ bị tổn hại vì lửa phát tỏa. WHO thực sự có vai trò rất quan trọng trong việc dập tắt những đám cháy ấy. Chúng ta nên khuyến khích họ làm việc đó, hơn là khơi mào các cuộc chiến với họ".
Hôm 14/4, lý giải về quyết định sẽ tạm ngưng chu cấp tài chính cho WHO, Tổng thống Trump đổ lỗi cho WHO về những thất bại trong cách ứng phó với đại dịch, kể cả không hoàn thành tốt trách nhiệm cơ bản là điều tra các báo cáo ban đầu phát đi từ Trung Quốc để đảm bảo chia sẻ kịp thời, chính xác thông tin về mối đe doạ y tế. Ông đồng thời cáo buộc WHO "dung túng, thiên vị" Trung Quốc, dù nước này chỉ đóng góp cho cơ quan khoảng 40 triệu USD/năm, bằng 1/10 của Mỹ.
Tuy nhiên, các cựu quan chức Mỹ cho rằng, bất cập trên bắt nguồn từ chính cấu trúc và sứ mệnh trung lập của WHO.
Theo Jack Chow, cựu Đại sứ Mỹ về HIV/AIDS toàn cầu dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush và từng giữ chức Trợ lý Tổng giám đốc WHO, cơ quan này đã bị suy yếu do thiếu ngân sách hoạt động suốt nhiều thập kỷ. Thực tế khiến WHO "phải tuân theo các chính sách và ưu đãi của các nhà tài trợ".
"Cấu trúc dựa vào Liên Hợp Quốc làm cho chính sách ngoại giao của WHO trở nên chậm chạp và quan liêu, do các động lực chính trị của Liên Hợp Quốc thường can thiệp vào cách WHO ra quyết định. Do Trung Quốc nắm quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an nên nước này có thêm ảnh hưởng xuyên suốt hệ sinh thái của Liên Hợp Quốc, kể cả WHO. Việc WHO điều chỉnh các phản ứng theo Trung Quốc phản ánh sự công nhận của cơ quan về tác động của nước này trong gần như tất cả các lĩnh vực chiến lược", ông Chow chia sẻ trên tạp chí Business Insider.
Vì vậy, ông Chow nhận định, lãnh đạo Nhà Trắng có thể đã giúp Trung Quốc có thêm ảnh hưởng với WHO thông qua cách cắt giảm tài trợ cho cơ quan.
Trong khi đó, ông Konyndyk lưu ý, WHO là tổ chức quốc tế được lập ra để phục vụ các nước thành viên, dù đó là Mỹ, Trung Quốc hay CH Congo. WHO không thể đơn phương chỉ trích các quốc gia thành viên hoặc có quyền ra lệnh buộc các chính phủ thực thi nhiệm vụ gì đó, kể cả công khai thông tin dịch bệnh.
Nhiều nhà quan sát khác chỉ ra rằng, quyết định mới của Tổng thống Trump thực tế phù hợp với góc nhìn hoài nghi các tổ chức quốc tế của ông, từ rất lâu trước khi xuất hiện đại dịch Covid-19. Lãnh đạo Nhà Trắng đương nhiệm từng đặt câu hỏi về việc Mỹ phải đóng góp cho Liên Hợp Quốc, đơn phương rút Mỹ khỏi các thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu hay lên án Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy đến từ bang Connecticut, thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ nói, dù WHO và Trung Quốc "có thể đã phạm sai lầm", nhưng Tổng thống Trump dường như cũng đang tìm cách đẩy lui búa rìu dư luận chĩa vào chính quyền của ông khi Mỹ trở thành tâm chấn của đại dịch Covid-19 toàn cầu.
Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới cả về số ca nhiễm (hơn 600.000 người) và tử vong (hơn 26.000 người) vì virus corona chủng mới. Washington đã hứng chịu vô số lời chỉ trích về cách ứng phó với dịch bùng phát.
Cả ông Murphy và ông Konyndyk tin rằng, WHO có thể là đối tượng "giơ đầu chịu báng" trong cuộc chiến đổ lỗi của ông Trump. Các chính khách này nêu rõ, WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng vì dịch Covid-19 vào ngày 30/1, hơn một tháng trước khi ông Trump tuyên bố sắc lệnh khẩn cấp quốc gia về dịch ở Mỹ. Động thái của lãnh đạo Nhà Trắng cũng diễn ra 2 ngày sau khi WHO chính thức coi Covid-19 là đại dịch toàn cầu.
