Nhận định, soi kèo Jagiellonia Bialystok vs Real Betis, 23h45 ngày 17/4: Thận trọng

Thể thao 2025-04-18 20:08:54 3831
ậnđịnhsoikèoJagielloniaBialystokvsRealBetishngàyThậntrọlịch bóng đá ý   Hoàng Ngọc - 17/04/2025 08:22  Cúp C3 Châu Âu
本文地址:http://app.tour-time.com/news/66e495625.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Duhok vs Al

Khi bàn về văn hóa ẩm thực Nam bộ, có lần nhà văn Sơn Nam từng khẳng định: “Mắm là đặc trưng của Nam bộ, được hình thành bởi sự “hôn phối” giữa trời đất và con người. Đó là tính hào sảng của thiên nhiên và tính tiết kiệm của con người”.

Theo tác giả Hương rừng Cà Mau, vùng đất Nam bộ thuở cha ông ta đi mở cõi đầy ắp những cá tôm, ăn không hết nên những người đi khai hoang ngày ấy đã biết đến cách làm mắm để dành. Mắm là thức ăn được ưa chuộng của người dân Đồng bằng sông Cửu Long từ hàng trăm năm nay.

Ngoài cách làm mắm để dành, bà con còn làm khô, nhưng mắm có ưu thế hơn vì có thể dự trữ dài ngày hơn và chế biến được thành nhiều món ăn, với nhiều cách ăn khác nhau: ăn mắm sống, kho mắm, chưng mắm, chiên mắm, làm lẩu mắm… 

Gần như loại cá nào cũng làm mắm được, trừ những loại cá nhiều mỡ, bởi cá nhiều mỡ làm mắm hoặc làm khô dễ bị hôi dầu. Mắm làm từ các loài thủy sản khác nhau: tôm, cua, còng, ba khía… mỗi thứ có một hương vị đặc trưng riêng. Ăn mắm là một nghệ thuật ẩm thực dân gian trong dòng chảy văn hóa bình dân miền đất mới.

Mắm sống “độc” mà lạ

Ăn mắm sống tức là không qua chế biến, nấu nướng. Mắm ăn sống rất đa dạng về chủng loại, nhưng được nhiều người cho là ngon nhất có mắm cá chốt, cá linh, cá rô, cá sặc, cá trê, đặc biệt là mắm tép và mắm ba khía. Mắm lóc sống còn được chế biến bằng cách xắt thịt con mắm rồi ướp đường, tỏi trộn với đu đủ mỏ vịt bào nhỏ và được gọi là mắm thái. “Thủ phủ mắm” Châu Đốc nổi tiếng với mắm thái, không nơi nào sánh bằng.

{keywords}
Mắm cá chốt

Mắm cá linh, cá chốt sau khi ướp muối, để một thời gian rồi trộn với thính và chao qua đường hoặc mật ong. Để khi mắm “tới”, dở mắm ra ăn sống với cơm, hoặc với khoai lang luộc một cách ngon lành. Ăn kèm với con mắm sống là trái bần chua hay chấm mắm với nước cốt chanh, tắc và không thể thiếu ớt hiểm, ít lát gừng, tỏi… để món ăn trung hòa, ngon miệng.

{keywords}

Ăn mắm sống cá chốt không thể thiếu trái bần chua

Riêng mắm tép được trộn với đu đủ mỏ vịt, củ riềng… để thêm một hai ngày cho mắm chua, gọi là nem mắm. Nem mắm được gói rau sống bằng cách hái đọt đu đủ non trải ra, đặt mấy lát chuối, khế, trái sung, trái gòn non, trái ớt hiểm cùng mắm tép sống rồi cuốn lại một cuốn cỡ cườm tay người lớn, ăn như thế mới đã, và cách ăn này đã trở thành dấu ấn ẩm thực dân gian của người xa xứ đến đây lập nghiệp. Ngày nay, thay vì dùng đọt đu đủ non, người ta thường dùng bánh tráng để gói nem mắm. Cũng theo nhà văn Sơn Nam, mắm tép Cà Mau có màu đỏ au bắt mắt, nhìn đã thích, lại có mùi thơm nồng của gừng, vị cay của ớt, vị mặn của nắng vùng biển…

{keywords}

Đu đủ mỏ vịt trộn mắm tép

Để ăn mắm ba khía, người ta xé con ba khía đã làm thành mắm ra trộn với nước cốt chanh, đường, ớt, tỏi, gừng… để một thời gian cho thấm. Ăn mắm ba khía phải dùng tay bốc mắm đã ướp nhai rau ráu cùng với khoai lang nấu, củ chuối luộc hay cơm nhưng phải là cơm nguội mới đúng điệu và mới ngon.

