Sinh viên chiếm đóng 22 cơ sở giáo dục trên khắp châu Âu vì biến đổi khí hậu
Một làn sóng phản đối của sinh viên đang diễn ra tại các trường đại học trên châu Âu để yêu cầu các nhà chức trách hành động đối với vấn đề biến đổi khí hậu.
Các sinh viên đã chiếm đóng 22 cơ sở giáo dục khắp châu lục trong vòng một tháng,ênchiếmđóngcơsởgiáodụctrênkhắpchâuÂuvìbiếnđổikhíhậsora aoi theo The Guardian.

Ở Đức, các trường đại học ở 7 TP Wolfenbüttel, Magdeburg, Münster, Bielefeld, Regensburg, Bremen và Berlin đã bị chiếm đóng. Ở Tây Ban Nha, các sinh viên theo học tại ĐH Autònoma de Barcelona đã chiếm giảng đường để tổ chức các buổi giảng dạy về khủng hoảng khí hậu.
Ở Bỉ, 40 sinh viên chiếm đóng ĐH Ghent. Tại Cộng hòa Séc, khoảng 100 sinh viên biểu tình đã cắm trại bên ngoài trụ sở của Bộ Thương mại và Công nghiệp nước này. Ở Vương quốc Anh, các hành động tương tự đang được tiến hành tại các ĐH Leeds, Exeter và Falmouth.
Những hành động cấp tiến nhất đã diễn ra ở thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha. Sinh viên chiếm đóng 7 trường học và 2 trường đại học. Vào thứ Năm (4/5/2023), một trường THPT buộc phải đóng cửa sang ngày thứ ba sau sự chiếm đóng của học sinh, trong khi các sinh viên tại Khoa Nhân văn của Đại học Lisbon đã tạo rào chắn trong văn phòng của hiệu trưởng.
Những người trẻ Bồ Đào Nha cũng cùng nhau phong tỏa đường phố Lisbon để đồng bộ cùng hành động chiếm đóng trường học. Dù vấp phải những phản ứng gay gắt từ các giáo viên và nhà trường đã gọi cảnh sát, nhưng những sinh viên này vẫn quyết tâm thực hiện hành động triệt để của mình kéo dài từ tuần trước.
Các cuộc phong tỏa và chiếm đóng của sinh viên châu Âu là một phần của chiến dịch mở rộng dưới biểu ngữ “End Fossil: Occupy!" ("Kết thúc việc sử dụng hóa thạch: Hãy chiếm đóng!”), nhằm mục đích thúc đẩy phong trào bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Được biết, hàng loạt các cuộc vận động tương tự đã từng diễn ra mạnh mẽ vào năm 2019.

Tuyên bố của chiến dịch có nội dung: "Chiến dịch End Fossil: Occupy! đang thực hiện các hành động làm cho phong trào khí hậu của giới trẻ trở nên cấp tiến hơn thông qua các chiến thuật và yêu cầu. Thay vì tổ chức các cuộc đình công, chúng tôi thực hiện chiếm đóng. Chúng tôi yêu cầu kết thúc nền kinh tế dựa trên năng lượng hóa thạch và lắng nghe khoa học. End Fossil: Occupy! đang làm sống lại phong trào khí hậu của giới trẻ, điều này chưa từng được thấy kể từ năm 2019".
Các nhà tổ chức tuyên bố rằng làn sóng phản đối trước đây đã thúc đẩy trường đại học của Barcelona đưa kiến thức về tình trạng khẩn cấp về khí hậu và sinh thái thành học phần bắt buộc đối với tất cả sinh viên.
Các nhà tổ chức mong muốn rằng làn sóng mới nhất sẽ tái hiện và khơi gợi lại tinh thần cấp tiến của sự kiện Tháng 5 năm 1968, khi các sinh viên đại học ở Paris (Pháp) tổ chức các cuộc biểu tình chống chủ nghĩa đế quốc và nhận được sự ủng hộ đình công của các công nhân, tạo ra một làn sóng nổi dậy trên khắp châu Âu.
“Chúng tôi bắt đầu với tư cách là sinh viên chiếm giữ các trường học và trường đại học, nhưng chúng tôi cần toàn xã hội cùng hành động triệt để với chúng tôi để chấm dứt nhiên liệu hóa thạch. Chỉ khi một phong trào quần chúng có sự tham gia của toàn xã hội nhằm ngăn chặn kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch, chúng ta mới có thể thực sự thay đổi hệ thống", người tham gia chiến dịch cho biết.
Trước đó, từ tháng 9-12/2022, 50 trường học và trường đại học trên khắp thế giới đã bị chiếm đóng để trong chiến dịch kêu gọi kết thúc việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch.
Tính hợp pháp của việc sinh viên chiếm giữ các trường học và đại học ở Châu Âu có thể khác nhau tùy thuộc vào quốc gia và hoàn cảnh cụ thể. Ở một số quốc gia, chiếm đóng có thể được coi là một hình thức bất tuân dân sự và có thể phải chịu hậu quả pháp lý. Tuy nhiên, ở các quốc gia khác, chẳng hạn như Pháp và Tây Ban Nha, việc chiếm đóng từ trước đến nay được coi là một hình thức phản đối hợp pháp và được bảo vệ theo luật. |
Tử Huy