Vài ngày trước khi ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với các du khách xuất phát từ Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus, ông Trump hôm 24/1 thậm chí đã lên tiếng khen ngợi công tác dập dịch của Bắc Kinh. Trong cuộc họp báo hôm 7/4, Tổng thống Mỹ cũng thú nhận cách đó 1 - 2 ngày mới đọc hai bản lưu ý do Cố vấn thương mại của Nhà Trắng Peter Navarro đệ trình hồi tháng Một, trong đó ông Navarro nêu bật các mối đe dọa của dịch Covid-19.
Các chính khách trên và nhiều nhà quan sát khác thống nhất rằng, dù bất đồng và không hài lòng với WHO đến mức nào, việc đột ngột cắt tài trợ dành cho WHO có thể là "sai lầm lớn" của ông Trump. Quyết định được tin có thể gây ra thêm một cuộc khủng hoảng nữa giữa lúc thế giới đang ở trong một giai đoạn cam go của cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, đe dọa các lợi ích quốc gia của chính nước Mỹ.
Trong tuyên bố phát đi vài tiếng sau quyết định gây sốc của ông Trump, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres khẳng định, WHO cùng hàng ngàn nhân viên đang chiến đấu với cuộc khủng hoảng y tế ở tuyến đầu và rất cần sự ủng hộ.
Theo ông Guterres, sẽ có rất nhiều cơ hội "để nhìn lại nhằm hiểu rõ đầy đủ cách Covid-19 xuất hiện như thế nào và cách tất cả các bên liên quan phản ứng ra sao trước cơn khủng hoảng... khi chúng ta rốt cuộc vượt qua được đại dịch này". Ông Guterres khẳng định "hiện chưa phải là lúc" làm điều đó.
Tuấn Anh
" alt=""/>Ông Trump mạnh tay với WHO, lợi bất cập hại?Chương trình Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam 2023 - Vietnam Leading Brands lần thứ 10 là hoạt động thường niên báo cáo, tổng kết và công bố các doanh nghiệp xuất sắc trong áp dụng quy trình quản lý sáng tạo và đổi mới chất lượng, nâng cao năng lực nội sinh doanh nghiệp, năng lực hội nhập và cạnh tranh kinh tế quốc tế. Chương trình vinh danh những thương hiệu có đóng góp tích cực, hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và cam kết phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn…
Chứng nhận “Top 50 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam” ghi nhận sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên ITPlus trong việc mang lại dịch vụ chất lượng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam.
ITPlus được thành lập năm 2011, với sứ mệnh cung ứng nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao cho các tập đoàn công nghệ thông tin. Sau 12 năm hoạt động, ITPlus đã đào tạo hơn 12.000 học viên với 5 cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM.
Để lọt vào Top 50 thương hiệu dẫn đầu, ITPlus đã trải qua quá trình khảo sát gắt gao từ đơn vị tổ chức và hội đồng khảo sát. Đại diện ban tổ chức đánh giá ITPlus đã đạt được các tiêu chí quan trọng để khẳng định thương hiệu của mình như: số lượng học viên tham gia học tập hàng năm, tỷ lệ học viên đi làm sau khi tốt nghiệp, độ phủ của thương hiệu bao gồm các khóa học từ online cho đến offline hay các chương trình học đa dạng…
Hiện nay, ITPlus đang triển khai “Các chương trình đào tạo kỹ năng Công nghệ thông tin và Thiết kế đồ họa - Truyền thông Đa phương tiện” dành cho các lứa tuổi khác nhau, bao gồm:
- Chương trình đào tạo “Chuyên sâu - 2,5 năm” gồm 5 chuyên ngành: “Lập trình ứng dụng”, “Thiết kế đồ họa - Truyền thông đa phương tiện”, “Digital Marketing”, “Quay, dựng phim và biên tập video”, “Thiết kế và diễn họa nội thất”...
