Bác sĩ Nguyên cho biết thoát vị bẹn nghẹt là biến chứng nguy hiểm nhất trong tất cả trường hợp thoát vị thành bụng. Đây là tình trạng cơ quan ở trong túi thoát vị bị đè ép, thắt nghẽn lại ở cổ túi, dẫn tới rối loạn chức năng, rối loạn tuần hoàn và rối loạn tổ chức.
Thoát vị bẹn nghẹt cần được chẩn đoán và xử lý nhanh chóng, trong khoảng 6-12 tiếng. Bởi các tạng như ruột, mạc nối bị nghẹt sẽ hoại tử gây viêm phúc mạc, tắc ruột, nhiễm trùng, sốc nhiễm độc, thậm chí đe dọa tính mạng. Một số trường hợp có thể tổn thương tinh hoàn do mạch máu nuôi bộ phận này bị chèn ép.
Bác sĩ khuyến cáo người dân khi phát hiện có khối phồng bất thường vùng bẹn, bìu, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Người đàn ông bị viên đá bắn vào mắt làm vỡ nhãn cầuKhi đang cắt cỏ, người đàn ông bị viên đá sỏi bắn vào mắt. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán ông bị vỡ nhãn cầu, mống mắt dập nát." alt=""/>Thủ phạm khiến người đàn ông bị căng tức vùng bẹnTheo chương trình phát triển công viên cây xanh công cộng trên địa bàn, TP.HCM đặt chỉ tiêu đến năm 2025 diện tích cây xanh đô thị đạt không dưới 0,65m2/người. Để làm được điều đó, thành phố cần xây dựng mới tối thiểu 150ha công viên công cộng, 10ha mảng xanh công cộng và trồng mới, cải tạo 30.000 cây xanh. Tuy nhiên từ năm 2021 đến nay, thành phố chỉ phát triển được gần 30ha công viên công cộng…
Một chuyên gia đánh giá, không chỉ thiếu vắng cây xanh, chất lượng không gian xanh của TP.HCM cũng hạn chế khi bị lấn chiếm để làm bãi giữ xe, kinh doanh... Chủng loại cây xanh không đa dạng, không gian mặt nước gắn với không gian xanh bị ảnh hưởng bởi các hoạt động lấn chiếm kênh rạch…
Vùng đất phía đông TP.HCM có mật độ cây xanh 32m2/người
Thực tế thiếu vắng mảng xanh đặt ra yêu cầu với các nhà phát triển đô thị là phải xây dựng những “đô thị vị nhân sinh”, phát triển những khu đô thị xanh, dành nhiều quỹ đất cho các tiện ích kết nối.
Chủ đầu tư tiêu biểu tiên phong giải quyết bài toán này bằng việc triển khai những khu đô thị sinh thái, cân bằng giữa không gian đô thị và môi trường tự nhiên là nhà sáng lập Ecopark. Nhà phát triển bất động sản có 21 năm kinh nghiệm trên thị trường Việt Nam, nổi tiếng với Ecopark - Khu đô thị có thiết kế cảnh quan đẹp nhất thế giới.
Dấu ấn kiến tạo đô thị xanh của nhà sáng lập Ecopark tiếp tục được thể hiện tại Ecovillage Saigon River - dự án cách nhà thờ Đức Bà 18km. Trên quy mô 55ha, chủ đầu tư dành đến 16,5ha trồng cây xanh, xây dựng công viên, tôn tạo và gìn giữ mặt nước nội khu, với tỷ lệ mảng xanh lên đến 25,7m2/người - gấp 2,5 lần tiêu chuẩn của Liên hợp quốc, gấp 47 lần TP.HCM hiện nay.
Đây cũng là nơi được kỳ vọng trở thành “vùng đất Blue Zones", nơi cư dân được chăm sóc sức khỏe chủ động, hướng tới sống khoẻ, sống thọ.
Đáng chú ý, tại phân khu Blue Forest ra mắt mới đây, chủ đầu tư tự vượt qua giới hạn của chính mình khi dành đến 11ha để phát triển mảng xanh trên diện tích 14ha. Tại đây, mật độ cây xanh 32m2/đầu người - gấp hơn 3 lần chỉ tiêu của Liên hợp quốc, gấp 55 lần tỷ lệ cây xanh hiện tại tại TP.HCM.
