
- "Chúng tôi thực sự giật mình. Ở Hàn Quốc cứ 20 sinh viên đã học xong, có chứng chỉ sư phạm thi chọn giáo viên thì chỉ 1 em đỗ, 19 em còn lại cũng theo đường gia sư. Trong khi ở Việt Nam, chỉ những thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM có tỷ lệ chọi giáo viên là 1 chọi 1,2 hoặc 1 chọi 1,5, còn các trường địa phương tỷ lệ chọi này còn thấp nữa".Ý kiến này của ông Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tại hội thảo quốc tế chủ đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán bộ quan lý cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm tổ chức hôm qua (16/12) tại TP.HCM.
Tại đây, ông Kyung-Hwoi Kim, Trường ĐH Sungshin, Hàn Quốc khẳng định: Hàn Quốc từ một nước nghèo trở thành quốc gia phát triển là nhờ thành công từ nền giáo dục. Giáo viên là nghề được săn đón gắt gao vì có mức lương ngất ngưởng.
 |
Các đại biểu trình bày tại hội thảo |
“Tại đất nước chúng tôi, có 57% phụ huynh hy vọng con họ trở thành giáo viên. Những giáo viên tiểu học sẽ được tuyển chọn từ tốp 5% những học sinh trung học xuất sắc nhất. Quá trình tuyển giáo viên của chúng tôi rất khắc nghiệt, cứ 20 thí sinh học xong thì chỉ 1 em đậu”-ông Kim nói.
Trước câu hỏi của một giảng viên: “Vậy 19 người không trúng tuyển làm giáo viên ở các trường thì họ làm nghề gì? Họ có bị thất nghiệp không?” Ông Kim trả lời “19 người còn lại sẽ theo đuổi con đường dạy học, đó là làm gia sư, vì gia sư là nghề khá "béo bở" ở Hàn Quốc".
Theo ông Kim, ngành sư phạm ở Hàn Quốc trở nên thu hút đến vậy là do 3 yếu tố như mức lương cạnh tranh, công việc ổn định, môi trường làm việc tốt. Trong đó, mức lương giáo viên sau 10 năm ra trường sẽ cao gấp 2 đến 3 lần những nghề khác như kỹ sư. Vậy nên, nghề giáo được nhiều người trẻ Hàn Quốc chọn lựa nhiều nhất và cao hơn cả kỹ sư, bác sĩ.
Ông Kim cho rằng, để thu hút người tài giỏi vào ngành sư phạm thì Việt Nam cần phải tăng lương giáo viên.
Chia sẻ ý kiến này của ông Kim, ông Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thốt lên “Chúng tôi thực sự giật mình. Ở Hàn Quốc cứ 20 sinh viên đã học xong, có chứng chỉ sư phạm thi chọn giáo viên thì chỉ 1 đỗ, 19 em còn lại cũng theo đường gia sư. Trong khi ở Việt Nam, chỉ những thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM tỷ lệ chọi này là 1 chọi 1,2 hoặc 1 chọi 1,5 do mỗi năm có từ 30.000 đến 35.000 giáo viên nghỉ hưu, nhưng chỉ có 50.000 sinh viên sư phạm ra trường. Ở các trường địa phương tỷ lệ chọi thi giáo viên còn thấp nữa nên việc tuyển được giáo viên có chất lượng rất khó".
“Đào tạo giáo viên Việt Nam cần phải thay đổi” – ông Hồng nói.
Theo ông Hồng, trước hết phải thay đổi thời gian đào tạo. Hiện tại, đào tạo cử nhân sư phạm 4 năm nên thay là 5 năm và chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 đào tạo bậc cử nhân khoa học trong thời gian 3 năm tại các khoa Khoa học chuyên ngành của các trường đại học; Giai đoạn 2 là đào tạo thạc sĩ giáo dục 2 năm trong các khoa, trung tâm đào tạo giáo viên của trường đại học.
 |
Ông Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM |
Tuy nhiên, thời gian 5 năm này không áp dụng cho chương trình đào tạo giáo viên mầm non do đây là ngành đặc thù. Giáo viên mầm non nên được đào tạo theo một chương trình thống nhất ngay từ khi bắt đầu học đại học . Ngoài ra có thể xem xét một vài chuyên ngành đào tạo giáo viên khác nếu đầy đủ cơ sở khoa học vững chắc cũng như mô hình đào tạo thực hành.
