Toàn quốc chuyển đổi số: Cuộc cách mạng toàn dân
TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Chương trình Chuyển đổi số ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia. Bộ TT&TT trân trọng cảm ơn thành phố đã hưởng ứng mạnh mẽ, đi đầu trong triển khai chuyển đổi số quốc gia. Cái mới thì bao giờ cũng rất cần những người dấn thân đi đầu. Mở đường thành công của TP.HCM sẽ kéo theo cả đất nước thành công.
Nhiều chủ trương, chương trình lớn của ngành Thông tin và Truyền thông đã được kết tinh vào Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia. Đó là:
1)- Make in Vietnam: Tức là thiết kế tại Việt Nam, làm ra sản phẩm tại Việt Nam. Kêu gọi chuyển từ lắp ráp, gia công sang làm sản phẩm Việt Nam. Không làm sản phẩm thì Việt Nam không hùng cường thịnh vượng được.
Từ năm nay, Bộ TT&TT sẽ tổ chức giải thưởng quốc gia về sản phẩm công nghệ số Việt Nam. Giải bài toán Việt Nam và từ đó đi ra toàn cầu.
Chúng ta tự hào là đã có thiết bị 5G Việt Nam, có mạng xã hội Việt Nam, có sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam và rất nhiều phần mềm Việt Nam.
Để thúc đẩy Make in Vietnam, Bộ TT&TT mong muốn TP.HCM hãy đẩy các bài toán, các vấn đề của thành phố tới cộng đồng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam để họ tham gia giải quyết.
2)- Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam: Chúng ta phát triển cả 4 loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp làm chủ công nghệ lõi, doanh nghiệp phát triển sản phẩm, doanh nghiệp triển khai và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Cứ mỗi 1.000 người dân thì có 1 doanh nghiệp công nghệ số. Sẽ cần hàng trăm ngàn doanh nghiệp tại các địa phương để triển khai, đưa ứng dụng công nghệ số vào mọi mặt của đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội. Cũng là để đón, để hợp tác, nhất là hợp tác nghiên cứu phát triển, với các doanh nghiệp công nghệ toàn cầu đầu tư vào Việt Nam.
3)- Hạ tầng số quốc gia: Chuyển đổi từ hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số, đó là hạ tầng viễn thông băng rộng 5G, cáp quang và hạ tầng điện toán đám mây - iCloud.
Mỗi người dân 1 máy điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường cáp quang tốc độ cao. Nằm trong top 50 vào 2025, và top 30 vào 2030. Hạ tầng số còn bao gồm các nền tảng (Platforms) Việt Nam để tài nguyên dữ liệu Việt Nam được lữu giữ tại Việt Nam.
Định danh số eID cũng là một nền tảng mang tính hạ tầng, cần phải đi trước và đi nhanh, để thúc đẩy chuyển đổi số.
4)- Hạ tầng bưu chính chuyển phát, đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu: Đó là hạ tầng logistics, hạ tầng về địa chỉ số các hộ gia đình. Bưu chính chuyển phát trở thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số, của thương mại điện tử.
5)- Phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam, trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng. Tạo ra niềm tin số thì người dân, doanh nghiệp, chính phủ mới sẵn sàng mạnh mẽ lên môi trường số. Chuyển đổi số mới vì thế mà thành công.
6)- Chuyển đổi số Quốc gia, bao gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số: Đây chính là chương trình thông minh hoá quốc gia.
Ba cuộc cách mạng đã qua là cơ khí hoá, điện khí hoá và tự động hoá, là máy thay lao động chân tay. Cuộc cách mạng lần thứ 4 là thông minh hoá, là máy thay lao động trí óc.
Trong năm 2020, các ban, bộ, ngành, các địa phương sẽ xây dựng và ban hành chiến lược hoặc chương trình chuyển đổi số của mình, tức là toàn quốc chuyển đổi số. Một cuộc cách mạng toàn dân.
Chính phủ số dựa trên nền tảng Platform để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu, ứng dụng công nghệ mới để cung cấp dịch vụ mới cho người dân, các quyết định được đưa ra dựa trên phân tích dữ liệu. 100% dịch vụ công sẽ lên trực tuyến năm 2021. Mở dữ liệu quốc gia thông qua cổng data.gov.vn.
2020-2021 sẽ hoàn thành 2 cơ sở dữ liệu quốc gia cuối cùng là dân cư và đất đai.
Quí 4/2020 cũng sẽ ra mắt dịch vụ Mobile Money, để 100% người dân có thể thanh toán điện tử.
Chuyển đổi số các ngành được coi là trọng tâm, như: Y tế, giáo dục, tài chính, sản xuất, giao thông, nông nghiệp, du lịch,v.v... Xác định dữ liệu là dầu mỏ, trí tuệ nhân tạo là công cụ và đổi mới thể chế để chấp nhận cái mới là tạo ra thị trường, để thực hiện chuyển đổi số.