{keywords}

Mắm ba khía phải ăn với cơm nguội mới ngon

{keywords}

Mắm đã chế biến

Món mắm đã qua chế biến thông dụng nhất của người miền Tây Nam bộ là mắm chưng. Có hai cách chưng quen thuộc: để nguyên con và bằm nhuyễn con mắm đem chưng với hột vịt.

Đặt những con mắm lóc cỡ cườm tay khoanh tròn trong tộ, thêm hành tím, hành lá xắt nhuyễn, tiêu xay, ớt, tỏi, gừng xắt lát và chút đường, bột ngọt rồi cho tộ mắm vào nồi cơm nấu trên bếp lửa vừa chắt nước và đậy kín nắp. Khi cơm chín thì mắm cũng thơm nồng. 

Ăn cơm mắm chưng cùng đĩa rau muống hay đọt nhãn lồng luộc hoặc các loại rau sống gồm chuối chát, khế chua, đọt xoài, rau càng cua, năng, cù nèo, bông lục bình, bông súng… thì no quên thôi!

Mắm cá sặt bần chua

Với mắm làm bằng các loại cá nhỏ hơn, đặc biệt là cá rô, cá sặc… khi chưng phải bằm con mắm thật nhuyễn, nêm thêm ít bột ngọt, đường cùng ớt, tiêu, hành củ, tỏi… cho thơm. Mắm được trộn với thịt ba rọi, gan heo bằm nhuyễn, kế đó đập vài ba hột vịt vô tô mắm và dùng đũa khuấy thật đều. Hấp cách thủy tô mắm, dùng đũa xăm thử để biết mắm đã chín kỹ chưa. Cần nhớ: thỉnh thoảng mở nắp nồi để xả hơi nước đọng, nếu không nước nhỏ vào tô mắm sẽ không ngon.

{keywords}

Mắm chiên

{keywords}

Mắm cá lóc chưng

Ở vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu người ta còn chiên mắm cá lóc. Người khéo tay chiên con mắm không bị nát, không để mắm dính chảo hay bị cháy khét. Con mắm chiên còn nguyên hình dáng, vàng ươm được dọn trong dĩa, chung quanh xếp các loại rau vườn đẹp mắt và hấp dẫn. Món ăn này khiến người ăn nhớ mãi hương vị đồng quê đậm đà như câu hát Con cá làm ra con mắm/ Vợ chồng già thương lắm mình ơi!

Cùng là mắm nhưng mỗi địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long có một loại mắm đặc trưng. Được biết đến nhiều là mắm ruột cá lóc, mắm cá đồng, mắm tép Cà Mau; mắm rươi Trà Vinh; mắm sặt Đồng Tháp Mười; mắm còng Bến Tre; mắm cá linh (chỉ có vào mùa nước nổi) An Giang, Đồng Tháp; mắm bò hóc của người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng; mắm cá trèn, mắm thái ở Châu Đốc.

Mắm ruột được làm hoàn toàn bằng ruột cá lóc đồng mà phải con cỡ trọng mới ngon, mới béo. Mắm ruột khá đắt tiền, ngày càng hiếm do cá lóc đồng ngày càng giảm. Ngay mắm cá lóc đồng hiện cũng khó kiếm, thường ở chợ chỉ có mắm cá lóc được nuôi. Cá linh chỉ có khi nước nổi về. Cá linh non (cá linh đầu mùa, mới về theo con nước lũ) thì kho mía, nấu canh chua bông điên điển… Cá linh già (cuối mùa, cỡ lớn hơn) được dùng làm mắm.

(Theo Doanhnhansaigon.vn)

">

Ăn mắm kiểu miền Tây Nam bộ

Tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Công ty THT đã chuyển nhượng gần 20 lô đất cho các nhà đầu tư thứ cấp. 

Đồng thời, đề xuất xác định rõ chỉ tiêu tổng diện tích sàn xây dựng trong công trình để phù hợp với quy định của Quy chuẩn quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD. 

