Từ những vai thuộc hàng kinh điển của tuồng chuẩn mực với trình thức nghiêm ngặt cho đến vai diễn đòi hỏi người diễn phải lột tả được hết nội tâm nhân vật. Nhắc tới bà là nhắc tới những vai diễn xuất thần như Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Bà huyện trong Nghêu, sò, ốc, hến; Bà Trưng Trắc trong Trưng nữ vương… và đỉnh cao là Ông già cõng vợ đi xem hội.
NSND Đàm Liên trong vở Ông già cõng vợ đi xem hội. |
Trọn một tình yêu cho tuồng
NSND Đàm Liên sinh ra trong một gia đình nghệ thuật tại tỉnh Phú Yên, mẹ bà, cố nghệ nhân Trần Thị Bẩy, cũng từng là một nghệ nhân tuồng nổi tiếng trong gánh hát của ông Bầu Leo.
Ngay từ nhỏ cô bé Đàm Liên đã đam mê nghệ thuật, nhưng bà đến với Tuồng là một sự tình cờ. Năm 1958, bà cùng thi vào ba chuyên ngành là múa, điện ảnh, và tuồng để thử sức, kết quả thật không ngờ Đàm Liên đã trúng tuyển cả ba chuyên ngành với số điểm khá cao. Nhà hát tuồng đã giữ được bà bởi có giấy gọi trước.
Nhưng NSND Đàm Liên sau này tâm sự, thật tâm khi tới với tuồng bà không thích, gần như cả tuổi thanh xuân tập tuồng bà đều bị 'kiểm điểm' bởi làm cái gì cũng sai, múa sai, vẽ mặt 'đen xì, trắng bệch'. Bà luôn nghĩ trong đầu hay mình chọn nhầm nghề, nên lúc nào bà cũng đứng núi này trông núi nọ, tập tuồng nhưng thấy các bạn học hát học múa ở phòng khác là lại rộn ràng.
Nhưng bà bảo, có lẽ tuồng có duyên từ kiếp trước nên buộc bà phải gắn bó. Cho tới khi không thể chuyển sang lĩnh vực nghệ thuật nào khác, bà mới bắt đầu chấp nhận số phận. Đàm Liên bảo, tính của mình không muốn chịu thua ai, khi đã chấp nhận theo đuổi nghệ thuật tuồng, bà bắt đâu lao vào tập luyện. Hết giờ tập cùng các bạn, bà tự mày mò tập thêm.
Mới học bà cảm thấy rất khó bởi hát được một câu hát tuồng cho hay phải khổ tận can tràng, vắt gan vắt ruột, nhiều khi hát xong cảm giác đứt hơi muốn sỉu. Nhưng lạ thay, càng học, càng ngấm, càng say, bà bắt đầu yêu những điệu Hát Nam, hát khách, bắt đầu yêu những vai diễn với những tính cách dữ dội. Tuồng đã ngấm vào máu thịt của Đàm Liên không sao dứt ra được mà ngày đêm lăn lộn, quên ăn, quên ngủ, say mê tập hát, tập diễn.
Nhờ năng khiếu vốn có cùng với sự say mê học hỏi bà đã diễn rất thành công nhiều vai diễn, đặc biệt là vai Trưng trắc trong vở Tuồng Trưng nữ Vương. Nhờ vai diễn thành công này Đàm Liên may mắn được gặp Bác Hồ và diễn cho Người xem. Nhớ lại những ngày đó bà không khỏi xúc động: ''Bác khen lắm, đến nỗi sau này gặp tôi chú Vũ Kỳ thường gọi đùa cô Trưng Trắc của Bác Hồ''.
Hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật NSND Đàm Liên đã nhận được 7 huy chương vàng, 2 huy chương bạc trong các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. 10 năm liền bà là chiến sĩ thi đua cấp ngành, và cấp quốc gia.
Năm 1996, bà vinh dự được tham gia báo cáo điển hình Phụ nữ ba giỏi toàn quốc. Được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì, Huân chương kháng chiến hạng hai, Huân chương Đào Tấn do tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bình Định trao tặng, Huy chương vì sự nghiệp sân khấu do Hội nghệ sĩ sân khấu trao tặng đợt đầu tiên.
Đặc biệt, bà là một trong số ít các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu cao quý NSƯT đợt đầu tiên (năm 1984) và năm 1992 bà lại được phong tặng danh hiệu NSND. Năm 1992, một vinh dự lớn đến với Đàm Liên là Viện sân khấu công bố kết quả điều tra xã hội học, NSND Đàm Liên là một trong những nghệ sĩ được khán giả yêu thích nhất.
Trong cuốn "Phía sau ánh hào quang”, nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về NSND Đàm Liên: "Nói đến nghệ thuật tuồng, không thể không nhắc đến Đàm Liên. Hình như không phải chị đến với tuồng mà chính loại hình nghệ thuật này đã tự tìm đến với chị, rồi qua chị mà bừng sáng hết những vẻ đẹp quyến rũ mà nó vốn từng có. Mặc dù trước Đàm Liên, chúng ta đã có những tên tuổi lớn với những đóng góp đặc sắc cho sự phát triển của loại hình nghệ thuật dân tộc này. Nhưng với Đàm Liên vẫn có một vị trí rất đặc biệt. Có lẽ vì thế mà bạn bè quốc tế, báo chí trong nước gọi chị là "Nữ hoàng của nghệ thuật tuồng”, "Bà chúa của xứ sở tuồng”.
Đến với nghệ thuật tuồng không bắt đầu từ tình yêu và cả cuộc hôn nhân với nhạc sĩ Vĩnh An cũng vậy nhưng cuối cùng, NSND Đàm Liên đã nhận được hạnh phúc ngọt ngào. |
Tình yêu thầm lặng
NSND Đàm Liên từng chia sẻ với VietNamNet rằng để có được thành công trong nghệ thuật, bà luôn thầm cảm ơn người chồng đã đồng hành đi qua ngọt bùi, cay đắng gần 30 năm. Với Đàm Liên, nhạc sĩ Vĩnh An không chỉ là người chồng, người anh mà còn là người bắc từng nấc thang cho bà bước tới đỉnh vinh quang của nghệ thuật. Nhưng lúc đến với ông, bà không ấn tượng và phải một năm sau khi chung sống, bà mới cảm nhận và yêu ông.
Ông dạy bà làm thơ, viết văn, làm khán giả đóng góp những ý kiến chân tình cho từng vai diễn. Ông còn phổ bài thơ Cô gái sông Hương của Tố Hữu theo điệu hát tuồng để Đàm Liên diễn mà khi nghe xong tác giả bài thơ phải rưng rưng nước mắt thốt lên: "Hay quá! Tôi cảm ơn Đàm Liên". Rồi nhiều bài thơ khác cũng được nhạc sĩ Vĩnh An phổ để Đàm Liên diễn theo điệu hát tuồng.
Nhắc đến chồng, Đàm Liên tự nhận mình nợ ông quá nhiều. Bà từng kể, ông hơn bà 20 tuổi, quen nhau từ những ngày bà đi lưu diễn ở miền Trung, lúc đó ông là Trưởng đoàn Văn công Quân khu IV. Trong những ngày lưu diễn ấy, ông là người luôn đứng sau cổ vũ, đợi bà diễn xong tặng những đóa hoa rừng. Không mấy ấn tượng nhưng bỗng một ngày bà thấy ông xuất hiện và thông báo chuyển về Hà Nội làm, khiến bà quá đỗi bất ngờ. Đương thời người đời vẫn truyền nhau câu hát: "Nực cười nhạc sĩ Vĩnh An, bỏ ra Hà Nội vì nàng Đàm Liên” là như thế.
Ông đã chinh phục được "sầu nữ tình yêu” bởi chính sự chân thành, mộc mạc đó. Sau này, ông vẫn luôn là người đứng bên cạnh động viên vợ trên con đường hoạt động nghệ thuật. Một điều làm bà thấy ân hận là lúc biết trân trọng và dành hết tình yêu thì ông lại ra đi.
Ngân An
NSND Đàm Liên qua đời ngày 25/4 tại Hà Nội hưởng thọ 78 tuổi.
" alt=""/>NSND Đàm Liên: Hạnh phúc không bắt đầu từ tình yêuKhoa quyết định bỏ công việc khi đó và chuyển về Đà Lạt sinh sống vào khoảng tháng 6/2021. Ban đầu, Khoa thuê nhà để ở. Sau đó, anh bắt tay xây dựng nhà. Công việc này không hề đơn giản, bởi chi phí xây dựng và mọi thứ ở Đà Lạt đều đắt đỏ. Cũng may, Khoa luôn được bạn bè ra sức giúp đỡ.
Đam mê hoa hồng ngoại nhiều năm, lại nghĩ đến mảnh đất Đà Lạt thơ mộng, Khoa đấu tranh tư tưởng quyết định rời xa gia đình. Một ngôi nhà màu trắng nhỏ và mảnh vườn rộng 2.000m2 nép bên kia đồi tại khu săn mây nổi tiếng Đà Lạt (xã Xuân Trường, TP. Đà Lạt) là thành quả do chính tay Khoa gây dựng.
