Thông thường thủ thuật này kéo dài từ 1,5 đến 2 giờ, bệnh nhân được gây tê, tiêm thuốc giảm đau. Tuy nhiên, với bà cụ, việc thực hiện khá khó khăn, toàn bộ quá trình siêu âm, tiến hành, xử lý các phát sinh kéo dài đến 5 giờ.
“Bệnh nhân được tiêm thuốc giảm đau, gây tê nhưng vẫn sợ hãi và đòi về. Bà nói không muốn chạy thận nữa, để bà chết đi mà người con cứ bắt phải làm. Chúng tôi nghe rất thương, dỗ dành rằng con cái thương bà mới muốn bà chạy thận. Nói một hồi bà cũng đồng ý”, chị Trinh kể.
Tuy nhiên, vì tâm lý sợ hãi, bà liên tục than đau, nắm chặt tay điều dưỡng suốt thời gian làm thủ thuật. “Hôm đó tôi làm việc gần 12 giờ liên tục nên khá mỏi chân. Tôi định đi ngồi một chút nhưng bà bảo cho bà nắm tay để bớt sợ. Vậy nên tôi ngồi xuống tại chỗ luôn, chuyện chỉ đơn giản vậy thôi”, điều dưỡng Trinh cười.
Chăm sóc bệnh nhân chạy thận đã 4 năm, chị Trinh cho biết, không thể tránh khỏi chuyện bị to tiếng, quát mắng. Có thể, người bệnh buồn việc nhà, đau đớn, mệt mỏi nên cáu gắt với điều dưỡng.
“Ngày mai họ lại xin lỗi thôi, mình không trách gì cả mà thương bệnh nhân nhiều hơn. Ở đây có những người chạy thận đến lúc chết, có người không ai chăm sóc hoặc không có tiền… Chúng tôi không giúp được gì hơn, chỉ biết lắng nghe rồi tâm sự với người bệnh”, chị Trinh nói.
Bác sĩ Từ Kim Thanh cho hay, việc chạy thận là suốt đời nên bệnh nhân gắn bó với y bác sĩ như gia đình. Những lần mổ tay, đâm kim, đặt tĩnh mạch đùi… trong nhiều năm khiến họ sợ hãi và ám ảnh. “Sự đau đớn, mệt mỏi của người chạy thận chỉ có điều dưỡng thấu hiểu nhất”, bác sĩ Thanh kể.
Theo điều dưỡng Mai Thị Hà, người đã gắn bó 10 năm ở Khoa Thận Nội tiết, công việc tại khoa không theo giờ hành chính mà chia ca kíp. Nếu ca sau thiếu người hoặc nhiều việc hơn, chị có thể ở lại hỗ trợ đồng nghiệp. Có những thời điểm, việc nhiều đến mức chị Hà không kịp đón con, bé phải ở trường đến tối chờ mẹ.
“Không thể nói công việc không vất vả, chúng tôi làm việc xuyên lễ tết vì bệnh nhân chạy thận không thể ngưng được. Đôi lúc mệt mỏi muốn dừng lại nhưng nghĩ đến bệnh nhân và 10 năm gắn bó, tôi lại cố gắng thêm”, chị Hà cười.
Ở đây hiện có hơn 200 bệnh nhân chạy thận chu kỳ. Ai cũng có màu da xám xịt và sự mệt mỏi. Trên giường là một người bệnh 68 tuổi đang lọc máu 3 lần/tuần, mỗi lần 3 giờ. Chân phải của bà vừa bị cắt bỏ, tay phải sưng phù, đi lại phải có người dìu dắt hoặc xe lăn.
Máy báo hiệu hoàn thành quy trình lọc máu, nữ điều dưỡng cẩn thận tháo các đường ống đang nối vào tay người bệnh.
“Bệnh này làm người ta biến dạng, khổ lắm. Không biết cái chân còn lại bao giờ phải cắt. Cũng may các cô ở đây thương người, nhẹ nhàng với chúng tôi”, bà vừa cười vừa thở dài.