Điều chỉnh bố cục lại mặt bằng tổng thể các công trình trên các lô đất D1-CC1 và D1-CC3 theo phong cách vuông vắn, đơn giản, hiện đại, đảm bảo công năng sử dụng độc lập phù hợp với nhu cầu khai thác, vận hành dự án; giữ nguyên số tầng cao công trình khối đế (4 tầng), tầng cao khối tháp (23 tầng).

Về tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị, UBND TP cho biết, vị trí hai lô đất tiếp giáp với các tuyến đường có mặt cắt ngang 15m và 40m. 

“Do vậy, giải pháp thiết kế kiến trúc công trình tại hai lô đất trên cần được nghiên cứu kỹ, để tạo được công trình có hình thức kiến trúc đẹp, hài hoà với không gian cảnh quan chung của khu đô thị và cần thực hiện tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc công trình theo quy định của Luật Kiến trúc” - quyết định của UBND TP Hà Nội nêu rõ. 

Được biết, dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (có tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) được thực hiện trên địa giới hành chính của các phường Xuân La (quận Tây Hồ), Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), Xuân Tảo và Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm), Hà Nội.

Tổng vốn đầu tư của dự án là hơn 30.000 tỷ đồng, tương đương 1.322 tỷ USD, trong đó vốn góp thực hiện dự án là 4.565,6 tỷ đồng, tương đương 198,3 triệu USD, còn lại là vốn huy động.

Diện tích đất do Công ty TNHH Phát triển THT (Công ty THT) thực hiện đầu tư xây dựng khoảng 161,19ha, quy mô dân số 24.300 người. 

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, năm 2019, UBND TP Hà Nội đã cho phép Công ty THT chuyển nhượng dự án tại hai lô đất D1-CC1 và D1-CC3. 

Không chỉ chuyển nhượng lô đất trên, tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Công ty THT đã chuyển nhượng gần 20 lô đất cho các nhà đầu tư thứ cấp.

Cụ thể: Lô A1-TT1, H4-HH1, H3-TH1, H3-TH2, H3-NT1, H2-CC1. H2-CC2, H5-CC1, B1-CC3, B2-CC1, B2-CC2, B3-CC1, B3-CC2, C1-CC1, B2-CC4, B1-CC1-2, B2-CC3.

Cách đây vài tháng, Hà Nội chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư thực hiện dự án Tổ hợp không gian sáng tạo CMC tại Hà Nội – CMC Creative Space Hanoi tại ô đất B2-CC3 thuộc dự án khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây.

Theo quyết định, chủ đầu tư của dự án sẽ chuyển từ Công ty THT sang Công ty CP Tập đoàn Công nghệ CMC. 

Dự án Tổ hợp không gian sáng tạo CMC Creative Space Hanoi được chuyển nhượng có tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.789 tỷ đồng. Quy mô diện tích dự án là 1,13ha, tầng cao 23 tầng.

Liên quan đến ô đất B3-CC2, cuối tháng 12/2020, Công ty THT và Công ty CP Taseco Invest tổ chức lễ ký kết chuyển nhượng dự án thành phần có tên thương mại là Tổ hợp khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại và dịch vụ cao cấp – Landmark 55 tại khu đô thị Tây Hồ Tây với tổng diện tích 23.600m2.

Theo giới thiệu, đây là toà nhà cao tầng thứ ba của Hà Nội chỉ sau Keangnam Landmark Tower 72 tầng và Lotte Center Hà Nội 65 tầng.

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch siêu dự án Tây Hồ TâyNhiều ô đất thuộc dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây (tên thương mại Starlake Tây Hồ Tây) do Công ty TNHH Phát triển Tây Hồ Tây làm chủ đầu tư được điều chỉnh quy hoạch trong tháng 9 vừa qua.">

Vì sao cần thi tuyển kiến trúc cao ốc trung tâm siêu dự án Tây Hồ Tây

Bà ngoại 60 tuổi đưa cháu gái phượt xe máy dọc cung đường biển đẹp nhất Việt Nam

Nhận định, soi kèo Chengdu Rongcheng vs Yunnan Yukun, 18h35 ngày 16/4: Bắt nạt tân binh

one-touch-1-1-1.jpg
OneTouch là 1 trong 2 nền tảng học trực tuyến mở đại trà được Bộ TT&TT công nhận đạt tiêu chí nền tảng số tiềm năng trở thành nền tảng số quốc gia. (Ảnh: T.Hiền)

Nền tảng MOOCs cũng đã được đưa vào danh mục nền tảng quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Tính đến tháng 12/2023, 2 nền tảng học trực tuyến mở đại trà gồm OneTouch của VTC và MobiEdu của MobiFone đã được Bộ TT&TT công nhận đạt tiêu chí nền tảng số tiềm năng trở thành nền tảng số quốc gia.