- Các chương trình đào tạo “Chuyên đề - 6 tháng”: “Thiết kế và lập trình web PHP chuyên nghiệp”, “Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp”, “Lập trình ứng dụng di động Android”, “Lập trình Python”, “Lập trình Game Unity”...
Các chương trình của ITPlus đều có sự kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp thực tế từ nội dung chương trình học, thực tập tại doanh nghiệp, doanh nghiệp tham gia vào quá trình thẩm định sản phẩm cuối khóa và quan trọng nhất là các kênh tuyển dụng - hướng nghiệp của hai bên.
Ông Hoàng Văn Thắng, CEO ITPlus cho biết: “ITPlus đã nỗ lực không ngừng nhằm mang đến một chương trình học sát thực tế, là cầu nối giữa học viên và doanh nghiệp. Trong 12 năm vừa qua, ITPlus đã mở rộng hợp tác với hơn 60 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm mang lại việc làm dành cho học viên. Top 50 thương hiệu dẫn đầu là sự công nhận xứng đáng với nỗ lực của tập thể giảng viên và cán bộ ITPlus”.
Doãn Phong
" alt=""/>ITPlus nhận vinh danh Top 50 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam 2023Phan Văn Đức: “Việt Nam sẽ vào chung kết AFF Cup”
Báo Philippines: Tuyển Việt Nam đẩy Philippines đến bên bờ vực...
Việt Nam thắng Philippines, phe vé hét giá...trên trời
Tuyển Việt Nam thắng Philippines: Vui nhưng vẫn đáng lo
Dù được thi đấu ở "sào huyệt" Panaad, tuyển Philippines vẫn phải nhận thất bại 1-2 trước Việt Nam, trong trận cầu mà lần đầu tiên thủ thành Đặng Văn Lâm phải vào lưới nhặt bóng.
![]() |
Phil Younghusband vẫn tin Philippines sẽ lật ngược tình thế |
Kết thúc trận đấu, thủ quân Philippines - Phil Younghusband cho biết: "Việt Nam phòng ngự dày đặc nên rất khó để phá vỡ hàng thủ của họ.
Nếu không ghi bàn, chúng tôi sẽ đối diện với thách thức lớn hơn nữa ở trận lượt về. Tuy nhiên, pha lập công của Reichelt cũng mang đến sự tự tin cho chúng tôi, rằng Phillipines có thể xé lưới tuyển Việt Nam."
Với kết quả hiện tại, Philippines phải thắng 2 bàn cách biệt trận lượt về, hoặc tỷ số 3-2 hoăc 4-3... thì mới góp mặt trong trận chung kết. Dù nhiệm vụ khá khó khăn nhưng Younghusband vẫn nói cứng.
"Philippines sẽ phải làm việc cật lực hơn nữa ở trận lượt về. Chúng tôi bị dồn vào thế cùng đường và sẽ chơi tấn công ngay tại Mỹ Đình.
Việt Nam là đội bóng trẻ và sau 90 phút ở Panaad cho thấy, Philippines có thể tạo ra những cơ hội. Nếu ngăn được đối thủ ghi bàn, chúng tôi sẽ có khả năng lật ngược tình thế.
Cách biệt lúc này chỉ là một bàn thắng và chúng ta đã từng nhìn thấy những điều kỳ diệu trong bóng đá trước kia. Tôi nghĩ Philippines vẫn còn cơ hội."
![]() |
Reichelt không hài lòng với kết quả thua 1-2 |
Chân sút xé lưới Đặng Văn Lâm - Patrick Reichelt thì lại không hài lòng với màn trình diễn của toàn đội: "Chúng tôi thi đấu thiếu sự nỗ lực. Thể hiện 80% đến 90% là chưa đủ.
Đây là trận bán kết thứ 3 trong sự nghiệp của cá nhân tôi. Kết quả thực sự đáng thất vọng. Dĩ nhiên, tôi không muốn lần thứ ba phải dừng bước trước ngưỡng cửa chung kết.
Philippines đã chuẩn bị cho trận đấu khá tốt. Nhưng thái độ và sự tập trung ngay từ lúc nhập cuộc của chúng tôi biến mất dẫn đến việc để thua hai bàn dễ dàng."
* Đăng Khôi
" alt=""/>Đội trưởng Philippines: 'Chúng tôi sẽ thắng 2