- Không chỉ nhún nhẩy gật gù khi nam ca sĩ trẻ Hà Minh Tiến hát trên sânkhấu mà diva Thanh Lam còn không ngại ngần bày tỏ bị "say" bởi chàng trai trẻđáng yêu này.
- Không chỉ nhún nhẩy gật gù khi nam ca sĩ trẻ Hà Minh Tiến hát trên sânkhấu mà diva Thanh Lam còn không ngại ngần bày tỏ bị "say" bởi chàng trai trẻđáng yêu này.
Chị Hòa thừa nhận, có thời điểm, chị cảm thấy rất khổ sở khi không thể truyền đạt ý kiến với cấp trên do vốn tiếng Anh ít ỏi.
Nhưng rồi, sau khi đọc được một bài viết trên mạng xã hội đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của chị về việc học tiếng Anh.
“Tôi vỡ ra rằng từ trước đến giờ bản thân đã học tiếng Anh sai cách. Cuối cùng, tôi quyết định đập bỏ hết đi để xây lại từ đầu”.
Việc đầu tiên chị quyết định “đập bỏ” là tư duy về cách học. Chị cho rằng, chính suy nghĩ “học tiếng Anh phải có lộ trình” đã khiến chị tự bó hẹp việc học tiếng Anh chỉ ở trong sách vở, giáo trình nhất định. Điều đó cũng khiến chị cảm thấy vô cùng áp lực và căng thẳng do sự kỳ vọng về kết quả sau mỗi lộ trình. “Nếu không đạt được kết quả như đã đề ra, tôi lại tự kỷ ám thị rằng: “Mình không có khả năng học tiếng Anh”. Chính suy nghĩ ấy đã khiến tôi không còn động lực để cố gắng và dễ dàng bỏ cuộc, buông xuôi”, chị Hòa nói.
Ngoài ra, chị cũng đã “đập bỏ” tư duy “muốn học tiếng Anh thì phải đến trung tâm, theo các khoá học”. Theo chị, điều này sai ở chỗ, tiếng Anh vốn là một thứ ngôn ngữ, mục đích là để con người giao tiếp với nhau. Do đó, tiếng Anh có ở mọi thứ xung quanh trong cuộc sống và rất gần gũi. Học tiếng Anh phải là sự chủ động tích cóp cần mẫn mỗi ngày, từ mọi thứ ở mọi nơi và trong mọi lúc. Khi đổi góc nhìn và hiểu được như vậy, người học sẽ thấy tiếng Anh không phải là điều gì đó xa vời.
Một suy nghĩ khác chị Hòa đã đập bỏ là “học tiếng Anh phải tập trung vào ngữ pháp”. “Phải đến 34 tuổi, tôi mới cảm thấy tiếng Anh không hề khó như những gì chúng ta từng học trên trường, bởi lẽ trước đây, thầy cô luôn dạy bắt đầu từ ngữ pháp. Nhưng tôi nhận ra rằng, việc nghe và đọc thật nhiều để trang bị cho bản thân một kho từ vựng phong phú mới khiến mình có thể tự tin giao tiếp”.
Bên cạnh đó, một sai lầm khác theo chị Hòa, không chỉ riêng chị mà rất nhiều người gặp phải chính là việc chỉ học từ vựng đơn lẻ. Vì thế, mỗi khi muốn nói, bản thân chị thường rất sợ vì không biết lắp các từ này vào vị trí như thế nào trong câu; dẫn đến để nói được một câu hoàn chỉnh sẽ mất rất nhiều thời gian suy nghĩ, thậm chí vẫn không đạt hiệu quả truyền tải thông tin.
Chị Hòa đã rút ra kinh nghiệm, khi học từ vựng bắt buộc phải học theo cụm từ. Đến khi đã thuộc mẫu của cụm từ đó, người học có thể thay thế, biến tấu theo hoàn cảnh cần sử dụng, từ đó tạo ra rất nhiều câu khác nhau. Ví dụ từ cụm “a big apple”, có thể biến tấu thành “a small apple”hay “a big orange”.
Một suy nghĩ khác chị Hòa quyết định “đập bỏ” là việc học tiếng Anh phải tư duy theo kiểu Anh – Anh. “Lúc đầu, tôi luôn nghĩ rằng phải học kiểu như vậy mới dùng được tiếng Anh. Nhưng sau đó, tôi nhận thấy, điều đó có thể không sai, tuy nhiên khi áp dụng với năng lực tiếng Anh còn yếu của tôi thì không phù hợp.