Theo báo cáo chuyển đổi số quốc gia năm 2023, qua 2 nền tảng OneTouch và MobiEdu, Bộ TT&TT đã chủ trì tổ chức 60 khóa học về chuyển đổi số cho 305.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan nhà nước; 20 khóa phổ cập kỹ năng số cho người dân với 23 triệu lượt người truy cập học trên các nền tảng; 2 khóa tập huấn cho thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng.

Bộ TT&TT cũng đã hỗ trợ 11 bộ, ngành và 43 địa phương sử dụng miễn phí nền tảng MOOCs để triển khai đào tạo kiến thức, kỹ năng số cho các đối tượng người học tại địa phương. Theo thống kê, năm vừa qua, các bộ, ngành, địa phương đã sử dụng nền tảng do Bộ TT&TT hỗ trợ để tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn cho hơn 140.000 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Mô hình đào tạo trực tuyến mang nét riêng của Thừa Thiên Huế

Theo đơn vị phát triển nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch, để tham gia các khóa học trực tuyến trên nền tảng này, học viên cần đăng ký tài khoản hoặc các địa phương có thể tự lập danh sách và kết nối với đơn vị vận hành nền tảng để tạo tài khoản cho các cá nhân. Và dù sử dụng hình thức nào, người học cũng cần khai báo nhiều trường thông tin gây mất thời gian, thậm chí có trường hợp không thao tác đúng, khai báo chưa chính xác sẽ không thể tạo tài khoản thành công.

Từ đặc thù riêng của Thừa Thiên Huế với ứng dụng Hue-S đã được phổ biến rộng rãi đến hầu hết người dân trên địa bàn, tại buổi làm việc ngày 21/4/2023, Bộ TT&TT và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống nhất triển khai, hoàn thiện chương trình bồi dưỡng và đánh giá kỹ năng số cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh qua nền tảng học trực tuyến mở đại trà và tích hợp vào ứng dụng Hue-S.

Yêu cầu trên đã được VTC, đơn vị phát triển nền tảng OneTouch phối hợp cùng Sở TT&TT Thừa Thiên Huế trực tiếp thực hiện. Từ ngày 20/12/2023, thay vì phải đăng ký tài khoản trên nền tảng OneTouch, những người dân Huế đã cài Hue-S đều có thể dễ dàng tham gia các khóa học kỹ năng số ngay trên ứng dụng này.

W-hoc-truc-tuyen-tren-hue-s-1-1.jpg
Tính năng học trực tuyến trên Hue-S đang cung cấp 4 khóa học theo phương châm ‘cầm tay chỉ việc’, trong đó có khóa "Kỹ năng làm chủ điện thoại thông minh". (Ảnh: V.Sỹ)

Kết quả là, chỉ sau 10 ngày triển khai, đã có hơn 20.000 người dân Huế tham gia học tập kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số thông qua hình thức học tập trực tuyến, với OneTouch được tích hợp trên ứng dụng Hue-S.

Trao đổi với VietNamNet, Sở TT&TT Thừa Thiên Huế cho biết, ngoài việc tạo thuận tiện cho người học khi tích hợp, cộng hưởng được thế mạnh của nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch và ứng dụng chuyển đổi số đặc thù của địa phương Hue-S, thành công bước đầu kể trên còn đến từ khâu phối hợp xây dựng nội dung, tài liệu và tổ chức các khóa bồi dưỡng.

Quá trình triển khai các khóa bồi dưỡng, Sở TT&TT Thừa Thiên Huế và đơn vị vận hành nền tảng One Touch cũng luôn đồng hành, giải đáp các thắc mắc của người học để hiệu quả học tập đạt mức cao nhất, từ đó góp phần nâng cao năng lực nguồn nhân lực, tăng xếp hạng chỉ số DTI của địa phương, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đại diện đơn vị vận hành nền tảng OneTouch cho rằng, việc tích hợp nền tảng học trực tuyến vào ứng dụng Hue-S sẽ tạo hiệu quả lâu dài, góp phần từng bước hình thành thói quen học tập, nghiên cứu tài liệu trực tuyến cho người dân địa phương.

