Nhận định, soi kèo Al Hazem vs Al Safa, 19h35 ngày 15/1: Cửa dưới thất thế
相关文章
- 、
-
Kèo vàng bóng đá West Ham vs Fulham, 02h30 ngày 15/1: Khách đáng tin -
Zuckerberg nói sau khi Thượng nghị sĩ Josh Hawley gây sức ép về việc liệu ông có xin lỗi trực tiếp các phụ huynh hay không."Thật khủng khiếp. Không ai nên trải qua những điều mà gia đình các bạn phải chịu đựng". Mark Zuckerberg xin lỗi phụ huynh những đứa trẻ tự sát hoặc bóc lột tình dụcCác nhà lập pháp đã chỉ trích Zuckerberg và các CEO của TikTok, Discord, X và Snap tại phiên điều trần "Big Tech và cuộc khủng hoảng bóc lột tình dục trẻ em trực tuyến".
Các bậc cha mẹ giơ cao hình ảnh của con cái họ khi các thượng nghị sĩ chất vấn các CEO. Nhiều người cũng đeo ruy băng màu xanh có dòng chữ "STOP Online Harms! Pass KOSA!" (ngăn chặn tác hại trực tuyến, thông qua KOSA). Họ đề cập đến Đạo luật An toàn Trực tuyến Trẻ em (KOSA), buộc các công ty truyền thông xã hội phải chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên mạng.
Một số phụ huynh đã rít lên khi Zuckerberg bước vào phòng điều trần hôm 31/1. Ông đối mặt với sự giám sát và chỉ trích dữ dội trong những năm qua xung quanh các vấn đề an toàn cho trẻ em trên các nền tảng của Meta.
Buổi điều trần được livestream để mọi người đều có thể theo dõi. Sau khi xin lỗi, Zuckerberg nói “đó là lý do vì sao chúng tôi đầu tư rất nhiều và sẽ tiếp tục thực hiện những nỗ lực hàng đầu trong ngành để bảo đảm không ai phải trải qua những gì mà gia đình các bạn đã phải hứng chịu”.
Zuckerberg có lẽ phải đối mặt với câu hỏi khó khăn nhất tại phiên điều trần, khi các Thượng nghị sĩ truy hỏi về những hình ảnh khiêu dâm không có sự đồng thuận của trẻ em trên Instagram, những cái chết do ma túy liên quan đến các nền tảng mạng xã hội của ông và một loạt các vấn đề khác.
Meta hiện bị hàng chục bang đâm đơn kiện, cáo buộc Facebook và Instagram cố tình tạo ra các tính năng "thao túng tâm lý" để chuốc nghiện trẻ em và che giấu dữ liệu nội bộ về tác hại của nền tảng đối với người dùng trẻ tuổi.
Đặt câu hỏi với Zuckerberg, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal đã đề cập đến loạt email mà Zuckerberg được cho là nhận được từ Giám đốc các vấn đề toàn cầu của Meta, Nick Clegg.
Trong một email, Clegg viết, "Chúng tôi không đi đúng hướng đối với các chủ đề hạnh phúc cốt lõi: sử dụng mạng xã hội có vấn đề, bắt nạt, quấy rối kết nối và SSI (tự hủy hoại bản thân). Cựu Phó thủ tướng Anh viết trong một email sau đó rằng khả năng đảm bảo an toàn trên các nền tảng của Meta đang bị cản trở do thiếu đầu tư vào các nỗ lực này.
Thượng nghị sĩ Blumenthal phát biểu: "Nick Clegg đã yêu cầu ông, cầu xin ông, cung cấp các nguồn lực để thực hiện các cam kết". Zuckerberg không có thời gian để trả lời.
Ngay sau đó, Thượng nghị sĩ Hawley cũng nhắc lại một cuộc điều tra của tờ Wall Street Journalvào năm 2021, chỉ ra một số tài liệu nội bộ của Meta cho thấy công ty biết Instagram có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần đối với thanh thiếu niên. Zuckerberg phản đối việc Hawley đề cập đến những chi tiết đó như "sự thật".
