ThS.BS.CKI Ngô Tuấn Anh, khoa Nội cơ xương khớp, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, cho biết không thể phòng ngừa thoái hóa khớp hoàn toàn, nhưng lối sống khoa học, lành mạnh, giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
Duy trì cân nặng lành mạnh
Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân thúc đẩy thoái hóa khớp phát triển. Bác sĩ Tuấn Anh khuyến cáo mọi người nên duy trì cân nặng lành mạnh, giảm cân khi cần thiết, nhờ đó giảm áp lực cho các khớp, nhất là ở đầu gối, hông và lưng dưới.
Tập thể dục
Vận động giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao sự linh hoạt, dẻo dai cho các khớp. Tuy nhiên, tập luyện sai cách, gây chấn thương, có thể thúc đẩy thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn. Do đó, mọi người nên tập luyện với cường độ hợp lý, đúng động tác hoặc có người hướng dẫn để tránh sai cách, ảnh hưởng đến các khớp.
Để phòng ngừa chấn thương khi tập thể dục, mọi người nên khởi động trước khi tập và hạ nhiệt sau khi tập. Tập trên bề mặt phẳng, có độ ma sát để tránh té ngã. Mang giày vừa vặn, không gập gối quá 90 độ, nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy mệt hoặc bất thường.
Xuất phát điểm giống nhau nhưng với tài năng, bản lĩnh và khéo giao tiếp, Phượng nhanh chóng được chú ý, thăng tiến như diều gặp gió.
Sau 6 năm, cô trở thành giám đốc kinh doanh của công ty, trong khi công việc của Hải vẫn dậm chân tại chỗ. Tuy nhiên, Hải không ghen tị với thành công của vợ.
Khi Phượng bận rộn với những chuyến công tác trong nước, ngoài nước, Hải và con gái (5 tuổi) ở nhà tự chăm lo cho nhau.
Khi thấy vợ quá mải mê công việc, bỏ bê gia đình, xao nhãng cả con gái nhỏ, Hải góp ý nhưng Phượng cáu kỉnh gạt đi. Cô cho rằng Hải đang tự làm khó mình và vợ bằng những chuyện không đâu.
Càng ngày, tình cảm vợ chồng Hải càng xa cách, chuyện chăn gối cũng nguội lạnh. Họ sống ly thân một thời gian thì Hải đề nghị ly hôn với lý do vợ chồng có những khác biệt không thể hoà giải.
Đơn chưa kịp nộp thì dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp. Công ty của hai vợ chồng cho các nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà.
![]() |
Việc thường xuyên chạm mặt nhau trong khoảng thời gian nhạy cảm khiến cả Phượng và Hải đều có chút lúng túng.
Buổi sáng ngày thứ ba ở nhà, Phượng nghe tiếng con gái mời mẹ xuống ăn sáng, trên bàn có bát bún riêu cua nóng hổi, khói bay nghi ngút, chỉ nhìn thôi cũng đã thấy thèm.
- Mẹ ơi, con với bố thức dậy sớm nấu bún cho mẹ đó! Mẹ ăn nhiều vào.
- Mẹ ơi, khi nào mẹ rảnh mẹ dạy con thắt bím tóc nhé, bố Hải làm xấu quá!
Phượng mỉm cười gật đầu mà cay cay nơi khóe mắt. Những ngày sống chậm, cô mới có thời gian suy ngẫm những gì mình đã làm được. Rõ ràng, cô có niềm vui và vinh quang trong sự nghiệp nhưng đằng sau đó bỗng dưng cô cảm thấy trống rỗng.
Phượng lang thang lên tầng 4 thì bắt gặp Hải đang cặm cụi tưới rau. Lúc rảnh rỗi Hải tận dụng khoảng không gian ở đây trồng thành một vườn rau vô cùng tươi tốt. Bây giờ cô mới để ý anh trồng toàn những loại rau cô thích ăn...
Bất giác Phượng cảm thấy ân hận vì đã vội vàng đồng ý ly hôn.
Tối hôm đó cô gọi điện thoại cho chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân để nhờ tư vấn, xin lời khuyên cho cuộc hôn nhân của mình.
