Nhận định, soi kèo Sreenidi Deccan vs Aizawl, 20h30 ngày 3/2: Cửa trên ‘tạch’
本文地址:http://app.tour-time.com/news/74d396584.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Siêu máy tính dự đoán Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2
Nhu cầu dinh dưỡng và nghỉ ngơi của thai phụ luôn cần nhiều hơn so với người bình thường. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn của thai kỳ cũng cần có chế độ dinh dưỡng cụ thể, phù hợp giúp mẹ và bé đều khỏe.
Đầu thai kỳ - chú ý thực phẩm thúc đẩy phát triển thần kinh thính lực của thai nhi
Thần kinh thính lực của thai nhi bắt đầu dần dần phát dục từ tuần thai thứ 8. Do đó, lúc này mẹ cần chú ý bổ sung nhiều loại vitamin cần thiết. Hằng ngày, ngoại trừ phải đảm bảo dung nạp các loại thịt, trứng, tôm, cá, sữa, bạn nên ăn thêm nhiều các loại rau củ quả đa dạng về màu sắc.
Ngoài ra, mẹ nên giữ tinh thần thoải mái và có thói quen sinh hoạt khoa học. Khoa học đã chứng minh, những thói quen sống của mẹ có khả năng di truyền nhất định cho trẻ khi sinh ra.
Giữa thai kỳ - chú trọng bổ sung canxi
Đây là giai đoạn phát triển hoàn thiện các bộ phận cơ thể của thai nhi, bao gồm não, tứ chi, răng, xương, gan v.v… Do đó, giai đoạn giữa thai kỳ ngoài việc cần bổ sung lipit, protein, đường, khoáng chất, vitamin thì mẹ còn phải chú trọng việc bổ sung canxi. Khẩu phần ăn nên tăng cường các thực phẩm như táo đỏ, đậu xanh, hạt điều, sữa bò v.v…
Đáng lưu ý là theo sự lớn dần của thai nhi thì nhu cầu ăn uống của mẹ cũng tăng lên. Thời kỳ này nếu mẹ ăn uống không đủ chất và hợp lý sẽ dễ mắc chứng tiểu đường trong thai kỳ. Do đó việc cân bằng dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Theo các chuyên gia, bà bầu có thể phán đoán mức độ dinh dưỡng hợp lý dựa vào sự tăng trọng mỗi tuần của cơ thể. Thông thường mỗi tuần tăng khoảng 0.5kg là lý tưởng nhất.
Cuối thai kỳ - bổ sung nhiều thực phẩm giàu khoáng chất
Đây là giai đoạn phát triển hoàn thiện của phổi, tim, dạ dày, đường ruột trong cơ thể thai nhi. Sự sinh trưởng của thai nhi cũng tăng nhanh trong thời điểm này, do đó nhu cầu về năng lượng cũng nhảy vọt. Để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé, bạn cần tăng cường thực phẩm giàu các khoáng chất, đặc biệt là sắt và canxi. Thức ăn có chứa nhiều hai nguyên tố này có thể lựa chọn như gan động vật, lòng đỏ trứng, cá biển, tôm, sữa bò v.v…
Ngoài ra, do thai khá lớn nên hoạt động của mẹ sẽ trở nên bất tiện và khó khăn hơn. Lúc này, mẹ cần tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch cho cơ thể để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn đón bé yêu. Mỗi ngày hai buổi sáng và chiều, bạn có thể đi tản bộ trong không gian rộng rãi, trong lành để tăng cường trao đổi chất cho cơ thể.
Làm gì nếu mẹ thường khó ngủ khi bầu bí
Ngoài việc đảm bảo và cân bằng dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ, việc ngủ nghỉ của mẹ cũng là vấn đề đáng quan tâm. Do các triệu chứng trong thai kỳ, cùng với sự lớn dần của thai nhi, mẹ thường rất khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Để khắc phục, trong suốt thai kỳ, mẹ nên lưu ý những nguyên tắc sau đây để cải thiện giấc ngủ.