Ông Hồng cho rằng, thời gian đào tạo này hoàn toàn có thể thực hiện vì Việt Nam vừa triển khai Hệ thống giáo dục quốc dân mới, trong đó quy định thời gian đào tạo bậc đại học là 3-5 năm, thạc sĩ 1-2 năm.
“Đây là cơ hội thực sự cho ngành giáo dục nếu muốn giáo viên ra trường sau vài năm đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là chương trình giáo dục phổ thông mới”- ông Hồng khẳng định.
Cũng theo ông Hồng, nên thay đổi chương trình đào tạo giáo viên có bằng thạc sĩ giáo dục, áp dụng trước mắt là bậc THCS, THPT, sau đó là giáo viên tiểu học và mầm non. Cụ thể, sinh viên sau khi nhận bằng cử nhân khoa học ở các trường ĐH khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nông nghiệp… mới được dự tuyển các khóa học thạc sĩ giáo dục.
Ngoài ra, trong chương trình đào tạo thạc sĩ giáo dục nên được thiết kế các học phần tâm lý học, giáo dục học, lý luận và phương pháp dạy học chung, lý luận và phương pháp dạy học bộ môn, kỹ thuật dạy học, thực tập sư phạm.
“Những sinh viên học chương trình thạc sĩ giáo dục phải có thời gian làm việc thực tế trong các trường phổ thông không ít hơn 1 năm để vừa thực hành nghề nghiệp, vừa học các môn về phương pháp tổ chức và kỹ thuật dạy học"- ông Hồng đề nghị.
Lê Huyền

Cấp bù ngân sách càng tăng, ngành sư phạm vẫn khó tuyển thí sinh giỏi
Dù mỗi năm Nhà nước cấp bù hàng trăm tỷ đồng, nhưng ngành sư phạm chủ yếu chỉ trở thành lựa chọn hàng đầu của những sinh viên học lực trung bình, hoặc chỉ là nguyện vọng 2 của thí sinh khá giỏi.
" alt=""/>“Chúng tôi giật mình với đào tạo giáo viên ở Hàn Quốc”
- Trước thông tin về sự việc một nam sinh gốc Việt 15 tuổi tự tử do mắc bệnh trầm cảm, Trần Thị Diệu Liên - tân sinh viên ĐH Harvard - đã có một bài viết cảnh báo về mức độ nguy hiểm của vấn đề sức khỏe tâm thần ở người trẻ.Dưới đây là toàn bộ những chia sẻ của Diệu Liên:
Sáng nay, mình vừa đọc một bài báo viết về một nam sinh 15 tuổi "vui tính, hài hước, sống chan hòa với mọi người" tự kết thúc cuộc sống của mình và để lại bức thư để làm lời cảnh tỉnh cho mọi người.
Chủ đề này chạm đúng vấn đề mình đang quan tâm, về vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung và rằng việc học sinh, sinh viên có thể tự kết thúc cuộc đời thực và gần hơn chúng ta tưởng. Điều đáng nói là quyết định tự tử đáng lẽ đã có thể được thay đổi nếu mọi người thực sự chấp nhận rằng những câu chuyện tự tử không chỉ là những câu chuyện xa vời trên báo!
Mình viết bài này với một niềm hy vọng rằng mọi người, đặc biệt là những người có vai trò về giáo dục, có cái nhìn khác hơn về vấn đề này. Đặc biệt, khi nó liên quan đến tính mạng con người.
Không kể ngữ cảnh để làm lộ tên trường, mình đã tận mắt chứng kiến một nữ sinh đứng trên tầng cao của lan can, gào thét chực nhảy xuống. Xung quanh là một số người nắm tay, nắm chân để can ngăn. Chuyện xảy ra đã nhiều năm và mình chỉ nhìn thấy từ xa nhưng đó là hình ảnh đầu tiên khiến mình nhận ra rằng tự tử không chỉ ở trên báo.
Một lời nói mà mình nhớ mãi của người chủ trì buổi trò chuyện về sức khỏe tâm thần cho sinh viên năm nhất ở Harvard: “Có lẽ bây giờ các em cảm thấy những điều chia sẻ bây giờ là xa vời, rằng chắc mình chẳng bao giờ gặp đâu. Chị cũng đã từng nghĩ vậy, cho đến khi một trường hợp với bạn cùng phòng chị xảy ra...”