Và khi trả lời một câu hỏi dành cho tất cả CEO có mặt, Zuckerberg nói rằng Meta tuyển dụng 40.000 người trong bộ phận tin cậy và an toàn của mình.
Sau đó, Thượng nghị sĩ Peter Welch đặt câu hỏi cho các CEO về làn sóng sa thải năm 2023 ảnh hưởng đến nhân viên trong các bộ phận tin cậy và an toàn tương ứng của họ. Zuckerberg trả lời việc sa thải của Meta diễn ra "trên diện rộng"và "không thực sự tập trung vào lĩnh vực đó".
Thượng nghị sĩ Thom Tillis cũng nhấn mạnh các CEO về các cam kết của họ đối với sự an toàn. "Tôi khó mà tin được bất kỳ ai trong số các bạn khi khởi nghiệp - một số tại phòng ký túc xá đại học - với mục đích tạo ra cái ác đang hoành hành nền tảng," ông nói. "Song, tôi hy vọng rằng mỗi giờ thức dậy, bạn đang làm mọi thứ có thể để giảm bớt điều đó".
(Theo NBC News)
"> -
Luật Công nghiệp Công nghệ số sẽ mở ra cơ hội giao dịch tài sản số hợp phápÔng Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT). Ảnh: Lê Mỹ Ông Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), cho biết trong thời đại chuyển đổi số, tài sản số đang trở thành một yếu tố quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế số thời gian tới.
Không giống các loại tài sản truyền thống, tài sản số bao gồm nhiều dạng thức như dữ liệu, nội dung số, tiền mã hóa, NFT, hay các phần mềm trí tuệ nhân tạo.
Những loại tài sản này không chỉ định hình cách thức doanh nghiệp vận hành, mà còn thay đổi cách nền kinh tế toàn cầu kết nối và tăng trưởng.
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã triển khai những chính sách pháp lý quan trọng về tài sản số. Cụ thể, Hoa Kỳ tập trung vào việc bảo vệ người tiêu dùng, xác định rõ ràng quyền sở hữu tài sản số và các quy định về giao dịch tiền mã hóa thông qua Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và các cơ quan liên quan.
Liên minh châu Âu ban hành Đạo luật Quản lý Tài sản số (MiCA), tập trung vào việc điều chỉnh các loại tài sản mã hóa và hệ thống thanh toán liên quan, đảm bảo tính minh bạch, an toàn, và ổn định tài chính.
Hay Singapore xây dựng môi trường pháp lý linh hoạt và hỗ trợ đổi mới, thông qua các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ blockchain, đồng thời tăng cường quản lý rủi ro tài chính.
Theo ông Lê Nam Trung, những kinh nghiệm này cho thấy, một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
Tuy nhiên, ông Lê Nam Trung cũng cho rằng, tài sản số là một vấn đề mới, phức tạp, hiện trên thế giới cũng chưa có khung pháp lý đầy đủ về vấn đề này.
Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số bước đầu có quy định một số nội dung cơ bản về tài sản số như định nghĩa, tiêu chí xác định, nguyên tắc quản lý và trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đề cập đến trách nhiệm và quyền lợi người tiêu dùng.
Đây là các quy định mang tính khung, các nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết loại hình, tiêu chí, nguyên tắc quản lý tài sản số, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Các bộ chuyên ngành tiếp tục hướng dẫn chi tiết trong từng lĩnh vực.
Các nội dung trong dự thảo luật về tài sản số được xây dựng theo định hướng đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, nâng cao chất lượng, bảo đảm tính ổn định của các luật.
“Hiện dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số với các nội dung tiếp thu các ý kiến từ các đại biểu quốc hội, tiếp tục được hoàn thiện và chỉnh sửa, dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 5/2025”, ông Lê Nam Trung nói.
Đánh giá về tầm quan trọng của tài sản số, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), cho biết chuyển đổi số tạo ra Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số nhưng lại chưa có quy định về tài sản số.