- Tránh các chất kích thích như cafe, trà, nước có gas, nếu thực sự thèm thì nên uống vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa dậy và chỉ uống một lượng nhỏ.
- Trước khi ngủ không uống nhiều nước hoặc các món canh súp.
- Tập thói quen ngủ có quy luật, không làm chuyện khác trên giường ngủ ngoài việc đọc sách hay nghe nhạc thư giãn. Ngoài giờ ngủ thì thời gian khác lại không nên lười biếng nằm ì trên giường.
- Trước khi ngủ không nên vận động mạnh, có thể ngâm chân với nước ấm khoảng 15 phút để thư giãn. Ngoài ra, có thể uống một ly sữa trước khi ngủ khoảng hai tiếng.
- Thời gian ngủ trưa rất quan trọng, không nên ngủ lúc chiều tối. Ngủ trưa khoảng 10 - 15 phút sẽ giúp đầu óc tỉnh táo, nhưng nếu có điều kiện, tốt nhất mẹ bầu nên ngủ trưa khoảng 90 phút là lý tưởng.
(Theo Emdep)
">'Cẩm nang' ăn, ngủ chi tiết cho từng giai đoạn trong thai kì
Thức đêm luôn có hại nhưng sức hút của những giải đấu lớn trong làng túc cầu luôn khiến hàng triệu người sẵn sàng thức thâu đêm xem trọn từng trận đấu.
Tuy nhiên với lịch trực tiếp dày đặc từ 20h đến 4h sáng hôm sau như giải Euro đang diễn ra thì quả rất ít người còn đủ sức khỏe và tỉnh táo để làm việc tiếp tục vào sáng hôm sau.
Do đó để thức đêm liên tiếp mà không đuối sức cần áp dụng những "mẹo" sau:
Ngủ đủ giờ
Thức xuyên đêm làm đồng hồ sinh học thay đổi khiến cơ thể mệt mỏi. Do đó dù muốn hay không vẫn phải ngủ bù đủ 6-8 tiếng/ngày. Nếu trận đấu diễn ra vào rạng sáng, cách để bạn vẫn tỉnh táo và đủ sức khỏe làm việc vào sáng hôm sau là nên đi ngủ từ 20h30 tối hôm trước.
Nếu các trận đấu diễn ra liên tiếp, cần chợp mắt xen giữa các trận đấu từ 20-30 phút để cơ thể được hồi phục và tỉnh táo.
Ngoài ra cũng cần tranh thủ ngủ trưa, tối thiểu 30 phút để cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo.
Chớp mắt và ngáp thường xuyên
Việc chăm chú dán mắt vào màn hình trong suốt 2 hiệp đấu sẽ khiến mắt bạn mệt mỏi, dễ nhức mắt. Do đó cố gắng chớp mắt thường xuyên hơn trong khi xem bóng đá.
Vừa xem, bạn cũng có thể ngáp nhiều hơn để cung cấp thêm oxy cho cơ thể, tăng cường sức khỏe tinh thần, duy trì cân bằng não bộ.
Không dùng cồn, thuốc lá
Vừa xem vừa uống rượu bia vừa khiến bạn không những không tập trung mà còn khiến cơ thể mệt mỏi hơn vào sáng hôm sau.
Nạp năng lượng đúng cách
Thức đêm sẽ khiến dạ dày bạn không thể ngủ yên và đòi nạp năng lượng. Nếu không muốn béo phì sau một mùa bóng đá, nên ăn bữa tối trước 20h và bữa ăn đêm từ 0-4h sáng chỉ nên nạp thêm các thức ăn giàu vitamin như rau xanh, cá, hoa quả.
Bạn cần nạp năng lượng khi thức đêm nhưng không nên ăn quá nhiều đồ ngọt và nước uống có gas, nhiều đường |
Tuy nhiên lưu ý không nên ăn quá no và quá nhiều các món nhiều đường, nhiều chất béo, tránh xa nước uống có gas, nước ngọt.
Uống nhiều nước
Các chuyên gia khuyên nếu bạn thức đêm, cần uống nước nhiều hơn bình thường, ít nhất khoảng 3,7 lít nước/ngày.