Dù nắng mưa, dịch bệnh, lễ tết, lịch chạy thận của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối không hề thay đổi. Nếu điều đó xảy ra, có thể vì họ đã hết tiền trang trải.
" alt=""/>Điều dưỡng ngồi gục vì mệt, vẫn nắm chặt tay để người bệnh quên đauTừ tháng 04/2017, Bộ Y tế phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đưa vào sử dụng Sổ tiêm chủng gia đình; hiện được triển khai rộng rãi đến 100% cơ sở tiêm chủng mở rộng và dịch vụ tại TP.HCM.
![]() |
Theo đánh giá của Sở Y tế TP.HCM tại Hội thảo sơ kết công tác tiêm chủng 6 tháng đầu năm 2020, việc áp dụng Hệ thống Quản lý tiêm chủng Quốc gia thời gian vừa qua đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý tiêm chủng, từng bước tăng độ phủ tiêm chủng. Theo đó, thông tin tiêm chủng được tổng hợp, báo cáo chi tiết đến từng đối tượng trẻ em, từng mũi vacxin, dự trù vacxin. Tuy nhiên, các đơn vị tiêm chủng cần tập trung nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên y tế nhằm tránh một số sai sót đang tồn tại như: nhập trùng mã tiêm chủng, nhập sót thông tin tiêm, sai thông tin vacxin ...; cũng như đẩy mạnh các hoạt động truyền thông đến người dân trên địa bàn để triển khai tiêm bù các vacxin nhằm nâng cao tỷ lệ bao phủ vacxin.
Cổng đặt lịch tiêm trực tuyến & Sổ tiêm chủng gia đình
![]() |
Đặt lịch tiêm chủng |
Theo định hướng của Sở Y tế TP.HCM, Thành phố sẽ đẩy mạnh các ứng dụng CNTT tại các cơ sở tiêm và đến người dân. Trong đó, Sở Y tế đang triển khai Cổng đặt lịch tiêm trực tuyến https://hcdc.vn thử nghiệm tại Trạm Y tế phường Tây Thạnh, Tân Phú và 2 phòng tiêm Vườn Lài, Nguyễn Sơn, từng bước giúp dân chủ động thời gian chọn địa điểm tiêm, vacxin tiêm cần thiết, hạn chế việc chờ đợi đăng ký tiêm tại các cơ sở; hệ thống sẽ tiếp tục được mở rộng triển khai sớm đến các cơ sở tiêm chủng khác.
![]() |
Thực hiện đăng kí nhắc lịch tiêm chủng qua website |
Sở Y tế cũng yêu cầu Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố, các cơ sở tiêm chủng đẩy mạnh truyền thông, hướng dẫn người dân đăng ký sử dụng Sổ tiêm chủng gia đình http://sotiemchung.vncdc.gov.vn/ và ứng dụng cùng tên trên điện thoại (cho cả hệ điều hành IOS và Android). Đây là giải pháp do Viettel phối hợp với Cục Y tế dự phòng xây dựng và triển khai miễn phí đến cho toàn bộ người dân. Với Sổ theo dõi điện tử này, người dân dễ dàng cập nhật được thông tin các mũi đã tiêm của trẻ, thông tin Phác đồ tiêm mở rộng Bộ Y tế, các thông tin y tế ngay trên ứng dụng trong điện thoại.
![]() |
Người dùng có thể cài đặt nhắc lịch trên điện thoại của mình |
Tin nhắn SMS tiêm chủng
Không nhớ lịch tiêm chủng của con, đặc biệt khi mà các trẻ em, phải tiêm chủng nhiều loại vacxin khác nhau là vấn đề được nhiều gia đình, cha mẹ phải quan tâm, lưu ý và ghi nhớ ngày. Tuy nhiên vấn đề này đã được giải quyết thông qua dịch vụ tin nhắn SMS tiêm chủng của Viettel. Trước ngày, hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn đến số điện thoại đã đăng ký thông báo về việc tiêm chủng của con em.
