Trường Cao đẳng thực hành FPT - FPT Polytechnic, một thành viên trong Tổ chức Giáo dục FPT, hiện có 8 cơ sở ở 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ, Tây Nguyên, Hải Phòng. Với số lượng sinh viên đông đảo phân bổ khắp ba miền, cơ sở nào cũng được trường ưu ái quan tâm bằng nhiều chương trình ngoại khóa hấp dẫn. Với sự kiện Happy Bee 12 lần này, trường sẽ “phủ sóng” không khí lễ hội âm nhạc tới 5 cơ sở.
Happy Bee là sự kiện thường niên do nhà trường tổ chức, miễn phí cho các sinh viên FPoly. Mỗi dịp tổ chức, Happy Bee đều đem tới một chủ đề độc đáo trên sân khấu quy mô tầm cỡ, giúp sinh viên mãn nhãn cả phần nghe - nhìn.
Lần này, Happy Bee 12 trở lại trong concept hoàn toàn mới - tập trung vào các DJ. Xuyên suốt 5 buổi biểu diễn, buổi nào cũng có sự đồng hành của các DJ hàng đầu thế giới. Đặc biệt sự kiện lần này có sự góp mặt của Top 4 DJ thế giới - Alok được mệnh danh là “phù thủy âm nhạc” với sự biến tấu giai điệu ấn tượng và khả năng khuấy động đám đông trước những sân khấu lớn hàng triệu người.
Bên cạnh đó, DJ Mykris, DJ Wukong - hai cái tên đầy tiềm năng trong giới nhạc điện tử cũng tham gia sự kiện. Các tác phẩm của Mykris thường xuyên được UMF.tv Live và UMF Radio đãi ngộ như những siêu sao top đầu thế giới, trong khi Wukong là DJ châu Á đầu tiên ký hợp đồng với Label Liquid State danh giá.
Happy Bee 12 còn có những cái tên quen thuộc với giới trẻ Việt Nam như Onionn, Masew, Bnuts, Nguyễn Nhạc hay Lucin3x. Ngoài ra, lineup sự kiện gồm nhiều nghệ sĩ được yêu thích như Tóc Tiên, Đông Nhi, Karik, Trúc Nhân. Loạt nghệ sĩ phong cách âm nhạc cá tính Tiên Tiên, Phương Ly, Tăng Duy Tân, Hà Nhi, Orange, Liz Kim Cương hứa hẹn đem đến không khí âm nhạc nhiều màu sắc. Tiếp đến là 16Typh, RTee, Gill - ba chàng rapper nổi tiếng...
Thông tin về sự kiện đang khiến sinh viên FPoly đứng ngồi không yên. Nhiều sinh viên hào hứng tag bạn bè chuẩn bị lên đồ tham dự “đại nhạc hội” hoành tráng.
Không phải lần đầu “chơi lớn” chiều sinh viên
Trước đó, FPT Polytechnic đã ghi điểm với cộng đồng mạng với nhiều hoạt động hoành tráng cho sinh viên. Đáng chú ý là tháng 6 vừa qua, Happy Bee 11 vẫn còn dư âm trong cộng đồng sinh viên với concert gồm hàng loạt tên tuổi như rapper Đen, Hoàng Thùy Linh, Trúc Nhân…
Bên cạnh chuỗi nhạc hội Happy Bee thường niên với nhiều tên tuổi hàng đầu, trường liên tục có các hoạt động giáo dục - giải trí tương tác. Sinh viên vừa chơi, vừa học, bổ sung kỹ năng thông qua các hoạt động thực tiễn.
Mới đây nhất là “Sao nhập học” - chương trình truyền hình thực tế về hướng nghiệp với các khách mời MisThy, Phát La, Nicky, Khánh Vân và thầy giáo - MC Cù Trọng Xoay. Nội dung hướng nghiệp được thể hiện dưới hình thức mới hấp dẫn và độc đáo hơn, nhanh chóng thu hút hơn 35 triệu lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội. Trường đầu tư khủng để làm show, không chỉ cho sinh viên trong trường mà còn “hướng tới cộng đồng, mang những giá trị tích cực về hoạt động hướng nghiệp, đặc biệt đối với những bạn trẻ còn đang phân vân chọn ngành, chọn nghề” - như lời thầy Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng FPT Polytechnic từng chia sẻ.
Những dự án ý nghĩa khác có thể kể đến talkshow cùng dàn KOLs như 1977 Vlog, Long Chun - Duy Muối, triệu phú Vương Phạm… đã thu hút hàng trăm bạn sinh viên và hàng chục nghìn lượt theo dõi trên mạng xã hội. Hay như sự kiện Golden Bee Awards để vinh danh khuyến khích những sinh viên tiêu biểu. Bên cạnh đó, mỗi cơ sở lại có sự kiện riêng cho sinh viên trường mình vào các dịp đặc biệt.
Doãn Phong
" alt=""/>FPT Polytechnic mời DJ Alok, Tóc Tiên tổ chức concert cho sinh viênNgoài ra, 43,7% người Hàn Quốc trả lời rằng họ không thể trải qua một ngày mà không có Internet.
Cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2021 trên 1.000 người Hàn Quốc độ tuổi 18-54, từ ngày 15 đến 19/11 nhằm kiểm tra các hoạt động trực tuyến của người dùng Internet xứ củ sâm. Kết quả cũng được so sánh với các cuộc khảo sát khác của NordVPN tại 15 quốc gia.
![]() |
Người Hàn chủ yếu lên mạng để xem video ngắn, phim ảnh hoặc mua sắm online. Ảnh: Unplash. |
Theo dữ liệu thu được, người dân xứ kim chi dành phần lớn thời gian để xem các video ngắn, ví dụ như trên YouTube với con số trung bình là 12 tiếng 35 phút mỗi tuần.
Hàn Quốc còn là quốc gia dành nhiều thời gian xem video ngắn nhất trong số 16 quốc gia được khảo sát. Sau thể loại này, các nền tảng phát trực tuyến như Netflix là nơi được yêu thích thứ hai. Cụ thể, người Hàn Quốc dành trung bình 7 tiếng 38 phút mỗi tuần để xem phim điện ảnh và truyền hình.
Tiếp đến là thời gian dành cho mua sắm online, với trung bình 4 tiếng 39 phút mỗi tuần. Xếp thứ 4 là các phương tiện truyền thông xã hội, với khoảng 4 tiếng 12 phút mỗi tuần.
"Người Hàn Quốc có mối quan hệ yêu - ghét với mạng xã hội. Họ liên tục lướt newsfeed nhưng cũng lo lắng liệu mình có bị xâm phạm cuộc sống hay không", ông Cho nói. Ông cũng kêu gọi mọi người coi trọng vấn đề an ninh mạng hơn để không trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo hoặc đánh cắp dữ liệu.
(Theo Zing)
" alt=""/>Nơi người dân không thể sống thiếu Internet dù chỉ một ngày![]() |
Bạn đã sẵn sàng để chết bên cạnh một người máy 'Hấp hối'? |