Mặt khác, từ việc phân loại các nhóm đối tượng qua các trường thông tin có sẵn trên Hue-S, Thừa Thiên Huế sẽ thuận tiện hơn trong việc đưa ra định hướng bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kỹ năng số phù hợp cho từng nhóm người học. Mục tiêu hướng tới là tất cả người dân, tùy vào khả năng của mình có thể đồng hành cùng chính quyền trong công cuộc chuyển đổi số.

Quá trình triển khai các khóa học, Sở TT&TT Thừa Thiên Huế và đơn vị vận hành nền tảng One Touch cũng luôn đồng hành, giải đáp các thắc mắc của người học để hiệu quả học tập đạt mức cao nhất, từ đó góp phần nâng cao năng lực nguồn nhân lực, tăng xếp hạng chỉ số DTI của địa phương, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế.

Từ mô hình phổ cập kỹ năng số đang được Thừa Thiên Huế triển khai, những địa phương đã có ứng dụng riêng có thể xem xét áp dụng mô hình này nhằm đổi mới cách thức bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, thành phố mình. Thành công bước đầu của Thừa Thiên Huế trong đào tạo trực tuyến cũng củng cố thêm niềm tin cho các địa phương khác vào cách tiếp cận mới trong hành trình xây dựng lực lượng công dân số.

">

Cách làm khác biệt giúp Huế phổ cập nhanh kỹ năng số cho người dân

Từ thịt, da, mỡ, đến nội tạng, mỏ của vịt… đều biến thành những món ăn ngon nức tiếng ở Nam Kinh, Trung Quốc.

{keywords}

Miến tiết vịt:Tiết luộc được cắt thành những miếng vuông mịn mượt, ăn cùng miến và nước dùng với hạt tiêu, rau mùi cùng nội tạng vịt.

{keywords}

Vịt muối:Vịt muối ngon nhất là khi thịt vẫn có màu hồng. Vịt được ướp trong loại nước muối đặc biệt, công thức lâu đời khiến vịt có vị ngon khó quên. Vịt muối ăn lúc nguội, rất ngon khi có rượu uống kèm.

{keywords}

Bánh vừng mỡ vịt: Ở Nam Kinh, mỡ vịt được dùng để làm một loại bánh đặc biệt. Món ăn vặt truyền thống này thường được ăn vào bữa sáng. Bánh được thoa một lớp mỡ vịt khiến bánh có hương vị thơm ngon cùng lớp vừng hấp dẫn. Bánh được nướng theo từng mẻ, được bán ở Phu Tử Miếu, một quần thể đền Khổng Tử nằm bên bờ sông Tần Hoài. Đây cũng là khu chợ mua sắm và ăn uống nổi tiếng.

{keywords}

Vịt quay Nam Kinh:Tương truyền hoàng đế triều Minh Chu Đệ mang theo những đầu bếp yêu thích của mình ở Nam Kinh, khi dời kinh thành về Bắc Kinh, và vì thế món vịt quay cũng “di cư” theo. Vịt quay ăn với cơm, vịt có lớp da giòn óng ả và thịt rất mềm khiến nó có vị ngon vượt trội.

{keywords}

Xíu mại vịt:Món này có lớp vỏ được làm bằng bột gạo nếp, nhân có thịt vịt, hạt thông khiến nó có hương vị hấp dẫn đặc biệt. Xíu mại vịt không ăn cùng nước dùng như các loại dumpling hấp khác.

{keywords}

Sủi cảo vịt: Món này ăn kèm nước dùng, vị ngọt ngào tinh tế của da vịt, thịt vịt khiến món sủi cảo ngon hơn hẳn so với khi làm bằng thịt lợn.

{keywords}

Mỏ vịt: Món ăn có kết cấu giống cá mực, nhưng cứng hơn.

{keywords}

Tim vịt xiên que:Đây là món ăn đường phố phổ biến. Mỗi xiên tim vịt có giá rất rẻ, chưa tới 1 USD.

Xem thêm: món ăn ngon, món ngon mỗi ngày

(Theo Zing)

">

8 món vịt ngon nhìn là thèm ở Nam Kinh

Nhiều thuốc ung thư không được BHYT thanh toán, người bệnh đã khó càng khó hơn

友情链接