Mỗi cốc nước sẽ cung cấp thêm cho bạn năng lượng để bước qua đêm dài, đảm bảo cho các bộ phận hoạt động trơn tru. Nếu để cơ thể khát nước sẽ khiến bạn gặp phiền phức với các cơn đau đầu và suy giảm sức khỏe.
Vận động nhẹ nhàng
Sau khi trắng đêm, buổi sáng khi trở lại công việc cần thả lỏng cơ thể, thư giãn. Hãy rời khỏi bàn khi thấy khó tập trung để tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ, điều này sẽ giúp bạn xua tan cảm giác buồn ngủ và mệt mỏi.
M.Anh
">Mẹo hay đánh bay mệt mỏi sau đêm trắng Euro
Tin chuyển nhượng tối 20
Nhận định, soi kèo Al Ain vs Al Rayyan, 21h00 ngày 3/2: Thất vọng cửa trên
Khoa Cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi Thào Thị Yến Nhi (14 tháng tuổi, bản Cát Cát, Sa Pa, Lào Cai) do Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai chuyển xuống trong tình trạng bị suy dinh dưỡng nặng, nguy hiểm đến tính mạng.
Dù vừa bị lấy máu và phải di chuyển quãng đường dài nhưng nằm trên giường bệnh, bé liên tục đòi ăn. Khi được bón sữa, bé há miệng rất to để đón nhận khiến những người chứng kiến không cầm được nước mắt.
Cháu bé liên tục đòi ăn và há miệng to khi được bón sữa |
Là người trực tiếp tiếp nhận bệnh nhi ban đầu, BS Ngô Anh Vinh, khoa Cấp cứu-Chống độc cho biết, bé Yến Nhi vào viện trong tình trạng tinh thần lơ mơ, li bì, da nhăn nheo, tóc khô, cơ thể chỉ còn da bọc xương. Các phản xạ rất kém, chân tay co cứng, thân nhiệt bị hạ chỉ còn 35 độ...
Ngay sau đó bé được ủ ấm bằng máy khò ấm, truyền dịch, làm xét nghiệm đồng thời kết hợp cho ăn qua đường miệng. Đến sáng nay, thân nhiệt của bệnh nhi đã trở lại bình thường.
Do nói được rất ít tiếng Kinh nên ngoài bố bé là anh Thào A Lư (28 tuổi, dân tộc Mông) còn có anh Nguyễn Văn Cương (anh họ) đi cùng để làm phiên dịch.
Tuy nhiên cả 2 đều chưa từng vào viện nên mọi thủ tục đến các trao đổi với bác sĩ đều do một tình nguyện viên lo liệu.
Anh Lư cho biết, khi mới sinh bé Yến Nhi phải nằm lồng kính, sau đó sức khỏe hoàn toàn bình thường, cháu ăn ngủ tốt, bụ bẫm.
Tuy nhiên khi bé được 4 tháng, gia đình bất ngờ xảy ra biến cố. Vợ anh và con gái lớn ra chợ mua sữa rồi mãi chưa trở về. Anh bảo có lẽ đã bị lừa bán sang Trung Quốc. Từ đó, cuộc sống 2 cha con anh Lư trở nên tạm bợ.
Anh Cương cho biết, có những hôm con khóc, anh Lư không biết lấy gì cho ăn nên hớt nước cơm cho con uống. Theo thời gian, bé Yến Nhi cứ càng ngày càng teo tóp.
"Thấy con gầy còm, anh Lư địu con ra thị trấn để xin quần áo và sữa cho con. Nhưng khi sang nhà, chúng tôi vẫn thấy sữa còn nguyên vì Lư bảo không biết pha. Nên ngoài uống nước cơm, hôm nào xin được gói cháo ăn liền thì anh Lư cho con ăn thêm", anh Cương chia sẻ.