Tại Blue Forest - “rừng giữa lòng Blue Zones”, nhà sáng lập Ecopark chủ trương trồng và phát triển 7 tầng thiên nhiên, bao gồm: tầng cây tán phủ - tầng cây tán lớn - tầng cây bụi - tầng cây thân thảo - tầng phủ mặt đất - tầng đáy rừng - tầng dây leo.
Các chuyên gia của LJ Asia - công ty tư vấn thiết kế cảnh quan trực thuộc tập đoàn LJ-Group đánh giá, đất đai cũng như khí hậu nguyên thủy tại dự án phù hợp với việc phát triển rừng cây tự nhiên. Họ cũng cân nhắc đưa một số loại cây ở khu vực miền Nam vào dự án, để tôn vinh môi trường tự nhiên ở khu vực Đông Nam Bộ.
Ông Daniel Alonso - Đại diện của LJ Group cho biết, đơn vị tự đặt ra thách thức lớn cho mình để làm thế nào bảo tồn tối đa sự phong phú của hệ sinh thái này. “Chúng tôi chủ trương nhấn mạnh vào việc có một môi trường tự nhiên hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Cư dân tại Blue Forest sẽ sống giữa thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên và bước chân ra cửa là hòa mình vào với thiên nhiên”, vị đại diện cho biết.
Với 7 tầng thiên nhiên bao quanh, cư dân Blue Forest có thể nhìn ngắm từng ánh nắng lấp ló qua tán lá, lắng nghe âm thanh của rừng cây, hít thở không khí trong lành và mùi hương của cây xanh, chạm tay vào thân cây, hay thưởng thức vị tươi ngon của các loại quả. Tận hưởng thiên nhiên bằng 5 giác quan được cho là liều thuốc tinh thần hữu ích, giúp con người giải tỏa âu lo, cảm nhận hạnh phúc.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng dành quỹ đất đến 17.000m2 cho những công trình phụ trợ, từ y tế - giáo dục - dịch vụ - bãi đỗ xe... Nơi đây có đến 3 công viên chủ đề, 18 tiện ích phụ trợ, mang tới những tiện nghi “tất cả trong một”, đáp ứng trọn vẹn mọi nhu cầu của cư dân.
“Phát triển Blue Forest - rừng giữa Blue Zones không chỉ là cách chúng tôi nâng tầm chất lượng sống, kiến tạo không gian sống trong lành, cải thiện chất lượng không khí, tăng cường sức khỏe cho cư dân Sài thành, mà còn là cách chúng tôi đồng hành cùng đề án trồng một tỷ cây xanh vì một Việt Nam xanh”, nhà sáng lập Ecopark cho biết.
Khách hàng quan tâm dự án, có thể liên hệ 1 trong 6 đại lý chính thức Ecovillage Saigon River để được thông tin, tư vấn.
Đậu Linh
" alt=""/>Kiến tạo Blue ForestTheo ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, toàn tỉnh Lâm Đồng có 14 doanh nghiệp nông nghiệp được chứng nhận ứng dụng công nghệ cao.
Trong đó 13 doanh nghiệp trồng trọt 534,2 ha rau, hoa cao cấp, dâu tây, phúc bồn tử, nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô và quy mô 2.800 con bò sữa với diện tích 150 ha Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt của Chi nhánh Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam.
Ngoài ra còn có 8 vùng đạt tiêu chí sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tổng diện tích 1.640 ha/tổng quy mô 6.168 ha thuộc 19 vùng sản xuất trồng trọt; 13.850 con bò sữa/tổng quy mô 36.460 con bò sữa của 2 vùng chăn nuôi.
Tính chung trên lĩnh vực trồng trọt toàn tỉnh hơn 665 ha ứng dụng công nghệ thông minh (275 ha hoa; 272 ha rau; 80,5 ha cây ăn quả, 15,5 ha dâu tây, 10 ha chè và 12 ha cà phê), sử dụng công nghệ IoT với chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ Bộ RATA IoT-3G/4G; cảm biến vi khí hậu; chậu giám sát độ ẩm; lượng nước thoát, EC nước thoát cho giá thể; hạ tầng kỹ thuật tưới; phần mềm quản lý trang trại thông minh.