Vườn hồng đẹp như cổ tích
Khoa đã tìm hiểu rất kĩ về các giống hoa, cách trồng và chăm sóc. Anh sưu tầm hơn 400 giống hồng ngoại hiếm trồng trong vườn và hơn 30 cây hồng ăn trái. Vào mùa xuân, mai anh đào, cẩm tú cầu, oải hương, hương thảo, cam canh, trà xanh cổ... đua nhau tỏa hương sắc.
Vườn hồng đẹp như mơ
Thời gian đầu bắt tay vào công việc trồng hoa hồng, chàng trai độc thân tuổi 36 gặp không ít khó khăn, thử thách.
Ngôi nhà hoa hồng của Đăng Khoa là niềm mơ ước của nhiều người
"Thời gian đầu, mình chỉ có 10 cây hồng. Khi tham khảo video của nước ngoài, xem tranh về những ngôi nhà ngập tràn hoa hồng, mình tự hỏi tại sao họ làm được mà mình thì không.
Mình đúc kết kĩ thuật trồng hồng từ kinh nghiệm bản thân sau những lần thất bại, tự mày mò những trang web nước ngoài và học theo video của những người trồng hồng nổi tiếng thế giới", Khoa chia sẻ.
Theo anh, trồng hoa hồng không đơn giản là mua cây giống, cái chậu và bỏ đất vào. Một số giống đòi hỏi người trồng phải có kĩ thuật cao, giá thể tốt (giá thể là nền móng để cây phát triển bền vững), cách bón phân, phòng bệnh, cắt tỉa…
Để đạt được những điều trên, người trồng cần có kinh nghiệm, bỏ công sức, thời gian nghiên cứu để hiểu biết được đặc tính, thời điểm ra hoa của từng giống, sau đó kết hợp lại để mọi thứ diễn ra đúng thời điểm mình mong muốn.
Có những thời điểm khó khăn, Khoa từng muốn bỏ lại tất cả, nhưng đam mê và ý chí quyết tâm đã giúp anh vững vàng lại. Để chăm sóc được vườn hồng như vậy, Đăng Khoa phải hết sức nỗ lực và nhờ tới sự trợ giúp của nhiều người.
"Hoa hồng cần rất nhiều dinh dưỡng để ra hoa và phục hồi sau mỗi đợt. Hoa hồng dễ bị sâu, nhện đỏ, rệp, nấm lá… hơn những cây cảnh khác. Mỗi sáng mình dùng vòi áp suất xịt toàn bộ từ lá đến gốc để rửa và thổi bay côn trùng nấp dưới tán cây.
Mỗi tuần, mình phải kết hợp các loại thuốc dưỡng lá, thuốc côn trùng, thuốc nấm để phun xịt, tưới đạm cá giúp cây duy trì dinh dưỡng. Khi đến thời kì cắt tỉa, ra đọt, ra hoa thì phải dùng các loại phân bón riêng. Bón lung tung sẽ phí và gây hại cho cây", Khoa chia sẻ.
Vườn của Khoa có nhiều giống hồng hiếm, khó có thể tìm thấy trong nước, phải đặt trực tiếp từ Trung Quốc, Thái Lan, Anh, Hà Lan, Nhật Bản...
"Vườn hồng này đối với mình có rất nhiều ý nghĩa, vì nó chứa đựng niềm đam mê, nhiệt huyết và một phần tuổi trẻ của mình. Mình luôn muốn truyền cảm hứng cho các bạn có đam mê và dám theo đuổi đam mê", Khoa tâm sự.
Tuy nhiên, anh cũng nói rằng việc lựa chọn bỏ phố về vườn là không đơn giản và phải rất quyết tâm, có đam mê và định hướng rõ ràng mới làm được.
"Nếu bạn nghĩ về quê sẽ tận hưởng được cuộc sống an nhàn, thì tốt nhất nên chọn một nơi nào đó nghỉ tạm vài ngày để thư giãn. Bạn phải thực sự đam mê, đừng mơ mộng nếu có ý định bỏ phố về vườn.
Đam mê thúc đẩy chúng ta làm việc để đạt được thành quả, còn mơ mộng chỉ khiến chúng ta mất thời gian, rồi khi không được như ý lại muốn từ bỏ. Trên tất cả, các bạn phải có nguồn kinh tế ổn định mới có thể thực hiện được đam mê".