- Thông tin Trường George Washington International School (GWIS) đang liên kết với nhiều trường phổ thông tại 14 tỉnh, thành ở Việt Nam những năm qua chỉ là trường "ma" khiến nhiều phụ huynh bất ngờ.Theo phán ánh của một cơ quan báo chí mới đây, Trường GWIS ở Mỹ, không có trụ sở, không giáo viên, không được tổ chức nào công nhận...
Nhiều trường phổ thông của Việt Nam hiện đang có chương trình hợp tác với trường này. Ngay tại Hà Nội, GWIS đang là đối tác trong chương trình “du học tại chỗ” của Trường Phổ thông quốc tế Newton (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) từ năm 2012 đến nay.
Các phụ huynh của trường này khá hoang mang khi thông tin trên website của Trường Phổ thông Quốc tế Newton - đối tác của GWIS - giới thiệu rằng học sinh theo học hệ này sẽ được cấp bằng tốt nghiệp phổ thông trung học của GWIS và được các trường đại học tại Mỹ công nhận.
Trường GWIS: Mới chuyển về Califonia nên học sinh không dời được
Ngày 10/4, Trường Newton đã phải mời đại diện của Trường GWIS bay từ Mỹ sang để gặp trực tiếp với các phụ huynh có con đang theo học hệ GWIS tại trường để làm sáng tỏ sự việc.
Trong buổi gặp gỡ này, ông Phillip Nguyễn, được giới thiệu là Chủ tịch HĐQT và là người sáng lập GWIS vừa từ Mỹ trở về đã cung cấp các giấy tờ liên quan nhằm chứng minh trường đủ tư cách pháp lý.
“Trường được thành lập tại bang Florida năm 2011. Để thành lập được trường, chúng tôi phải có đề án, có trình nhân sự và hàng năm phải báo cáo lên Bộ Giáo dục Mỹ và bang Florida. Khi dời về California vào năm 2017, chúng tôi tiếp tục phải làm lại quy trình thành lập trường như ban đầu vì yêu cầu của mỗi bang là khác nhau. Khi di chuyển, học sinh của chúng tôi cũng không thể dời về do khoảng cách về địa lý và phải bàn giao lại cho những trường ở xung quanh đó. Còn học sinh quốc tế như ở Việt Nam thì vẫn giữ nguyên”, ông Phillip Nguyễn cho biết.
Tại cuộc họp, nhiều phụ huynh cũng yêu cầu vị này chứng minh trường GWIS không phải là “trường ma” và việc liên kết với trường Newton là hợp pháp.
Một số phụ huynh bày tỏ nguyện vọng đại diện trường cho biết địa điểm cụ thể để giải tỏa thắc mắc.
Ông Philip Nguyễn cho hay giấy tờ pháp lý đã được chuyển về trường Newton, đồng thời báo cho sở GD-ĐT Hà Nội được biết.
|
Ông Philip Nguyễn. Ảnh: Thanh Hùng |
"Chúng tôi chuyển về California mới 6-7 tháng, hiện tại trong cơ sở gần 5ha đó, tôi với một số đối tác đang quy hoạch 1 trường đại học và 1 trường của GWIS. Trong đó hiện tại có 4 khu, hiện không dùng hết nên đang cho thuê 3 khu, 1 khu để làm phim, 1 khu cho những người học nghề, 1 khu cho thuê để làm chỗ họp hành, khu cuối cùng đang quy hoạch làm đề án xin xây 2 trường".
Vị này cũng đã cung cấp bản gốc bộ hồ sơ giấy tờ thành lập trường vào năm 2011, khi còn ở Florida cho các phụ huynh kiểm chứng.
Trước băn khoăn của phụ huynh về việc trường GWIS ở bên Mỹ có được bang Califonia công nhận hay không khi không có tên trên danh sách tra cứu, ông Philip Nguyễn thừa nhận:
“Ở California, khi vào danh sách của Sở Giáo dục hiện tại chưa thấy tên trường bởi khi chúng tôi làm đề án để xin pháp lý, Sở yêu cầu phải đủ sau một năm và phải làm báo cáo chính thức đào tạo thế nào, bao nhiêu học sinh,… thì mới được vào danh sách của bang".
Vị này nói với các phụ huynh: “Trước khi tôi vào hợp tác với trường Newton, tôi phải thông qua Bộ GD-ĐT Việt Nam và Sở GD-ĐT Hà Nội. Nếu có pháp lý đủ họ mới cho tôi hợp tác còn nếu không đủ thì làm gì được”.