![]() |
Tin nhắn sẽ tự động báo về điện thoại mà không phải xem lại sổ theo dõi |
Nhằm giảm thiểu số lượng ghi nhớ thông qua các giấy tờ như sổ theo dõi, giờ đây công nghệ sẽ giúp bạn dù bận rộn đến như thế nào cũng nhớ lịch tiêm chủng của con em mình.
Việc triển khai dịch vụ tin nhắn tiêm chủng, không chỉ đem lại những tiện ích cho người dân, giúp đảm bảo tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, an toàn và cũng mang đến nhiều thuận lợi cho các cơ sở y tế.
Tin nhắn Tiêm chủng (SMS Tiêm chủng) là dịch vụ giá trị gia tăng tích hợp trên Hệ thống Quản lý tiêm chủng Quốc gia, cho phép đối tượng tiêm chủng gồm trẻ em, phụ nữ mang thai nhận được tin nhắn thông báo nhắc lịch tiêm chủng tương ứng với các mũi tiêm chủng theo hướng dẫn chung của Bộ Y tế. Với mỗi mũi tiêm chủng, người sử dụng dịch vụ sẽ nhận được một tin nhắn SMS, thông báo nhắc lịch tiêm trước 5 ngày so với ngày quy định đến tuổi và tiêm theo phác đồ tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế; một tin nhắn thông báo mời tiêm theo kế hoạch tiêm thực tế do cơ sở tiêm chủng lập trên hệ thống. |
Q.H
" alt=""/>TP.HCM: Ứng dụng CNTT giúp dân tiêm chủng đúng lịch, an toànKết hôn gần 40 năm, vợ chồng bà Vũ Thị The và ông Vũ Đức Dụng sinh được ba người con, một trai, hai gái. Các con dần khôn lớn, lập gia đình riêng, ông bà tưởng như đã được an hưởng tuổi già.
Nào ngờ, năm 2018, bà The phát hiện trong lỗ tai có mụn cóc nhỏ. Theo thời gian, nốt mụn dần lớn lên rồi to như cục u gây đau đớn. Cuối năm đó, bà không thể chịu được đành đi khám bác sĩ. Tin dữ như sét đánh ngang tai, bác sĩ thông báo tai giữa bà The có một khối u ác tính.
Cuộc sống gia đình bà cứ lay lắt cho đến một ngày tháng Giêng năm 2021, ông Dụng bất ngờ bị méo mồm, chân không thể cử động. Đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, bác sĩ cho hay ông bị tai biến mạch máu não, không còn khả năng hồi phục.
Ông Dụng mắc chứng liệt toàn thân kéo theo chi phí lên đến hàng chục triệu đồng chỉ trong vòng hơn 1 tháng, đến khi được về nhà cũng vẫn tốn khoảng 1 triệu đồng mỗi tháng cho tiền thuốc bổ trợ. Cho đến nay, tổng số nợ ông bà đã vay lên tới hơn 200 triệu đồng.
Sau khi hoàn cảnh của bà Vũ Thi The được Báo VietNamNet chia sẻ, gia đình đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các mạnh thường quân trong và ngoài nước. Gia đình cho biết, ngoài số tiền hôm nay báo VietNamNet về trao còn có nhiều bạn đọc gửi về trực tiếp giúp đỡ gia đình.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Giao Tiến chia sẻ: “Thay mặt chính quyền địa phương, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn đọc báo VietNamNet. Số tiền này đối với gia đình mang ý nghĩa vô cùng lớn lao, không chỉ có giá trị vật chất mà còn là món quà tinh thần vô giá, giúp ông bà có thêm điều kiện, động lực chữa bệnh”.
" alt=""/>Trao hơn 131 triệu đồng đến gia đình có vợ ung thư, chồng tai biến