Mình nhớ vì thực sự đã có vấn đề xảy ra với bạn cùng kí túc xá của mình. Đó là một người bạn hòa đồng, rạng rỡ với bạn bè, và đang vui vẻ với hoạt động ngoại khóa của mình. Vậy mà, giữa đêm, cảnh sát của trường phải mở cửa vào phòng để đảm bảo rằng bạn không có hành động tự hại bản thân. Lúc đó, mình mới biết rằng bạn đã có những lần có ý nghĩ tự tử. Mình thực sự bất ngờ. Càng bất ngờ hơn khi 2 tuần sau người bạn đó phải nhập viện để theo dõi.
Chuyện gì đang xảy ra thế này?
Lúc đó, mình hoang mang rằng tại sao một cuộc sống cân bằng đến thế vẫn có thể dẫn đến ý định tự tử? Rằng nếu một người cứ luôn vui vẻ thì làm sao có thể biết và ngăn chặn ý định tự tử của họ? Rằng còn bao nhiêu người cũng đang tạo nên lớp vỏ bọc vững chãi mà bên trong đang vỡ vụn ra từng mảnh? Làm sao để đưa tay ra giúp họ?
Mình vẫn đang tìm kiếm những câu trả lời. Nhưng mình nghĩ, bước đầu tiên để giải quyết một vấn đề luôn là chấp nhận rằng vấn đề đó thực sự tồn tại.
“Rất khó để có thể ngăn chặn nó (sự tử tự của học sinh và ý nghĩ tự sát) nếu không biết rằng nó đang tồn tại. Vì vậy, những người giáo dục không nên e ngại trò chuyện về vấn đề tự tử - bởi vì ngăn chặn nó bắt đầu với việc “hỏi một câu hỏi”” - David Jobes, lãnh đạo của Suicide Prevention Lab ở Catholic University,Washington, D.C.
Sau đây là những hiểu lầm về tự tử mà mọi người cần biết (dịch vắn tắt):
1. Nói về tự tử là thúc đẩy tự tử:
Thực ra, càng thẳng thắn về vấn đề này càng tốt.
Dù bạn có hỏi hay không thì ý nghĩ đó đã tồn tại sẵn trong đầu của người đó rồi. Và hỏi han, cởi mở để giúp người đó giải tỏa những băn khoăn là cần thiết.
Ví dụ cho câu hỏi thẳng thắn: 'Sounds like you're really down, have you thought about taking your life?'
Vì mình không rành về tâm lí nên không biết dịch sang tiếng Việt như thế nào cho phù hợp.
2. Chúng ta không thể ngăn chặn sự tự tử:
Những người nói về tự tử không thực sự muốn chết. Họ đang cho những người xung quanh rất nhiều những dấu hiệu, những cảnh báo, những thông tin rằng đây là việc thực ra họ không muốn làm. Tuy nhiên, cần có người hiểu và tìm kiếm sự trợ giúp phù hợp cho họ (theo mình nghĩ là các chuyên gia tâm lí, tâm thần).
Một số dấu hiệu có thể là sự trầm buồn, sự thiếu tập trung, cảm giác không thích bản thân nữa. Mất ngủ cũng là dấu hiệu đáng lo. Những dấu hiệu khác có thể là dễ cáu gắt, rời xa mọi người.
Và điều thực sự rất quan trọng là: rất nhiều người có những dấu hiệu trên không có ý định tự vẫn. Khi những triệu chứng đó dồn nén, dâng trào trong đầu, họ mới suy nghĩ rằng “Cách để thoát khỏi điều này là mình chết đi.”
3. Tự tử luôn luôn là quyết định bốc đồng:
Họ đắn đo, suy nghĩ về việc tự tử, tưởng tượng về nó, hình dung về nó, viết về nó, đăng bài viết trên mạng. Sau nhiều ngày hoặc nhiều tuần, họ (có thể) mới quyết định tự tử. Có một lí thuyết trong ngành là không quyết định tử tự nào là quyết định nhất thời. Luôn có một quá khứ về việc đó nếu tìm hiểu đủ sâu.
Hy vọng bài viết này sẽ đến được với những người nó có thể giúp ích.
Thân thương.
(Facebook Trần Thị Diệu Liên)
" alt=""/>Nữ sinh Harvard cảnh tỉnh phụ huynh về thực trạng người trẻ tự tử