Sở GD-ĐT Hà Nội nói tuân thủ đúng quy trình
Trước những băn khoăn của dư luận, chiều 12/4, Sở GD-ĐT Hà Nội đã đăng đàn trả lời báo chí về sự việc.
Theo các giấy tờ mà Sở này công bố, Trường GWIS được thành lập ngày 8/8/2011, tại bang Florida với mã số nhà trường là P11000070598. Ngày 12/8/2011, trường được Sở Giáo dục của bang Florida đã công nhận là một trường tư thục, với mã trường là 6137.
Bà Bùi Thị Minh Nga, Phó Trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết: “Ở phiếu công nhận này, người ta đã xác nhận tình trạng đang hoạt động của nhà trường và ghi danh vào danh bạ các trường tư thục ở đây.
Play" alt=""/>Thực hư chuyện trường “ma” liên kết dạy ở Việt Nam: Các bên lên tiếng
Các chuyên đề thường gặpThầy Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) cho hay, đề thi môn Toán vào lớp 10 Hà Nội thường được cấu trúc gồm 5 bài, chia thành các chuyên đề: Rút gọn và câu hỏi phụ; Giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình; Giải phương trình, hệ phương trình; Phương trình bậc hai và hệ thức Vi-et, đồ thị hàm bậc nhất, bậc hai đơn giản; Bài toán thực tế; Hình học; Bất đẳng thức, cực trị, giải phương trình bằng phương pháp đặc biệt.
Theo thầy Cường, trong mỗi chuyên đề như vậy, học sinh cần thực hiện phương châm "ăn no rồi mới ăn ngon". Tức là cần đảm bảo rằng những câu hỏi cơ bản giải quyết tốt rồi mới tiến đến các câu hỏi nâng cao.
Phân bổ thời gian trong 90 phút
Theo thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên dạy Toán của Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội), một trong những điều mà các học sinh đặc biệt lưu ý ở năm nay là thời gian làm bài thi môn Toán đã rút ngắn từ 120 phút xuống còn 90 phút.
Thầy Tùng cho rằng, cần ưu tiên những câu dễ làm trước, các câu khó hơn làm sau. Học sinh có 5 phút để đọc đề. Khi đọc đề các em cần đọc kĩ để xác định được các câu hỏi thuộc 3 mức độ:
Mức 1: Các câu dễ, có thể làm ngay mà không cần nháp hoặc chỉ nháp nhẹ nhàng thẳng vào đề để tiết kiệm thời gian.
Mức 2: Các câu trung bình, cần phải nháp. Các câu này sẽ chiếm chủ yếu trong đề nên các thí sinh không được vội vàng, cần làm một cách tuần tự và chắc chắn.
Mức 3: Các câu khó. Khi đọc đề có thể chưa tìm được ngay phương pháp làm bài. Các em cứ đánh dấu vào để xử lý sau cùng.
“Theo kinh nghiệm, thứ tự thường được phân dạng từ dễ đến khó là: Câu a, b của bài rút gọn; Bài toán giải phương trình, hệ phương trình, hàm số; Giải toán bằng cách lập phương trình; Câu a, b của bài hình; Các câu còn lại.
Sau khi đã đánh dấu các mức độ thì học sinh lên chiến lược làm bài theo thứ tự từ dễ đến khó. Cần tránh sa đà vào câu khó trước, bởi vừa mất thời gian lại có thể gây mất tinh thần”, thầy Tùng khuyên.
|
Ảnh: Thanh Hùng |
Theo thầy Tùng, các thí sinh cũng nên chú ý gạch chân từ chìa khóa trong đề và kiểm tra đáp số.
Ngay khi đọc đề bài, các em luôn cầm bút và đánh dấu vào các từ, các ý quan trọng, thậm chí có thể ghi các lưu ý vào bên cạnh (ví dụ như ghi điều kiện xác định, ghi các phương pháp, các ý tưởng,...).
Một trong những lỗi phổ biến của học sinh lớp 9 là lỗi tính toán. Để khắc phục điều này, chúng ta sử dụng kĩ thuật kiểm tra, rà soát liên tục: Kiểm tra mỗi bước biến đổi (làm 2 lần: khai triển rồi thì khai triển lại, chuyển vế xong thì chuyển vế lại,...).
Làm xong một bài thi không nên vội vàng chuyển ngay sang bài khác mà nên dành 1, 2 phút để kiểm tra bài vừa làm: Kiểm tra tính phù hợp của đáp số với các điều kiện, với thực tế nếu có. “Chẳng hạn, khi các em giải một bài toán ra vận tốc xe máy là 300km/h thì cũng vô lý. Với các bài tham số, có thể thay lại kết quả để kiểm tra xem có đáp ứng được yêu cầu của đề bài hay không”, thầy Tùng lưu ý.