Lý do vì lượng từ vựng mà tôi có được chưa đủ lớn để có thể tư duy được như vậy. Vì vậy, tôi đã chuyển sang cách học song ngữ Anh – Việt. Bằng cách học này, tôi có thể dễ dàng hiểu nghĩa và từ đó học thuộc dễ hơn, ghi nhớ lâu hơn cụm từ tiếng Anh. Sau một thời gian, tôi cảm thấy như “đây mới là chân lý dành cho mình vậy”.
Tôi cứ miệt mài rèn luyện bằng cách nhờ con gái đọc một câu tiếng Việt, mẹ sẽ ngay lập tức phải phản xạ dịch câu đó sang tiếng Anh tương ứng. Rồi lại tự mình nhìn tiếng Việt viết tiếng Anh, miệng đọc tay chép mỗi bài học tới mấy chục bản.
Tôi đã làm điều đó trong suốt 4 năm và cho đến cả thời điểm hiện tại vẫn tiếp tục học đều đặn mỗi ngày. Quả thực, đến bây giờ, tôi đã có thể chuyển ngữ rất nhanh mà không mất nhiều thời gian suy nghĩ. Tôi “vỡ” ra rằng, bản chất của việc học ngôn ngữ là học thuộc và sao chép; có thuộc mới trở thành “của mình” được”.
Chị Hoà cho rằng, chính những sự thay đổi tư duy đó và việc kiên trì luyện tập bền bỉ hàng ngày, dần dần đến hiện tại, bản thân chị đã trở nên tự tin hơn trong việc học và sử dụng tiếng Anh.
Thúy Nga
Đứng trước camera điện thoại, Hà Lâm Trúc (11 tuổi) tự tin diễn thuyết, thậm chí đọc rap những bài hát yêu thích và lồng tiếng cho những bộ phim nổi tiếng bằng tiếng Anh.
" alt=""/>Bà mẹ 8X từng kém tiếng Anh, quyết ‘đập hết xây lại từ đầu’Nhân viên hạnh phúc nghĩa là khách hàng hạnh phúc
Dù sản phẩm có tuyệt vời, ý tưởng kinh doanh có xuất sắc tới đâu, nếu khách hàng quay lưng, thì doanh nghiệp của bạn vẫn thất bại. Điều đáng chú ý là lòng trung thành của khách hàng tịnh tiến với mức độ vui vẻ và gắn bó của nhân viên với công ty.
Khi gặp đại diện một đối tác - người không vui vẻ và hài lòng với công việc của họ, bạn cảm thấy như thế nào? Phần lớn cuộc gặp giống như đang làm phí thời gian của cả hai bên, thực sự tẻ nhạt và khó chịu. Vì thực tế là nếu nhân viên không hài lòng với công việc hoặc nơi làm việc của họ, nhiều khả năng họ sẽ đối xử hời hợt với khách hàng. Bạn khó có thể kỳ vọng là khách hàng sẽ quay trở lại.
Ngược lại, nếu nhân viên hoặc người đại diện cho một nhãn hàng/ công ty thực sự vui vẻ, họ sẽ hào hứng quảng bá sản phẩm hơn. Và khi khách hàng có cảm tình, cảm thấy được chú ý và trân trọng, thì khả năng ra quyết định mua hàng/ dịch vụ cũng tăng lên.
Nhân viên hạnh phúc có năng suất làm việc cao hơn
Cụ thể là các nhiệm vụ của họ được hoàn thành ở cấp độ cao hơn và chính xác hơn. Điều này chứng tỏ rằng tâm trạng tích cực có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của mọi người. Những nhân viên không nhận được niềm vui trong công việc khả năng gặp nhiều kiệt sức và căng thẳng hơn.
Chúng ta cũng vậy thôi. Một buổi sáng ra khỏi nhà không có niềm vui nào, phải lái xe vòng quanh các bãi đậu xe để tìm chỗ đỗ, thậm chí bị đổ cà phê vào áo khi vội vào văn phòng thì cũng khó giữ tâm trạng “làm hết sức, chơi hết mình”. Nhân viên cũng là con người, và tâm trạng tồi tệ sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của họ. Chủ doanh nghiệp không thể kiểm soát việc họ bị đổ cà phê vào áo, nhưng có thể kiểm soát môi trường làm việc mà họ trải qua hàng ngày.