下一篇:Nhận định, soi kèo Trung Quốc vs Australia, 18h00 ngày 25/3: Miếng võ của Chuột túi
相关文章:
- Nhận định, soi kèo Costa Rica vs Belize, 08h00 ngày 26/3: Thê đội 2 xuất kích
- Việt Nam đề nghị Myanmar tạo điều kiện cho công dân rời vùng nguy hiểm
- Cặp đôi 80 tuổi bắt đầu lại tình yêu từ thời mẫu giáo
- Những dấu hiệu cho thấy bạn đang trong mối quan hệ 'không ổn'
- Nhận định, soi kèo Kano Pillars vs Bendel Insurance, 22h00 ngày 26/3: Lợi thế sân nhà
- Muôn vẻ hoạt động ‘ở nhà vẫn vui’ trong mùa dịch
- Cận cảnh ếch 'khổng lồ' to gần như đứa trẻ
- Người trẻ ngồi quán xuyên đêm đón gió lạnh đầu mùa
- Nhận định, soi kèo Bosnia Herzegovina vs Síp, 2h45 ngày 25/3: Đâu dễ cho chủ nhà
- Việt Nam tiếp nhận hơn 100 công dân bị Campuchia bắt với cáo buộc đánh bạc
相关推荐:
- Nhận định, soi kèo Nigeria vs Zimbabwe, 23h00 ngày 25/3: Cơ hội thu hẹp
- Tiềm năng đầu tư tại Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort
- Fami Nguyên chất ‘thay áo mới’, người dùng trải nghiệm nhiều điều đầu tiên
- Vị doanh nhân của những cảnh đời ‘chết không có quan tài’
- Soi kèo góc Indonesia vs Bahrain, 20h45 ngày 25/3
- 8 bí quyết vàng giúp hôn nhân bền chặt
- Chăm chồng bị liệt nhiều năm, vợ nhận kết đắng sau ngày anh hồi phục
- Các lãnh đạo công nghệ ủng hộ Trump hay Harris trong cuộc đua Tổng thống?
- Nhận định, soi kèo Trung Quốc vs Australia, 18h00 ngày 25/3: Miếng võ của Chuột túi
- Toyota Land Cruiser Prado
- Nhận định, soi kèo Colombia vs Paraguay, 7h00 ngày 26/3: Đâu dễ cho chủ nhà
- Kèo vàng bóng đá Laci vs Elbasani, 21h00 ngày 26/3: Đối thủ yêu thích
- Nhận định, soi kèo Singapore vs Hong Kong, 19h30 ngày 25/3: Khó phân thắng bại
- Nhận định, soi kèo Myanmar vs Afghanistan, 17h30 ngày 25/3: Không dễ cho chủ nhà
- Nhận định, soi kèo Thái Lan vs Sri Lanka, 19h30 ngày 25/3: Khó cho cửa trên
- Nhận định, soi kèo Nhật Bản vs Saudi Arabia, 17h35 ngày 25/3: Xả stress
- Nhận định, soi kèo Hàn Quốc vs Jordan, 18h00 ngày 25/3: Giành vé
- Nhận định, soi kèo Venezuela vs Peru, 7h00 ngày 26/3: Vì suất dự play
- Nhận định, soi kèo La Chorrera vs Plaza Amador, 08h30 ngày 25/3: Ca khúc khải hoàn
- Nhận định, soi kèo Anh vs Latvia, 2h45 ngày 25/3: Thắng là được