Với các bài toán ở mức 2, 3, học sinh có thể chưa tìm được ngay phương pháp giải quyết. Khi đó, phương pháp phân tích, tư duy ngược rất có tác dụng.
Ví dụ: Để chứng minh đẳng thức MH.OM = MC.MD tức là phải chứng minh MH/MD = MC/MO, tức là phải chứng minh hai tam giác MHC, MDO đồng dạng. Từ đó ta đi tìm các dấu hiệu để hai tam giác này đồng dạng (như g.g, c.g.c….).
"Một cách tổng quát, chúng ta thường xuất phát từ yêu cầu của bài toán rồi lập luận ngược lại để dẫn đến các yêu cầu quen hơn, dễ xử lí hơn, sau đó trình bài lời giải xuôi".
|
Ảnh: Thanh Hùng |
Thầy Tùng cho hay, phân bổ thời gian luôn là việc quan trọng đối với mỗi bài thi.
“Chúng ta phân bổ 90 phút ứng với 10 điểm, như thế mỗi điểm sẽ tương ứng với khoảng 9 phút. Do thời gian cho mỗi điểm ít đi nên độ khó, độ dài của câu hỏi cũng giảm đi. Tuy nhiên, với 9 phút/1 điểm thì các em cần tiết kiệm thời gian, tránh các việc làm không cần thiết: Đã có phương pháp thì không cần nháp, tăng cường tính nhẩm, sử dụng máy tính hợp lí,... Dựa vào số điểm số của mỗi câu, chúng ta sẽ biết phân bổ thời gian phù hợp cho câu đó”, thầy Tùng phân tích.
Theo thầy Tùng, học sinh cần trành tình trạng đầu tư quá mức vào một câu nào đó, như thế sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm các câu khác.
Kinh nghiệm trình bày bài thi
Cô Dương Hồng Hạnh, giáo viên tổ Toán - Tin của Trường THPT Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) Hạnh cho hay, kinh nghiệm của các thầy cô nhiều năm giảng dạy và chấm thi dưới đây có thể giúp các thí sinh có thể hạn chế lỗi và trình bày bài thi môn Toán tốt hơn:
- Khi rút gọn biểu thức, nên viết điều kiện ở ngay đầu dòng thứ nhất của lời giải và không để điều kiện trong ngoặc.
- Khi biến đổi hay tính một biểu thức, không nên viết lặp đi lặp lại một vế giống nhau.
- Không nên chia một trang giấy thành quá 1 cột để viết.
- Khi xuống dòng, nếu vẫn chưa trình bày hết một câu nào đó, thì phải viết tiếp câu từ lề trái của trang giấy.
- Không nên xuống dòng tùy tiện, dẫn đến nhiều khoảng trống trong bài làm, nhìn xấu về hình thức và có thể khiến thí sinh phải dùng nhiều tờ, gây mất thời gian để viết lại thông tin.
- Không nên viết lời giải một bài toán nhưng lại ngắt quãng, xen lẫn lời giải của bài toán khác, vì có thể làm cho giám khảo chấm sót.
- Đặc biệt lưu ý cách viết những ký hiệu toán:
- Nhớ kiểm tra cẩn thận các bước biến đổi hoặc tính toán, để tránh mất điểm đáng tiếc. Với câu có nhiều ý liên quan, khi sai ở ý trước sẽ dẫn đến ý sau sai theo, gây mất nhiều điểm.
Khi trình bày lời giải phương trình bậc 2 hoặc hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, nên dùng máy tính bỏ túi kiểm tra lại đáp số.
- Khi thực hiện phép chia hoặc khai căn bậc hai phải chú ý đến điều kiện để phép toán có thể thực hiện được.
- Khi nhân (hoặc chia) hai vế của một đẳng thức hay bất đẳng thức với một số, phải chú ý đến điều kiện là số đó phải khác 0.
Khi nhân (hoặc chia) hai vế của một bất đẳng thức với một số, phải chú ý đến điều kiện là số đó là số dương hay âm để giữ nguyên hay đảo lại chiều bất đẳng thức.
Thanh Hùng
Kỳ thi vào lớp 10 năm 2021
Thông tin kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 mới nhất. Thông tin đề thi, đáp án, điểm xét tuyển các trường, tra cứu điểm thi toàn quốc.
" alt=""/>Thi vào lớp 10 Hà Nội: Cách làm bài thi môn Toán đạt điểm cao