Sau khi nghe Phượng tâm sự, chuyên gia tâm lý nói: 'Bận rộn là chuyện thường thấy ở một giám đốc. Điều may mắn là chồng em thông cảm, chấp nhận lui về làm hậu phương, thay em chăm sóc gia đình để em toàn tâm toàn ý cho công việc. Đó là một sự hy sinh rất lớn.
Dù vậy, anh ấy cũng không tránh khỏi cảm giác buồn, cô đơn khi không thể kết nối với em hàng ngày từ góc độ của một người chồng với vợ của mình. Nếu như em nhận ra sự lo âu của anh ấy, lắng nghe anh ấy và ngược lại thì có thể chuyện đã khác'.
Chuyên gia Hoàng Hải Vân khuyên Phượng tận dụng những ngày ở nhà chống dịch để thay đổi cục diện hôn nhân.
Chuyên gia cũng nói, về lâu dài dù bận rộn hay thế nào thì 2 người cũng cần dành thời gian chăm sóc mối quan hệ vợ chồng; trò chuyện thường xuyên và chân thành về những thách thức, trở ngại tâm lý mà cả hai đang đối mặt. Từ đó giúp nhau tìm cách cân bằng...
Rời cuộc nói chuyện với chuyên gia tâm lý, Phượng kể, cô đi xuống nhà tìm nước uống, Hải đang làm gì đó trong bếp, anh vờ như không trông thấy vợ. Phượng tới gần bất ngờ ôm chồng từ sau lưng nức nở:
- Em xin lỗi... Chúng mình đừng ly hôn anh nhé!
Gần trưa hôm sau, hai vợ chồng Phượng đèo nhau ra siêu thị mua một số nhu yếu phẩm về thì có thông báo thực hiện cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, Phượng đón nhận tin này khá bình thản.
'Những ngày tháng này, chỉ cần vẫn được khỏe mạnh, chỉ cần được ở bên cạnh chồng và con gái, cả nhà cùng nhau chăm sóc vườn rau trên sân thượng, cùng nhau nấu ăn, xem phim hay dạy cho cô con gái thắt bím tóc, với em đã là hạnh phúc', Phượng báo tin vui với chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Ngoài kia dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng bên trong ngôi nhà ấy, những hạt mầm hạnh phúc từng bị khô héo đã được ươm xuống và chăm sóc đúng cách nên nay lại tái sinh.
" alt=""/>Ở nhà tránh dịch CovidTại phố đi bộ Hà Nội, vào các tối cuối tuần, Ly từng khiến nhiều người chú ý khi hướng dẫn người nước ngoài nói tiếng Việt. Người xem rất ấn tượng trước khả năng nói tiếng Anh, sự tự tin của cô bé xinh xắn này.
Khánh Ly là con gái của anh Võ Tá Hoàng (giáo viên môn Tin học ở Tân Kỳ, Nghệ An) và chị Nguyễn Thị Hiền.
Nhà xa trường, anh Hoàng phải ở lại ký túc xá suốt nhiều năm nay. Chị Hiền từng tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Đà Nẵng.
Sau khi kết hôn, chị chuyển về quê dạy hợp đồng với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng. Nhiều năm trước, thấy không thể bám trụ với nghề, chị nghỉ dạy.
Cuộc sống nhiều khó khăn nhưng họ quyết tâm đầu tư cho con được học tập đầy đủ với mong ước thay đổi tương lai.
Anh Hoàng chia sẻ, từ lúc còn nhỏ, Khánh Ly đã được bố mẹ cho tiếp xúc với tiếng Anh. ‘Khi con khoảng 4 tuổi, vợ chồng tôi đã cho con xem các video chọn lọc bằng tiếng Anh trên YouTube. Đó là các đoạn hội thoại ngắn, bài hát phù hợp lứa tuổi và dễ hiểu’, anh nói.
Sau đó, vợ chồng anh cho con xuống TP Vinh theo học tại trung tâm tiếng Anh. Thời gian này, em vẫn được bố mẹ hướng dẫn xem các video ngắn tại nhà.
![]() |
Cô bé Khánh Ly học tiếng Anh qua mạng internet. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Dành nhiều thời gian xem các clip dạy học của người bản ngữ nên khả năng nghe và phát âm của Ly rất tốt.
