Bà An năm nay đã 85 tuổi. Quán chè Thái,ánkemxôichèTháinămđôngkháchcủacụbàUởHàNộxep hang vleague 2024 kem xôi đã đi cùng bà qua nửa đời người, “từ lúc tóc còn xanh tới khi mái đầu bạc trắng”. Hơn 40 năm qua, bà cứ cần mẫn với nồi chè, mẹt xôi, thùng kem… phục vụ nhiều thế hệ thực khách.
"Nhiều cô, chú là khách của tôi từ lúc học trò, tới ăn kem giá vài đồng. Bây giờ quay lại, họ dẫn cả gia đình, có con, cháu tới ăn”, bà An kể.
Ở tuổi U90, bà An hàng ngày vẫn cần mẫn làm kem xôi, chè Thái phục vụ thực khách. Ảnh: Kim Ngân
Nằm trong khu tập thể Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội), quán kem xôi - chè Thái Lan của bà An rất đơn giản, có phần cũ kỹ nhưng khá rộng và thoáng. Bàn ghế được sắp xếp gọn gàng. Thực khách ngồi ăn ở đây có thể ngắm con đường Kim Mã phía trên.
Trước đây, quán nằm trên phố Phan Chu Trinh, từng được xem là quán chè Thái đầu tiên tại Hà Nội, thu hút rất đông thực khách.
Theo lời kể của bà An, bà sinh ra và lớn lên tại Udon Thani (Thái Lan). Năm 1985, bà đem công thức từ xứ sở chùa Vàng sang và mở quán chè mưu sinh. Ban đầu, quán có nhiều loại chè khác nhau nhưng giờ, gia đình chỉ tập trung vào chè Thái, kem xôi và bánh chín tầng mây.
Quán chỉ bán ba món là kem xôi, chè Thái và bánh chín tầng mây. Ảnh: Kim Ngân
Kem xôi ở đây mang hương vị truyền thống của ẩm thực Thái Lan, không biến tấu như nhiều nơi.
Hạt xôi dẻo, thơm mùi gạo hoà quyện hương lá nếp. Kem tươi vị vani do gia đình bà An tự làm để không quá ngọt hay quá nhạt. Kem mềm mịn, không bị dăm đá. Ăn kèm kem xôi là dừa sấy giòn tan. Dừa sấy có chút vị mặn, giúp cân bằng vị ngọt của kem.
Phần xôi được nấu rất khéo để mềm, thơm, không nát cũng không khô. Ảnh: Kim Ngân
Khi được hỏi về bí quyết làm nên món kem xôi hợp khẩu vị với nhiều thực khách, bà An chỉ cười: “Tôi cũng không có bí quyết đặc biệt gì, chỉ làm theo kinh nghiệm. Một nồi xôi ngon thì gạo phải thật thơm, thật dẻo.
Mình phải biết cách chọn gạo, ngâm gạo, đồ xôi như thế nào để hạt xôi vẫn giữ được độ tròn, không bị nát cũng không bị khô, lên màu xanh đẹp mắt. Kem phải tươi mới, ngọt vừa thì khách mới thích, khách mới quay lại”.
Mỗi bát kem xôi có giá 20.000 đồng. Ảnh: Kim Ngân
Những quả dừa được bà An chọn lựa kỹ dựa vào nhiều năm kinh nghiệm. Sau khi nạo, phần cùi dừa được rửa sạch, phơi sấy và tẩm ướp theo công thức riêng biệt. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công nên mỗi ngày bà chỉ làm đủ để phục vụ khách đến ăn.
Xôi được tạo màu tự nhiên từ lá nếp xanh xay nhuyễn. Do đó, đôi khi xôi vẫn dính vụn lá li ti. Bà An nhiều lần phải giải thích với khách rằng không phải xôi bị hỏng.
Ngoài kem xôi, món chè Thái ở đây cũng được nhiều thực khách yêu thích.
Không cầu kỳ, nhiều nguyên liệu như các quán khác, chè Thái ở quán bà An có phần đơn giản hơn, chỉ có đậu xanh xay nhuyễn, hạt sago, dừa tươi, nước cốt dừa, các sợi thạch "con giun", hay từng viên bột "con sò". Hương vị chè ngọt nhẹ, thanh mát.
Quán có bánh 9 tầng mây cũng đáng thưởng thức, có giá 5.000 đồng/miếng. Ảnh: Kim Ngân
Anh Việt Anh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã gắn bó với quán kem xôi này suốt 6-7 năm qua. "Điều khiến tôi ấn tượng nhất là kem xôi ở đây vẫn giữ hương vị truyền thống, không ngọt gắt, gây khó chịu.
Hạt xôi dẻo, thơm, lớp kem mềm mịn, béo và dừa khô tự làm rất giòn, không giống loại dừa làm sẵn. Mọi thứ hòa quyện với nhau", nam thực khách cho biết.
Anh Việt Anh là khách quen tại quán. Ảnh: Kim Ngân
Trong chuyến du lịch Hà Nội, chị Thùy Trang (TPHCM) và bạn tìm tới quán bà An - một địa chỉ được nhiều người khen ngợi. "Tôi biết tới quán qua một số bài viết trên mạng xã hội. Đây là lần đầu tôi ăn kem xôi nhưng tôi thực sự bất ngờ trước hương vị của nó.
Món ăn có sự kết hợp hài hòa giữa những hạt xôi dẻo, kem vani thơm thơm, béo ngậy và phần dừa sấy mặn nhẹ. Ăn món này trong tiết trời se se của Hà Nội càng thú vị”, nữ du khách Thùy Trang hào hứng chia sẻ.
Chị Thùy Trang ấn tượng với món kem xôi ngay lần đầu thưởng thức. Ảnh: Kim Ngân
Hiện bà An đã giao quán cho con gái tiếp quản nhưng hàng ngày, bà vẫn ở quán từ sáng tới 15h để "đỡ nhớ nghề, nhớ khách". "Ngày nào tôi cũng ra quán bán hàng, ngồi không ở nhà mãi, không có việc gì làm thì thấy bứt rứt, tay chân chẳng chịu yên”.
Quán nhỏ nhưng lượng khách ổn định. Ảnh: Kim Ngân
Quán thường đông khách vào các khoảng thời gian: 12h-13h, 16h-17h và 19h-20h. Thông thường, quán mở cửa từ 10h30 đến 21h30.
Món kem xôi, chè Thái của quán được nhận xét tích cực trên các ứng dụng ẩm thực. Tuy nhiên, một số thực khách đánh giá phần ăn khá ít so với mức giá, thái độ nhân viên của quán đôi khi không niềm nở. Ảnh: Kim NgânMón chè Hà Nội giá bằng hai bát phở vẫn nườm nượp kháchQuán chè 30 năm tuổi tại Trần Hưng Đạo (Hà Nội) của gia đình bà Dung nổi tiếng đắt đỏ. Thực đơn của quán có hơn 70 món chè, cốc rẻ nhất là 60.000 đồng, đắt nhất là 90.000 đồng.
Một quý cô khác cũng thích thú kết hợp các món đồ thời thượng với tông màu đen kinh điển. Váy không tay thiết kế xẻ cao bất đối xứng kết hợp cùng dép quai ngang đế cao và kính đen to bản ấn tượng, tất cả đều nguyên một màu đen nhưng lại có sắc thái vô cùng nổi bật.
Quý cô không quên chọn clutch đen thiết kế pha màu nổi bật giúp set đồ thêm cá tính và thu hút.
Một set đồ không cầu kỳ, mang vẻ hiện đại mà vẫn nữ tính trong street style tuần này. Quý cô đã chọn áo t-shirt đơn giản kết hợp với chân váy midi ghi xám cạp cao, thêm điểm nhấn thắt đai tôn vòng eo nhỏ gọn bắt mắt hơn.
Cô còn kết hợp với giày gót thô sắc xanh bạc hà dịu mát, để tổng thể như sáng bừng mà không bị lạc điệu so với tông trầm lạnh của áo quần.
Một set đồ trắng đen đúng mực, đẹp nữ tính chuẩn chất công sở, nhưng lại mang nét đẹp thanh nhã và cuốn hút. Quý cô chọn áo peplum trắng nhấn nhá thêm chuỗi vòng bắt mắt, áo được mix với quần tây đen không quá ôm để tạo sự mềm mại nhẹ nhàng. Bộ đồ thêm phần sang trọng khi quý cô bước đi trên một đôi giày mũi nhọn đen gót vàng.
Còn quý cô này lại chọn set đồ mang dáng vẻ nữ tính, thanh lịch nhưng cũng không kém vẻ sang trọng lôi cuốn. Trong sắc hồng của hoa mẫu đơn chiếc chân váy cạp có đai đi kèm với áo voan, cách sơ vin nửa vạt đã tạo nên sức cuốn hút đặc biệt cho quý cô.
Chưa kể, hoa tai ngọc trai dáng dài càng tôn lên nét sang trọng và thời thượng cho bộ đồ dạo phố mà quý cô đã chọn lựa.
Trong bộ đầm trắng không tay đơn giản, quý cô Sài Thành tỏa sáng dưới ánh nắng vàng ngọt của tiết trời phương nam.
Kiểu dáng váy suông với gấu váy điểm thêm chi tiết xòe nhẹ kiểu đuôi cá cùng hàng cúc bọc vải to tròn càng tôn vẻ nữ tính, bay bổng cho người mặc.