Chính phủ đầu tư dài hạn về nghiên cứu các công nghệ nền tảng phục vụ chuyển đổi số, như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn.
Chính phủ cũng tập trung chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm công nghệ, cho chuyển đổi số. Chính phủ là hộ chi tiêu lớn nhất, chi vào đâu thì chỗ đó phát triển.
TP.HCM cũng nên chi tiêu nhiều hơn cho chuyển đổi số, tạo kích hoạt ban đầu cho chuyển đổi số. Mức chi trung bình cho công nghệ thông tin là 1% ngân sách, những nước đi đầu về công nghệ thông tin, như Hàn Quốc, thì chi hàng năm 2%.
7)- Báo chí truyền thông với sứ mệnh khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng: Lan toả năng lượng tích cực, tạo ra sức mạnh tinh thần để thúc đẩy người dân, doanh nghiệp làm ăn, dựng xây đất nước. Báo chí truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong toàn xã hội.
8)- Bộ TT&TT là đầu mối một cửa cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, cũng như các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số. Bộ TT&TT cam kết đồng hành, hỗ trợ các nguồn lực, thực hiện nhiều thí điểm chính sách với TP.HCM trong chuyển đổi số.
" alt=""/>Nhiều chủ trương, chương trình lớn đã kết tinh trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia
|
Những hạn chế của điện thoại di động 5G
Trước đây, tốc độ tải xuống 4G của iPhone 11 tối đa khoảng 100Mbps. Tuy nhiên, theo thử nghiệm hiện tại, iPhone 12 5G có thể đạt tốc độ tải xuống lên tới 2000Mbps dưới sự hỗ trợ của sóng milimet, không chỉ nhanh hơn 4G gấp 10 lần mà còn nhanh hơn cả Wi-Fi gia đình. Mặc dù tốc độ tải xuống nhanh nhưng liệu 5G có thực sự quan trọng như vậy?
Khi 4G lần đầu tiên ra đời cách đây nhiều năm, không ít người băn khoăn "4G có quan trọng không, có nhanh hơn không?" nhưng 4G đã thay đổi cuộc sống một cách ngoạn mục.
Những người quen thuộc với công nghệ 5G đều biết rằng "tốc độ" chỉ là một phần trong ba kịch bản chính của 5G. Ngoài băng thông rộng di động nâng cao (eMBB) có thể tăng tốc độ mạng, 2 kịch bản còn lại là URLLC (giao tiếp có độ trễ thấp cực kỳ đáng tin cậy); mMTC (giao tiếp máy số lượng lớn).
Cáp mạng 4G có thể hỗ trợ hạn chế các thiết bị cùng một lúc, khi sử dụng điện thoại di động để lướt Internet chỗ đông người, mạng rất không ổn định. Trong khi đó, giao tiếp giữa máy và máy (mMTC) của 5G có thể hỗ trợ 1 triệu thiết bị trên mỗi km vuông, gấp 10 lần so với 4G. Bởi vậy, khi dùng 5G ở những nơi tập trung đông người hoặc giờ cao điểm sẽ không còn tình trạng giật lag.
Đáng chú ý là giao tiếp giữa máy và máy 5G không mang lại sự trợ giúp quá rõ ràng cho người dùng điện thoại di động. Nó được thiết kế ở mức độ lớn hơn cho Internet of Things và phù hợp với tầm nhìn về một thành phố thông minh.
Nhưng bất kể đó là thành phố thông minh hay Internet of Things, bối cảnh cốt lõi của 5G là trải nghiệm nhiều hơn trong các ứng dụng công nghiệp và nó có rất ít mối quan hệ với người dùng iPhone 12. Mặc dù sự trợ giúp của 5G đối với iPhone 12 là không rõ ràng, nhưng điều đó không có nghĩa là 5G không hữu ích cho điện thoại di động.
Nhiều người thử tính năng gọi video nhóm trên iPhone thì hình ảnh chậm khoảng 2 giây, còn khi sử dụng Siri thì phản hồi bằng giọng nói luôn chậm, nguyên nhân do độ trễ của mạng Wi-Fi và 4G quá cao khiến ứng dụng phản hồi chậm. Giao tiếp độ trễ thấp (URLLC) của 5G có thể đạt được tốc độ phản hồi thấp tới 1ms, thấp hơn nhiều so với 50ms của 4G hoặc Wi-Fi. Vì vậy, khi tốc độ mạng cao của 5G được kết hợp với công nghệ độ trễ thấp, chúng ta có thể nhận ra điện toán đám mây thực sự thông qua mạng 5G và iPhone cũng có những ứng dụng mạnh mẽ.
Mặc dù 5G có tác động mang tính cách mạng đối với iPhone và ngành công nghiệp điện thoại di động toàn cầu, nhưng hiện tại, nó chỉ là “tương lai” do hầu hết điện thoại di động 5G trên thế giới không thể sử dụng các công nghệ liên quan vào lúc này.
Dù nhiều hạn chế như vậy, tại sao iPhone vẫn cần hỗ trợ 5G?
Một số lượng lớn trạm gốc 5G được xây dựng trên khắp thế giới, nhiều nhà khai thác đẩy mạnh gói dịch vụ 5G, các công ty cũng ra sức phát triển mảng điện thoại di động 5G. Và ngay cả iPhone 12 cũng hỗ trợ 5G nhưng trên thực tế, tốc độ mạng 5G toàn cầu mới tăng khoảng 1/3.
Trong ba kịch bản chính của 5G, chỉ băng thông rộng di động nâng cao (eMMB) có thể tải xuống tốc độ cao được thực hiện, trong khi giao tiếp máy số lượng lớn (mMTC) và giao tiếp có độ trễ thấp cực kỳ đáng tin cậy (URLLC) vẫn chưa được sử dụng thương mại trên quy mô lớn.
Điều này do URLLC phụ thuộc rất nhiều vào các công nghệ mới khác nhau trong mạng lõi 5G, nhưng mạng lõi 5G hiện chưa sẵn sàng.
Do chi phí cao nên các nhà khai thác buộc phải tách những giai đoạn khác nhau để thiết lập mạng 5G. Các dự án trước 5G hiện tại chỉ nâng cấp cơ bản trạm gốc 4G (chẳng hạn như thêm ăng-ten MIMO lớn) để đáp ứng nhu cầu của giai đoạn đầu (băng rộng di động tăng cường). Tuy nhiên, trạm gốc vẫn sử dụng mạng lõi 4G nên hầu hết các mạng 5G hiện tại đơn giản là mạng 4G với tốc độ tải lên và tải xuống nhanh hơn.
Ước tính rằng iPhone của bạn phải đợi ít nhất 1 - 2 năm trước khi điện toán đám mây được hiện thực hóa, sau đó bạn có thể tận hưởng các trò chơi đám mây, trải nghiệm dịch vụ thời gian thực. Khi đó, chức năng 5G của iPhone 12 mới thực sự hữu ích. .
Đó là lý do tại sao Apple lại hỗ trợ 5G trên iPhone 12? Đã có tin đồn rằng giá thành của iPhone 12 sau khi hỗ trợ 5G là quá cao và cách duy nhất để giảm chi phí là cắt bỏ bộ sạc.
Apple không dám "ngó lơ" với 5G. Năm ngoái, việc Apple kiên quyết không cho phép iPhone 11 hỗ trợ 5G đã gây ra tranh cãi lớn và lần này “nhà Táo” quyết định theo đuổi cuộc chơi dù muộn màng.
Điệp Lưu
Vì không hỗ trợ băng tần 700MHz, iPhone 12 có thể gặp vấn đề về vùng phủ sóng 5G ở Vương quốc Anh, cũng như các quốc gia triển khai 5G dựa trên băng tần thấp này.
" alt=""/>Chính xác thì 5G mang lại điều gì cho iPhone 12?Cụ thể, tối 21/2, có 14 người di chuyển từ Hà Nội vào thuê phòng hát tại quán nói trên. Những người này gồm 7 nam, 7 nữ và có hộ khẩu ở nhiều địa phương khác nhau như Hà Nội, Thanh Hóa…
Khi cả nhóm đang hát, Nguyễn Công Dũng (SN 1979, ở Tân Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội) xuống gặp lễ tân mượn một con dao rồi quay lại đâm chém khiến 2 nữ, 1 nam tử vong. Chưa dừng lại, đối tượng này tiếp tục tấn công khiến 2 người khác bị thương trước khi tự đâm dao vào ngực mình.
Hiện tại, cả Dũng và 2 nạn nhân bị thương đang được trị tại bệnh viện.
Ngay sau đó, Công an huyện Lương Sơn có mặt để điều tra và hỗ trợ việc cấp cứu. Hiện vụ việc đã được chuyển lên Công an tỉnh Hòa Bình thụ lý điều tra theo thẩm quyền.
Nghi phạm đang cấp cứu tại bệnh viện nên chưa thể lấy được lời khai |
Một cán bộ tham gia giải quyết vụ án cho biết, cơ quan tố tụng chưa thể lấy lời khai của Nguyễn Công Dũng do người này bị thương và được điều trị tại bệnh viện.
Những người không bị Dũng tấn công cũng bị sốc nặng, chưa thể khai báo chi tiết nhưng bước đầu, họ trình bày không biết lý do nghi phạm ra tay sát hại mọi người.
Khi đang hát karaoke, Nguyễn Công Dũng ra ngoài lấy một con dao rồi quay lại phòng hát đâm chém loạn xạ khiến 3 người tử vong.
" alt=""/>Chưa lấy được lời khai của kẻ đâm chết 3 người ở quán karaoke Hòa Bình