Theo anh Cương, gia đình anh Lư có 2 sào ruộng nhưng do suốt ngày xin ăn cho con nên không làm được, chưa kể anh Lư là người nghiện rượu nặng nên toàn bộ cuộc sống của 2 cha con đều dựa vào lòng hảo tâm của mọi người.
Anh Lư bồng con gái |
Đến trưa nay, sau khi làm các xét nghiệm, PGS.TS Lê Thị Minh Hương, Phó giám đốc bệnh viện cho biết, ngoài suy dinh dưỡng nặng, bé Yến Nhi còn bị bại não.
“Chúng tôi đang làm thêm những xét nghiệm khác để xác định xem cháu bị bại não bẩm sinh hay do nguyên nhân nào khác. Sau đó chúng tôi sẽ chuyển bé lên khoa Dinh dưỡng lâm sàng để chăm sóc", PGS Hương thông tin.
Theo PGS Hương, do được chuyển đúng tuyến nên bé Yến Nhi được hưởng 100% bảo hiểm. Còn về việc hỗ trợ cháu, PGS Hương cho biết đã giao phòng Công tác xã hội của bệnh viện lên phương án.
"Đây là vấn đề rất phức tạp. Khi biết hoàn cảnh cháu như vậy đã có rất nhiều nhóm từ thiện đứng ra kêu gọi hỗ trợ nhưng theo tôi nên lập quỹ cho cháu dưới sự quản lý của một tổ chức hoặc chính quyền địa phương", PGS Hương gợi ý.
T.Hạnh
">Xót xa bé 14 tháng nặng 3,5kg
Thời tiết chuyển từ đông sang xuân, lúc lạnh, lúc ấm lại ẩm ướt khiến các bé không thích nghi kịp và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Khi thấy con có biểu hiện nhẹ của các bệnh mũi họng, tâm lý chung của các bậc phụ huynh là không muốn con phải dùng kháng sinh nên đã "phòng còn hơn chống" bằng cách xịt rửa mũi liên tục và ép con xì mũi thật nhiều.
Có đến 99% người bị viêm tai giữa xuất phát từ viêm mũi họng. Và một số trường hợp viêm tai giữa bắt nguồn từ chính thói quen xì mũi không đúng cách.
Một bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng tại TP.HCM chia sẻ: "Tôi từng chứng kiến cách nhiều bà mẹ xì mũi cho con: 'Xì mũi đi con! Một hai ba xì', ngay lúc đó mẹ bịt ngay hai cánh mũi lại, mục đích là vuốt mũi cho bé, đến tối lại cháu sốt và đau tai, sáng hôm sau mẹ đưa cháu đến khám, soi tai thấy màng nhĩ đỏ phồng, đây đã là viêm tai giữa rồi!".
Phụ huynh dạy trẻ cách xì mũi không đúng, trẻ có thể bị điếc |
Chị Huyền chia sẻ trường hợp của con gái mình trên một diễn đàn làm mẹ:
"Cháu nhà mình năm này 6 tuổi, thời gian giao mùa vừa rồi cháu có bị cúm, dẫn đến tình trạng bị ngạt mũi, nên mũi lúc nào cũng ứ đọng nước mũi rất khó thở. Mới đầu mình mua công cụ hút mũi về hỗ trợ bé lấy mũi ra, tuy nhiên sau đọc được nhiều thông tin nói rằng sử dụng dụng cụ đó dễ gây ảnh hướng đến não, nên mình để con tự xì mũi.
Vì con còn nhỏ nên mỗi lần con xì mũi mình đều hỗ trợ, mình dùng khăn giấy rồi bóp nhẹ hai bên cánh mũi của con, rồi bảo con xì thật mạnh, ngày 3-4 lần.
Hôm sau, thấy con kêu đau tai, mình cũng lo lắng kiểm tra nhưng không thấy gì, cứ nghĩ là bị ngạt mũi nên đường tai cũng có chút ảnh hưởng. Ngày hôm sau, mình tiếp tục cho con xì mũi như thế và vệ sinh lại bằng nước muối vì thấy con có vẻ dễ thở hơn, nhưng đến đêm thì bé lên cơn sốt và liên tục khóc kêu "mẹ ơi con đau tai lắm", mình cho bé uống thuốc hạ sốt, chườm khăn lạnh cho bé dễ chịu ngủ tiếp vì lúc đấy đã là nửa đêm rồi. Sáng hôm sau cho con ăn uống xong mình tức tốc đưa con đi viện, đến nói bác sĩ kiểm tra xong kết luận là bé bị viêm tai giữa.
Nhiều bà mẹ thường bịt cả hai bên mũi của con khi xì mũi, đây là phương pháp hoàn toàn sai |
Mình giật mình, không hiểu nguyên nhân vì sao, rõ ràng hàng ngày mình vệ sinh cho con rất sạch sẽ. Sau đó, bác sĩ có hỏi qua cách mình vệ sinh mũi cho con, bác sĩ bảo, cháu bị viêm tai giữa là do mình cho cháu xì mũi sai cách, dẫn đến dịch mũi dễ chảy ngược vào trong, gây ứ đọng ở tai, có nguy cơ dẫn đến viêm tai giữa thanh dịch, tuy không thấy dịch chảy ra ngoài nhưng làm cho trẻ nghe kém, nghễnh ngãng, giao tiếp khó khăn. Không được điều trị kịp thời, bố mẹ và trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ khó lường đó là bị điếc.
Mình nghe vậy mới tá hỏa và hối hận vô cùng, chỉ vì sự bất cẩn và thiếu hiểu biết của mình mà thiếu chút nữa mình để lại hậu quả nặng nề cho con.
Do bé nhà mình tình trạng ứ đọng đã xảy ra hơn 2 ngày nên không thể điều trị bằng thuốc thông thường, bé phải ở lại để bác sĩ chữa trị và theo dõi để không gây di chứng về sau (có thể dẫn đến trẻ bị điếc nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách).
Cũng may, con không bị làm sao, nếu không mình sẽ hối hận cả đời mất. Mình chia sẻ lên đây để mong những bà mẹ trẻ như mình rút ra kinh nghiệm để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các con!"
Việc xì mũi sai cách, mũi có thể đi ngược vào trong và ứ đọng ở tai |
Khi trẻ bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi, dịch ứ đọng trong mũi rất nhiều và đặc. Nếu xì mũi quá mạnh hoặc bố mẹ bịt hai lỗ mũi của con khi con xì mũi sẽ khiến dịch này dễ dàng bị đẩy ngược lên tai bởi ống dẫn từ mũi họng lên tai trẻ em rất ngắn, chỉ khoảng 0,5cm, lại nằm ngang, thẳng. Từ đó khiến trẻ bị viêm tai giữa hoặc ù tai.
Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo, do cấu trúc vòi nhĩ ngắn, dịch mũi dễ chảy ngược vào trong, gây ứ đọng ở tai, có nguy cơ dẫn đến viêm tai giữa thanh dịch, tuy không thấy dịch chảy ra ngoài nhưng làm cho trẻ nghe kém, nghễnh ngãng, giao tiếp khó khăn. Không được điều trị kịp thời, bố mẹ và trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ khó lường đó là bị điếc.
Việc rửa mũi quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến con |
Ngoài ra, thói quen rửa mũi quá nhiều cũng làm hại hệ hô hấp của trẻ. Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), mũi của trẻ bình thường luôn có cơ chế tự làm sạch. Nếu trẻ hoàn toàn bình thường mà ngày nào cũng cẩn thận xịt, rửa mũi là bố mẹ đang làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bủi bẩn.
Khi bị mất đi chấy nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi dẫn đến tình trạng dễ bị viêm mũi họng hơn. Không những thế việc sử dụng thuốc xịt, rửa mũi quá thường xuyên cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác.
Khi trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi, việc bố mẹ dùng xi lanh xịt rửa mũi sai cách như xịt quá mạnh, trẻ nuốt phải nước rửa cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp khác.
Cách xử lý khi trẻ bị ngạt, sổ mũi
1. Tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ.
2. Với trẻ nhỏ chưa biết cách xì mũi, bố mẹ có thể hỗ trợ xịt mũi và hút mũi cho bé. Khi trẻ nhiều mũi, nước mũi đặc, ngạt mũi, sổ mũi, bố mẹ nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé để nước mũi ẩm và loãng sau đó mới hút dịch ra rồi dùng thuốc điều trị ngạt mũi, sổ mũi.
Bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ nhỏ chưa biết xì mũi bằng cách nhỏ nước muỗi và hút mũi ra |
Nếu trời lạnh, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, các mẹ nên ngâm nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm rồi nhỏ vào mũi trẻ, thực hiện khoảng 3-4 lần/ngày.
3. Với trẻ lớn khi trẻ bị sổ mũi, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập xì mũi. Không nên dùng tay bịt hai bên lỗ mũi khi bé xì mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi, dễ dẫn đến viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng, viêm khí phế quản. Dùng giấy mềm, sạch cho trẻ xì mũi để tránh lây lan cho người xung quanh và chỉ dùng một lần.
4. Xì mũi đúng cách: Chỉ bịt một bên lỗ mũi trẻ, một bên để thông thoáng. Hướng dẫn trẻ hơi cúi đầu xuống, ngậm miệng và thở mạnh ra. Mỗi bên mũi làm 2-3 lần cho sạch.
5. Tuyệt đối không ép trẻ xì mũi ngay khi trẻ đang bị ngạt hoặc tắc mũi. Trước tiên, phải nhỏ thuốc co mạch cho trẻ, đợi 1-2 phút sau đó mới hướng dẫn trẻ thực hiện xì mũi
6. Để trẻ không bị sổ mũi, viêm mũi nên giữ ấm cho trẻ khi đi ra ngoài trong tiết trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ.
(Theo Phụ nữ TP.HCM)
">Mẹ vô tư dạy con xì mũi sai cách, con có thể bị điếc
Giám đốc điều hành News Corp Michael Miller cho biết dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động báo chí xuất bản.
Thu nhập từ quảng cáo báo in, vốn đóng góp phần lớn cho doanh thu của các ẩn phẩm này, tiếp tục giảm mạnh. Tuy nhiên, COVID-19 lại giúp tăng hơn 60% số lượng người đọc các ẩn phẩm báo điện tử của News Corp.
Để thích ứng với xu hướng hiện nay, ông Miller cho biết News Corp sẽ chỉ tuyển dụng thêm phóng viên cho báo kỹ thuật số, đồng thời đầu tư cho các giải pháp marketing và quảng cáo kỹ thuật số. Trong khi đó, số phóng viên mảng báo in sẽ giảm mạnh từ 1.200 đến 1.300 người xuống còn 375 người.
Liên minh nghệ thuật và giải trí truyền thông (MEAA) nhận xét đây là tổn thất lớn đối với các cộng đồng ở vùng ngoại ô và vùng thưa dân cư của Australia, đồng thời làm nổi rõ tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng mà giới báo chí nơi này đang đối mặt.
"Gã khổng lồ" truyền thông cho biết phần lớn các tờ báo sẽ chuyển sang dạng kỹ thuật số từ ngày 29/6. Tính đến nay, tập đoàn này đã triển khai 16 ấn phẩm điện tử địa phương mới và đang lập kế hoạch nâng số lượng ấn bản phẩm theo hình thức này lên thành 92.
Trước đó, ngày 1/4, News Corp đã tạm ngừng in khoảng 60 tờ báo và dự kiến sẽ cắt giảm hàng trăm việc làm.
Theo Bnews
Tháng trước, Australia đã đưa ra các kế hoạch nhằm buộc các công ty công nghệ lớn chia sẻ doanh thu từ quảng cáo trong nội dung tin tức trên các công cụ tìm kiếm.
">'Gã khổng lồ' truyền thông Australia ngừng xuất bản hơn 100 tờ báo in
Các mẫu xe 'hot' nhất thị trường Việt Nam sẽ khó giảm giá trong năm tới?
友情链接