Hiệu quả ứng dụng công nghệ IoT giúp người sản xuất giảm 10-20% lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học; giảm 30-50% lượng nước tưới và nhân công lao động; tăng thêm lợi nhuận 15-20%.
Qua đó cho thấy, nông nghiệp thông minh trong tỉnh Lâm Đồng có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và giá trị kinh tế trên từng loại cây trồng, vật nuôi, giúp người sản xuất thiết lập dữ liệu trên phần mềm điện tử đối với các yếu tố vi khí hậu, môi trường, dinh dưỡng vừa nêu…
Kết quả phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thông minh đã góp phần đưa doanh thu bình quân trên đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh đạt 268 triệu đồng/ha.
Theo đó ứng dụng công nghệ IoT trên đơn vị diện tích canh tác rau đạt trên 2 tỷ đồng/ha/năm; hoa đạt từ 3-5 tỷ đồng/ha/năm.
Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đánh giá từng điển hình như: Công ty TNHH Dalat Hasfarm áp dụng hiệu quả công nghệ thông minh trong quy trình kỹ thuật canh tác, hệ thống hoạt động trong nhà kính hiện đại ở đây đều lắp đặt thiết bị cảm biến kết nối với máy tính qua đường truyền internet toàn cầu, điều khiển các chế độ theo dõi, chăm sóc hoa được lập trình.
Tại Công ty TNHH Cầu Đất Farm, toàn bộ hệ thống nhà kính 7 ha thiết kế đồng bộ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chăm sóc rau, hoa thông qua hệ thống quạt, lưới cắt nắng, bơm tưới kết hợp châm phân, điều chỉnh độ EC và pH; hệ thống camera giám sát quy trình chăm sóc, quá trình sinh trưởng của cây; Hợp tác xã Sản xuất lúa hữu cơ Tân Hưng Phát (Cát Tiên) và Trang trại Sầu riêng hữu cơ tại Thôn 3, xã Triệu Hải (Đạ Tẻh) đã và đang sử dụng máy bay không người lái phun chế phẩm sinh học phòng, trừ sâu bệnh hại và tăng cường dinh dưỡng cho cây trồng, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật và chi phí nhân công, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất...
Cũng theo ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cho biết, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn đã ứng dụng công nghệ thông minh vào hoạt động quản lý chuồng trại, xử lý chất thải, thức ăn, hỗ trợ sinh sản và tăng năng suất vật nuôi.
Cụ thể các doanh nghiệp sử dụng máy liên hợp, phối trộn khẩu phần thức ăn theo phương pháp TMR; sử dụng robot đẩy thức ăn tại các trại chăn nuôi bò sữa; trên 95% máy vắt sữa tiết kiệm thời gian.
Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam sử dụng hệ thống vắt sữa tự động rotary; gắn chíp điện tử 3.700 con bò sữa để theo dõi ăn uống, nghỉ ngơi, tình hình sức khỏe, bệnh tật; phát hiện động dục và sản lượng sữa để kịp thời điều chỉnh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý phù hợp; hệ thống massage tự động, nghe nhạc để kích thích tăng năng suất sữa...
Trong năm 2025, toàn tỉnh Lâm Đồng tiếp tục hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu chung, dữ liệu mở về các vùng trồng trọt, quy hoạch, quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả diện tích đất; vùng chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; sản phẩm OCOP; quan trắc dự báo, cảnh báo lũ lụt, ngập úng, hạn hán, thiếu nước, số lượng, chất lượng nước; cơ sở sản xuất, kinh doanh nông - lâm sản, thủy sản, qua đó đáp ứng công tác chỉ đạo điều hành chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, góp phần tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đạt và vượt các mục tiêu đề ra.
Theo VĂN VIỆT(Báo Lâm Đồng)
" alt=""/>Chuyển đổi số trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp