Hãy cùng xem những thay đổi lớn giữa lúc yêu và khi đã cưới của các cặp đôi nhé. Nếu vợ chồng bạn cũng đang ở trong tình trạng báo động này thì đó là lúc 2 bạn cần phải nhìn lại cách ứng xử của mình với nửa kia để điều chỉnh chính bản thân. Nếu không, một ngày không xa chính những thay đổi này sẽ khiến tình yêu và cuộc hôn nhân của bạn trở nên nhàm chán.
Khi đang yêu, các cặp đôi thường dồn toàn tâm toàn ý để lắng nghe, chia sẻ những vấn đề mà đối phương nói với mình. Còn khi đã cưới nhau mọi lời nói của nửa kia thường được nghe theo kiểu "nghe ở tai này và lọt qua tai kia" và ậm ờ cho xong. |
Khi còn yêu, đa phần cánh đàn ông thường muốn tỏ vẻ ga lăng, lịch sự khi nhận thanh toán những khoản chi phí cho mỗi cuộc hẹn hò... Còn khi đã cưới thì việc ghi điểm với đối phương không còn quan trọng. |
Lúc đang yêu các chàng trai thường rất thích âu yếm bạn gái của mình. Nhưng khi đã cưới, gần như những cử chỉ âu yếm, vuốt ve chỉ còn trong dĩ vãng! |
Lúc đang yêu, các cặp đôi thường vẫn tỏ ra tế nhị, lịch sự, thậm chí là vẫn giữ kẽ với nhau. Thế nhưng khi đã kết hôn, họ không ngại ngần bộc lộ tất cả những "thói hư, tật xấu". |
Khi yêu nhau, các cặp đôi luôn gắng sức mình để chiều chuộng theo ước muốn, sở thích của người mình yêu. Thế nhưng khi đã cưới tất cả những điều trước kia họ có thể chiều được đối phương thì giờ đều trở thành "vớ vẩn". |
Khi đang yêu, các cặp đôi thường nhớ chi tiết về các ngày kỉ niệm giữa hai người và thường tặng cho nhau những món quà để tạo sự bất ngờ. Còn khi đã cưới thường thì chỉ có các quý bà hi vọng, chờ đợi chồng dành cho mình sự bất ngờ nào đó. Thế nhưng cuối cùng họ phải thất vọng vì đến ngày sinh nhật của vợ họ cũng quên chứ đừng nói đến ngày kỉ niệm. |
Dân miền Tây có câu "lấy táo đong lúa chớ không ai lấy táo đong chữ", nghĩa là mọi thứ phải ưu tiên cho cái ăn cái mặc, chuyện học hành có cũng được, không có cũng chẳng sao. "Đói mới chết, dốt không chết"- người quê tôi thường nói vậy. Quan điểm đó kéo dài đời này sang đời khác, nên người dân ở đây không chịu cho con học đến nơi đến chốn. Nhiều gia đình chỉ cho con học đến biết đọc biết viết, rồi nghỉ. Xứ này vốn dĩ đất ruộng mênh mông, trên cơm dưới cá, chuyện đói kém hiếm khi xảy ra. Đó cũng là nguyên nhân khiến người ta không chú trọng nhiều đến chuyện học hành, nhất là bà con ở quê.
Hôm trước, tôi đi công tác dưới miệt Gành Hào. Đang chạy xe, bỗng có người đàn ông trung niên đứng bên đường ra dấu. Tưởng anh xin quá giang, vì miệt này chuyện đi nhờ xe của người lạ cũng rất phổ biến. Nhưng anh muốn nhờ tôi đọc giùm hướng dẫn sử dụng bao thức ăn cho tôm anh mới mua. Anh nói, chủ cơ sở bán thức ăn có nói qua cách sử dụng nhưng anh không nhớ rõ, lại không biết chữ nên không đọc hướng dẫn được, sợ cho ăn sai sẽ thiệt hại vuông tôm. Tôi biết, những người như anh không hiếm ở xứ này. Nhiều nông dân miền Tây một chữ bẻ đôi không biết, không đọc nổi những dòng chữ trên bao phân, bao thức ăn thì thật xa xỉ khi nói về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hay xây dựng một nền nông nghiệp thông minh để phát triển vùng.
Những năm qua, miền Tây đứng trước nhiều thách thức. Nạn ô nhiễm môi trường, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, cách đánh bắt kiểu tận diệt làm cho nguồn thủy sản gần như cạn kiệt. Hiện tượng "được mùa mất giá" lúa gạo và nông sản cũng khiến cho người nông dân điêu đứng. Khi ruộng vườn, sông nước miền Tây không còn đủ sức để "cưu mang" người dân, thì làn sóng di cư ồ ạt diễn ra.
Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lần đầu tiên đưa ra con số 1,3 triệu người miền Tây - lớn hơn dân cư của một tỉnh đồng bằng - đã ly hương lên Đông Nam Bộ trong thập kỷ qua. Bài toán giáo dục ở miền Tây lại bị đặt vào thách thức nan giải.
Em Neang Sà B. là người dân tộc Khmer, sinh năm 2003, đang học lớp 12 ở Châu Đốc thì nghỉ ngang để đi Bình Dương làm công nhân. Mấy tháng sau em lấy chồng rồi sanh con đầu lòng. Ở tuổi 19, khi bạn bè cùng trang lứa đang viết nên tương lai tươi đẹp trên giảng đường đại học thì Sà B. chăm con trong phòng trọ mấy mét vuông gần khu công nghiệp, cách quê nhà mấy trăm cây số. Mọi chi phí trong gia đình nhỏ của Sà B. phụ thuộc vào đồng lương chồng em, cũng đang làm công nhân trên ấy.
Ở miền Tây, học sinh đến độ tuổi lao động bỏ học để đi Bình Dương, đi Sài Gòn làm công nhân như Sà B. nhiều không đếm xuể. Đáng báo động hơn là học sinh tiểu học và trung học cơ sở cũng bỏ học. Cô giáo Võ Diệu Thanh đang dạy ở Tiểu học Thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân, An Giang) cho tôi biết, mỗi năm sau đợt Tết Nguyên Đán là trường cô lại "hao hụt" hàng chục học sinh. Mấy em này có phụ huynh đi mần mướn ở Bình Dương, nghỉ Tết về rồi "bắt" con lên trên ấy luôn. Tôi gặp thầy Quách Ngọc Thuần đang dạy cấp hai ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, thầy bảo tình hình học sinh bỏ học theo cha mẹ lên Bình Dương quả thật rất nhức nhói. Năm nào trường của thầy Thuần cũng dùng mọi biện pháp để vận động học sinh đừng bỏ học, nhưng không hiệu quả.
Khi lên Bình Dương, Sài Gòn, những đứa trẻ này hầu như không được đi học tiếp. Các em không chuyển trường đúng quy định nên không được giải quyết cho nhập học trên đó. Các tỉnh khác như Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Bến Tre, tình hình cũng tương tự. Nói cách khác, làn sóng bỏ học để đi Bình Dương, Sài Gòn mấy năm nay đã bao phủ khắp miền Tây. Với những đứa trẻ thất học này, cánh cửa tương lai chắc chắn sẽ hẹp lại. Rồi miền Tây sẽ ra sao?
Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhiều nơi ở miền Tây không tiêu thụ nông sản được khiến đời sống người dân lâm vào khó khăn. Công ty, xí nghiệp ở các tỉnh miền Đông cũng lần lượt đóng cửa, đẩy lượng lớn công nhân rơi vào cảnh thất nghiệp, đói kém. Lúc bấy giờ, nhiều người mới nhận ra, chỉ có học hành đến nơi đến chốn mới là kế sách "sâu rễ bền gốc" giúp cuộc sống ổn định lâu dài. Nghỉ học để đi Bình Dương, Sài Gòn làm thuê chỉ nên là việc bất đắc dĩ, không thể biến thành một làn sóng, một trào lưu rầm rộ.
Người miền Tây đã quá mệt mỏi với những đợt ly hương rồi hồi hương. Ước mơ của bà con là các tỉnh miền Tây xây thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, để họ có thể vừa đi làm vừa được sống gần gũi với gia đình, chòm xóm, để con cái không phải chịu cảnh dang dở chuyện học hành. Đó cũng là giải pháp căn bản để hạn chế nạn di cư tự phát đang kéo theo nhiều hệ lụy cho vùng.
Ở những khu công nghiệp lớn như Bình Dương, Sài Gòn, Đồng Nai, theo tôi cũng cần đánh giá lại các chính sách giáo dục và an sinh cho người nhập cư. Mấy tháng nay, khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nhiều công ty bắt đầu mở cửa hoạt động lại. Họ dùng mọi biện pháp để thu hút và tuyển dụng công nhân. Song, trong các chế độ đãi ngộ mà công ty trưng ra để chào mời, tôi không thấy đề cập gì đến chuyện chăm lo giáo dục cho con cái của những công nhân sẽ được tuyển dụng.
Nếu cứ tiếp diễn tình trạng cha mẹ đi làm công nhân, cho con cái nghỉ học rồi lên ở trong các căn phòng trọ chật chội gần khu công nghiệp, suốt ngày với chiếc điện thoại hay máy chơi game, chúng ta xem như đã tước mất tuổi thơ và tương lai của những đứa trẻ này.
Và tương lai của miền Tây phụ thuộc vào những thế hệ đang dần bị tước mất tuổi thơ và quyền được học hành đó.
Trương Chí Hùng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Tương lai của miền Tây