Nhạc sĩ Phú Quang sau khi xem xong hết buổi hoà nhạc đã thốt lên rằng "Đây mới là điều còn mãi". Theo nhạc sĩ, Ban tổ chức đã chọn những tác phẩm cực kỳ xuất sắc mang đến những món ăn tinh thần đầy màu sắc cho khán giả. "Người chọn những tác phẩm đưa vào Điều còn mãi năm nay, tôi tin chắc rằng họ là những người rất có đầu óc. Tôi thích cách sắp xếp tác phẩm nào trước, tác phẩm này sau ở chương trình này để tạo cho khán giả món ăn tinh thần không nhàm chán. Phải chọn những bài mà khán giả mong muốn chứ không phải chọn những bài mà mình thích", nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương
Nếu nói về ý tưởng của chương trình thì nhiều chương trình khác cũng đang diễn ra cũng đã làm. Tuy nhiên, để những bài hát đi cùng năm tháng như thế được vang lên trong một không gian sang trọng, lại hát với dàn nhạc thì chỉ có "Điều còn mãi". Sau khi xem xong chương trình, tôi thấy rằng chương trình khá sạch sẽ, việc chọn những bài hát vào chương trình thể hiện được công sức và đầu tư thời gian chọn lựa rất kỹ càng. Những bài hát như Điều còn mãi chọn, đáng được vang vang lên thường xuyên như nhắc nhớ chúng ta về một "Điều còn mãi".
Nhạc sĩ Hoàng Vân (áo kẻ) cùng phu nhân đã không ngừng vỗ tay tán thưởng mỗi khi các nghệ sĩ chơi xong tác phẩm
Nhạc sĩ Hoàng Vân
Các bạn đã lựa chọn các bài hát đưa vào chương trình rất có ý nghĩa. Tôi muốn nói thật nhiều nhưng sức khỏe không cho phép. Cố gắng lắm tôi mới đi được tới buổi biểu diễn này bởi tôi không muốn bỏ qua cơ hội được thưởng thức những tác phẩm đỉnh cao. Tôi cũng muốn xem những ca sĩ mới, họ thổi một luồng gió mới cho những tác phẩm đi cùng năm tháng như thế nào. Tôi cũng rất vui mừng bài "Quảng bình quê ta ơi" do tôi sáng tác, dù đã được hát rất nhiều nhưng chưa bao giờ, nó lại được vang lên cùng dàn nhạc. Bấy lâu nay người ta hát Quảng Bình quê ta ơi như là bài ca về một vùng quê nào đó, nhưng hôm nay, nó được vang lên tại "Điều còn mãi", nó đã trở thành ca khúc của dân tộc rồi.
Nhà báo, nhà thơ Hữu Việt
Mỗi một năm tổ chức "Điều còn mãi" lại mang một luồng gió mới tới cho người nghe. Nó đã vượt qua được sự kinh điển của các tác phẩm để tiếpcận cuộc sống, khán giả hơn. Cùng là chủ đề tình yêu quê hương, đất nước trong khi những tác phẩm khí nhạc đã tiếp cận được với những cảm xúc cho người nghe hiểu hơn về đất nước, dân tộc, những giá trị văn hóa dân gian tiếp thì phần thanh nhạc là bài ca lưu giữ ký ức của mỗi người Việt Nam như thế hệ chúng tôi, dưới sự thể hiện của mới những ca sĩ mới như Thành Lê, Hồng Vy lại mang lại sắc thái hoàn toàn mới. Nó thực sự đã chinh phục được cả khán giả của thế hệ chúng tôi và khán giả trẻ thế hệ ngày hôm nay.
Ca sĩ Thành Lê
Ca sĩ Lê Trinh
Đây là lần đầu tiên tôi được có mặt tại Nhà hát Lớn để thưởng thức những ca khúc tuyệt vời của "Điều còn mãi". Những năm trước tôi có theo dõi nhưng chỉ là trên tivi thôi. Tôi thật sự xúc động khi xem chương trình này. Nó làm cho người trẻ như tôi hiểu hơn, yêu hơn, tự hào hơn về những mất mát đau thương nhưng mang lại đầy vinh quang cho dân tộc. Thật vinh dự và tự hào biết bao khi các ca sĩ được đứng trên sân khấu này, ở thời khắc thiêng liêng của đất trời Việt Nam, cất lên những tiếng hát ngợi ca Tổ quốc. Rất tiếc rằng, dòng nhạc tôi đang theo đuổi khó có thể khiến tôi được chọn hát ở "Điều còn mãi", nhưng biết đâu đó, nếu tôi được mời, đó là niềm vinh dự lớn lao đối với tôi. Và đó là động lực để ca sĩ trẻ như tôi phấn đấu.
T.Lê
" alt="Cơ hội thưởng thức những tác phẩm đỉnh cao" />