Trong khi đó, theo Triple-A, năm 2024, Việt Nam có hơn 17 triệu người sở hữu tài sản mã hoá, xếp hạng 7 trên toàn cầu – hơn 85% người làm nghề tự do sở hữu tài sản mã hoá nằm trong top 1 toàn cầu và 34% người làm nghề tự do chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hoá (crypto); số liệu từ Chainalysis cũng cho thấy, đã có hơn 105 tỷ USD dòng vốn từ thị trường blockchain vào Việt Nam năm 2023 – 2024 với lợi nhuận thu về gần 1,2 tỷ USD vào năm 2023.
Chính vì thế, việc dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số dự kiến được Quốc hội thông qua vào quý 2/2025 sẽ tạo ra hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi người dùng; thúc đẩy kinh tế số; hoà nhập các tiêu chuẩn quốc tế về tài sản số.
Cộng đồng doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo vệ trong các hoạt động giao dịch, đầu tư, thừa kế… với tài sản số; tìm thấy cơ hội trong nền kinh tế số từ các công nghệ AI, IoT, Blockchain… Mở ra cơ hội cho người dùng cá nhân trong đầu tư, giao dịch tài sản số hợp pháp.
Đồng thời, tác động dài hạn của luật đến nền kinh tế số như: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số; thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp; cải thiện vị thế quốc tế của Việt Nam; tăng cường quản lý và giảm rủi ro; đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ.
Theo ông Phan Đức Trung, với việc tài sản số được quy định trong 6 điều của dự thảo luật Công nghiệp Công nghệ số, tập trung vào việc làm rõ khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc và trách nhiệm quản lý nhà nước về tài sản số; trong đó định nghĩa về tài sản số đã bao trùm tài sản mã hoá là một định nghĩa chuẩn, tương đồng với các quy định trong các điều luật của Mỹ và nằm trong các tiêu chuẩn kế toán quốc tế.
Phó Chủ tịch thường trực VBA đánh giá: “Luật Công nghiệp Công nghệ số ra đời mang tính thúc đẩy nhiều hơn là quản lý; Luật tham chiếu đến nhiều lĩnh vực và từ khoá quan trọng như AI, IoT, bán dẫn, nhưng có lẽ tài sản số là từ khoá quan trọng tác động vô cùng lớn tới hệ thống luật pháp Việt Nam sau khi thông qua”.
"> -
Sáng nay, một trận cãi vã lớn đã xảy ra trong gia đình tôi. Mới sáng sớm, tôi không muốn căng thẳng nhưng mọi chuyện như giọt nước tràn ly, khiến tôi không thể kiềm chế được. Nguyên nhân cũng là do sự thiếu minh bạch trong việc chi tiêu của vợ tôi. Tôi xin chia sẻ để độc giả cùng phân giải giúp… Vợ ‘năm lần bảy lượt’ lén lút gửi tiền về nhà ngoạiVợ chồng tôi kết hôn cách đây 3 năm. Tôi hơn vợ 7 tuổi vì vậy khi tôi đi làm và thành lập một công ty riêng thì vợ tôi vẫn đang học ở một trường cao đẳng. Do cô ấy có bầu nên chúng tôi làm đám cưới khi cô ấy chưa tốt nghiệp. Sau khi ra trường, bận con nhỏ nên vợ tôi cũng không đi xin việc ở đâu. Cô ấy đồng ý ở nhà chăm con đến khi cháu đi nhà trẻ, mới đi làm.
Đợt đó, tôi kiếm ra tiền nên cũng không muốn vợ con vất vả. Nhờ bố mẹ tôi hỗ trợ, chúng tôi cũng may mắn có xe và nhà riêng. Hàng tháng, tôi đưa cho cô ấy 25 triệu đồng để chi tiêu các khoản như bỉm, sữa cho con, đi chợ… cho gia đình gồm 2 vợ chồng và con nhỏ. Ngoài ra, các khoản tiền khác như mua sắm nội thất, quần áo, đối nội đối ngoại, ăn uống nhà hàng, du lịch… đều do tôi chi trả.
Khi quen nhau, tôi cũng biết hoàn cảnh của gia đình vợ không mấy dư giả nhưng vì yêu cô ấy nên tôi hoàn toàn không có sự so đo, tính toán. Không chỉ vậy, suốt 3 năm kết hôn, tôi cũng thường xuyên biếu tiền bố mẹ vợ. Có lần, mẹ vợ bị mất điện thoại, tôi biếu bà tiền mua cái mới.