Nhân viên hạnh phúc hơn, doanh nghiệp kiếm nhiều hơn
Sự khác biệt này đủ lớn, đúng không? Đây là con số thực tế, bởi khảo sát được trả lời bởi những nhân viên đang làm việc thực sự tại đó. Công ty của bạn không thể lọt vào danh sách Top 100 đó nếu không có những nhân viên hạnh phúc.
![]() |
Giá cổ phiếu tăng rõ ràng cho thấy các công ty thực sự hoạt động tốt hơn. Theo nhà tâm lý học Noelle Nelson: “Khi nhân viên cảm thấy rằng công ty lấy lợi ích của họ làm trọng tâm, thì nhân viên sẽ lấy lợi ích của công ty làm trọng tâm”.
Thay đổi để nhân viên được hạnh phúc
Không dễ dàng để ra những quyết sách thay đổi môi trường công sở, trừ khi bạn là CEO. Điều đó không có nghĩa là các cấp quản lý không thể hành động. Dưới đây là năm điểm khác biệt mà bạn có thể tạo ra để cấp dưới hạnh phúc hơn trong công việc:
Chấm dứt nạn bắt nạt
Một điều hài hước là những nhân viên hay to tiếng, mạt sát hoặc chọc ghẹo các thành viên khác nhiều khi được coi là người có tính cách quyết đoán, mạnh mẽ hoặc… vui tính. Đó là từ góc độ của người làm quản lý, vì một số lý do nào đó. Nhưng thực tế, một kẻ bắt nạt gây khó chịu, tiêu cực và tổn hại nghiêm trọng đến không khí hạnh phúc trong bộ phận của bạn.
Trả lương công bằng cho nhân viên
Cơ cấu trả lương của công ty dựa trên nhiều khía cạnh, nhưng không khó để nhân viên của bạn tự khảo sát mức lương chung trên thị trường cũng như mức của những người cùng trình độ và khối lượng công việc trong công ty. Vậy bạn có thể tác động gì đến quyền lợi của những người dưới quyền trong khả năng cho phép? Bạn có thể đề xuất cấp trên các khoản hỗ trợ, gói quyền lợi… với các lý do hợp lý không?
Đánh giá mang tính xây dựng
Cấp trên muốn nhân viên hạnh phúc không có nghĩa là không phê bình họ. Vì nếu nhân viên không biết mình nên phấn đấu ra sao, thì tình trạng đó thậm chí mang lại sự thất vọng.
Nhân viên nghiêm túc muốn biết kết quả công việc của họ. Vì vậy, chỉ ra kết quả tốt và chưa tốt, cũng như lời khuyên để họ có thể làm tốt hơn là điều cần thiết. Không ai thích bị tụt lùi trong công việc.
Tạo điều kiện xứng đáng
Thỉnh thoảng, ở một số diễn đàn đánh giá doanh nghiệp, bạn sẽ đọc được đâu đó nhận xét rằng: “Quản lý A chỉ biết lo cho thân mình, không quan tâm đến nhân viên”. Thực tế là việc giúp cấp dưới của mình phát triển và tỏa sáng sẽ giúp họ có động lực làm việc. Và như một phần thưởng, sau đó bạn cũng có được danh tiếng tích cực trong việc đào tạo và phát triển nhân viên.
Giữ thái độ lịch sự, chuyên nghiệp và dễ chịu
Điều nghe có vẻ cơ bản này hóa ra lại bị nhiều nhà quản lý bỏ qua. “Tôi nóng tính”, “Tôi nhiều trách nhiệm nên khá áp lực, không thể yêu cầu tôi nhẹ nhàng với người khác”, hoặc “Đó là cá tính của tôi”.
![]() |
Sự lựa chọn là của bạn, nhưng không nhân viên nào có ý định chịu đựng một vị sếp khiến họ cảm thấy bị coi thường. Bạn có thể giải quyết các vấn đề một cách rõ ràng, rốt ráo theo đúng trách nhiệm cần thiết, nhưng hãy đảm bảo rằng ấn tượng tổng thể của cấp dưới về bạn là tử tế, dễ chịu và chuyên nghiệp.
Vĩnh Phú
" alt=""/>Nhân viên hạnh phúc giúp doanh nghiệp ‘tăng tốc’