Nhận thấy con gái yêu thích và có năng khiếu về ngôn ngữ nhưng môi trường ở quê không được tiếp xúc, thực hành tiếng Anh với người nước ngoài, anh chị quyết định đưa con ra Hà Nội theo học.
‘Quê mình là vùng miền núi, kinh tế khó khăn lại không có môi trường để con giao tiếp tiếng Anh. Vợ chồng mình nghĩ, nếu không tiếp tục rèn giũa, sớm muộn vốn tiếng Anh của con sẽ dần mai một’, anh Hoàng chia sẻ.
Sau đó, anh Hoàng tiếp tục theo đuổi việc dạy học ở quê, còn vợ anh - chị Hiền, gác lại tất cả mọi việc, theo con lên Hà Nội trọ học. Ở đây, chị làm nghề buôn bán hoa quả. Mỗi sáng, chị phải dậy từ 3h sáng để nhập hàng hóa trên chợ đầu mối Long Biên và làm việc mải miết đến tối mới nghỉ.
Thời gian đầu lên Hà Nội, chị còn cho con đi học tiếng Anh ở một trung tâm lớn nhưng sau thấy mất nhiều thời gian đi lại, cộng với việc bé Ly có khả năng tự học rất tốt nên chị cho cháu nghỉ.
Ngoài giờ học trên lớp và thực hành giao tiếp ở Bờ Hồ, Ly thường xuyên vào các trang dạy tiếng Anh, YouTube để tự học.
Cô bé còn tự quay hoặc nhờ mẹ quay clip em hướng dẫn các bạn nhỏ ở xóm trọ học môn tiếng Anh để up lên YouTube.
Anh Hoàng cho rằng, mạng internet rất quan trọng với việc học tập của con. ‘Gia đình không có điều kiện, khi ở Nghệ An, chúng tôi có thể cho con theo học tại các trung tâm tiếng Anh vì chi phí không quá cao. Tuy nhiên khi ra Hà Nội, chúng tôi không thể cho con theo học ở trung tâm được. Vì vậy con phải dùng mạng internet để học’.
Không chỉ môn tiếng Anh, Khánh Ly còn học tốt các môn học khác. Hiện, em đang theo học chương trình song bằng Cambride tại trường THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Học kỳ 1 vừa qua, em đạt kết quả giỏi.
Anh Hoàng cũng chia sẻ, khi Khánh Ly học tiểu học, em có nhiều thời gian hơn để vào mạng internet học tập. ‘Quan trọng là con có đam mê ngoại ngữ, đam mê việc học nên sử dụng mạng internet sẽ có hiệu quả. Nếu con không đam mê học, sẽ dễ sa đà vào các nguy cơ khác’, anh Hoàng nói.
Bố của Khánh Ly cũng chia sẻ thêm, anh chị có nguyên tắc và các quy định dành cho con khi sử dụng mạng.
‘Chúng tôi giám sát con bằng việc xem lại lịch sử trình duyệt web để biết con đã sử dụng mạng internet cho việc học hay không.
Ngoài ra, chúng tôi cũng lắp camera để có thể giám sát con qua điện thoại nhằm đảm bảo an toàn cho con khi tham gia mạng. Chúng tôi cũng thường xuyên theo sát các kết quả học của con’, anh chia sẻ thêm.
Để đầu tư cho con gái, đến nay, gia đình anh chị vẫn phải sống ly tán người ra Hà Nội, người ở Nghệ An. Vài tháng, gia đình mới có cơ hội đoàn tụ một lần.
‘Trong tương lai, chúng tôi muốn hướng Ly theo con đường lập trình. Tuy nhiên tất cả đều phụ thuộc vào đam mê và sở thích của con’, người bố quê ở Nghệ An chia sẻ thêm.
Học trực tuyến từ khi còn là học sinh cấp 1, Nguyễn Vũ Khánh Linh (Quảng Ninh) đã xuất sắc phá kỷ lục về tốc độ học trực tuyến, chỉ 2 tháng nữa sẽ nhận bằng cử nhân vào năm 17 tuổi.
" alt=""/>Con gái chị bán hoa quả giỏi tiếng Anh nhờ học trên mạng từ 4 tuổi