Thấy bộ bàn ghế nhà vợ cũ, tôi cũng chi tiền đặt mua bộ mới tặng ông bà. Em gái vợ muốn đổi xe máy, tôi cũng hỗ trợ hơn một nửa. Thậm chí, đường dẫn vào nhà vợ là đường đất, trời mưa thì lầy lội, ngày nắng thì bụi mù. Nhiều lần về, thấy bố mẹ vợ than vãn, tôi cũng đứng ra kêu gọi mấy hộ xung quanh chung nhau làm đường.
Bản thân tôi bỏ ra một nửa kinh phí để làm. Việc này khiến bố mẹ vợ vô cùng nở mày nở mặt. Đặc biệt khi hàng xóm khen ông bà có con rể thoáng tính.
Như vậy, tôi không hề so so, tính toán hay keo kiệt với nhà vợ. Vậy mà vợ tôi lại làm những điều khiến tôi vô cùng bức xúc. Trước mặt, mỗi khi tôi đề xuất biếu nhà vợ cái này, cái kia, cô ấy đều chối từ. Cô ấy bảo: “Ông bà khó khăn nhưng vẫn còn sức lao động, anh không phải biếu đâu”.
Nhưng sau lưng, vợ tôi lại âm thầm chuyển tiền về cho gia đình. Khoản chi tiêu do chồng đưa hàng tháng, cô ấy đều bớt 1/3 để chuyển về cho nhà mẹ đẻ. Vì vậy, tháng nào cô ấy cũng kêu hết tiền chi tiêu và tôi phải đưa thêm.
Ngoài ra, những lần bố mẹ chồng tôi cho tiền cháu, vợ tôi đều cầm hết. Cô ấy không chi tiêu, mua sắm cho con như lời bố mẹ chồng dặn mà âm thầm biếu lại bố mẹ đẻ.
Do con gái chu cấp nên bố mẹ vợ tôi nghỉ hẳn việc làm thuê. Ông bà sống bằng số tiền con gái gửi về hàng tháng.
Tôi rất bực cái kiểu lén lút của vợ nên đôi lần bóng gió, bảo cô ấy làm gì cũng nên minh bạch, báo hiếu cha mẹ là điều nên làm nhưng đừng giấu giếm làm mất lòng tin giữa hai vợ chồng. Nhưng vợ tôi “vâng, dạ” rồi đâu lại vào đấy.
Nếu như chuyện làm ăn thuận buồm xuôi gió, tôi cũng âm thầm bỏ qua nhưng gần đây việc làm ăn của tôi không thuận lợi. Tôi buộc phải cắt giảm các khoản chi tiêu nhưng vợ tôi không chịu hiểu.
Cô ấy vẫn tìm cách lén lút gửi tiền về cho nhà đẻ. Không chỉ gửi tiền ăn uống, mua sắm vật dụng cô ấy còn cho bố mẹ đi du lịch, tiền ma chay, hiếu hỉ, sửa căn bếp mới…
Gần đây nhất, tôi có việc cần nên đã bảo vợ đưa lại khoản tiền 200 triệu đồng trước đây tôi từng đưa vợ giữ. Vậy mà cô ấy nói ráo hoảnh là không còn đồng nào. Cô ấy lý giải, tưởng là tôi đưa để lo chi tiêu trong nhà nên đã chi hết. Tôi nghe mà ngỡ ngàng, yêu cầu vợ kê khai khoản chi tiêu đó thì vợ tôi khóc lóc, trách chồng “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”.
Mấy hôm nay tôi chán nản, phần vì công việc làm ăn, phần vì người vợ chỉ biết vun vén cho nhà đẻ mà không biết nghĩ cho chồng. Tôi nên làm thế nào để vợ và gia đình vợ hiểu ra?
Độc giả Phúc Quang
Tôi muốn đón mẹ chồng về ở chung vì chị dâu quá đáng
Bức xúc với anh chồng và chị dâu, vợ chồng tôi đón mẹ chồng lên thành phố ở cùng nhưng tôi cũng lo lắng không biết quyết định này có đúng đắn không.
">