Nhận định, soi kèo Etar vs Lokomotiv GO, 20h30 ngày 23/3: Tin vào cửa trên
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Shimizu S
Hoàng tử Harry và Meghan. Mọi chuyện đau đớn quá, nàng nói.
Chuyện gì?
Bị căm ghét đến thế này – vì cái gì chứ?
Em đã làm gì? Nàng hỏi. Nàng thực sự muốn biết. Nàng đã phạm phải tội lỗi tày đình nào mà phải chịu bị đối xử thế này?
Em chỉ muốn nỗi đau này dừng lại, nàng nói. Không chỉ cho nàng, mà còn cho tất cả mọi người. Cho tôi, cho mẹ nàng. Nhưng nàng không thể ngăn mọi chuyện, thế là nàng quyết định mình sẽ biến mất.
Biến mất ư?
Nàng nói, không có em, báo chí sẽ bỏ đi, rồi anh sẽ không phải sống thế này nữa. Đứa con chưa sinh của chúng ta sẽ không bao giờ phải sống thế này.
Mọi chuyện rõ ràng rồi, nàng cứ nói thế mãi, quá rõ ràng. Chỉ cần ngưng thở. Ngưng tồn tại. Chuyện này xảy ra là vì em đang tồn tại.
Tôi cầu xin nàng đừng nói như thế. Tôi hứa rằng chúng tôi sẽ vượt qua, chúng tôi sẽ tìm ra cách. Trong lúc đó, chúng tôi sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ mà nàng cần.
Tôi cầu khẩn nàng hãy mạnh mẽ lên, bám trụ lại.
Điều không thể tin nổi là, ngay trong lúc đang an ủi vợ, đang ôm nàng, tôi vẫn không thể hoàn toàn ngừng nghĩ như một người hoàng tộc chết tiệt. Tối hôm đó, chúng tôi có một sự kiện Sentebale1 ở Hội trường Hoàng gia Albert, và tôi đã không ngừng nhắc mình: Chúng ta không thể đến muộn. Chúng ta không thể đến muộn. Họ sẽ lột da chúng ta mất! Và họ sẽ đổ tội cho em.
Dần dần, hết sức chậm chạp, tôi nhận ra rằng việc chậm trễ là vấn đề nhỏ nhất của chúng tôi.
Tôi khuyên nàng bỏ qua sự kiện, tất nhiên rồi. Tôi cần phải đi, xuất hiện chóng vánh thôi, nhưng tôi sẽ về nhà thật sớm.
Không, nàng khăng khăng, nàng không tin mình có thể ở nhà một mình, thậm chí là chỉ trong vòng một giờ, với những suy nghĩ đen tối như thế.
Vì thế chúng tôi đóng bộ cánh đẹp nhất, nàng tô son môi thật đậm để thu hút sự chú ý khỏi cặp mắt đỏ ngầu của mình và chúng tôi ra ngoài.
Chiếc xe đỗ lại bên ngoài Hội trường Hoàng gia Albert, chúng tôi bước vào vùng ánh đèn xanh nhấp nháy của đội cảnh sát hộ tống và ánh đèn trắng loá mắt từ những ống kính đèn chớp của báo chí, Meg vươn tay tìm tay tôi. Nàng siết nó thật chặt. Khi chúng tôi đã vào trong, nàng thậm chí càng siết chặt tay tôi hơn nữa. Tôi bị choáng vì sức mạnh của cái siết tay ấy. Nàng đang cố bám víu, tôi nghĩ. Thế còn tốt hơn là buông tay.
Nhưng khi chúng tôi đã yên vị trong khoang hoàng gia, đèn đã dịu xuống, nàng buông xuôi cảm xúc của mình. Nàng không thể kìm nước mắt được nữa. Nàng lặng lẽ khóc.
Nhạc nổi lên, chúng tôi quay ra và đối diện với đám đông. Chúng tôi đã trải qua toàn bộ buổi biểu diễn ấy (đoàn xiếc Cirque du Soleil) để siết chặt tay nhau, tôi không ngừng thì thầm hứa hẹn:
Tin anh đi. Anh sẽ bảo vệ em.
(Trích sách 'Kẻ dự bị', BachvietBooks phát hành)
Cuốn hồi ký gây tranh cãi của Hoàng tử Harry đã có mặt tại Việt NamHồi ký 'Spare – Kẻ dự bị' của Hoàng tử Harry được Bách Việt Books mua bản quyền và đã phát hành tại Việt Nam." alt="Hồi ký Hoàng tử Harry: Meghan từng muốn chết" />
Sau thời gian dài sống cảnh gà trống nuôi con, anh Ron lên truyền hình tìm vợ mới. Anh Ron lấy vợ năm 2007, đến năm 2018 thì ly hôn. Theo quyết định của tòa án, con trai lớn sống với bố, còn con trai nhỏ sống với mẹ. Thế nhưng, vợ cũ của anh Ron đi làm ăn xa, gửi con cho ngoại chăm sóc. Thương con trai nhỏ, anh Ron rước về nhà sống chung.
Về lý do hôn nhân tan vỡ, anh Ron chia sẻ: “Chuyện cũng dài nhưng trong đó cũng có một phần lỗi của tôi. Tôi tổn thương cô ấy thì cô ấy làm tổn thương gia đình. Đến một lúc tất cả nguội lạnh, cả hai đồng ý chia tay”.
Anh Ron thừa nhận việc lấy vợ cho có với người ta của mình chính là nguyên nhân khiến vợ cũ tổn thương. Trong thời gian sống chung, anh có suy nghĩ không tích cực dù công việc ổn định, nhà cửa đàng hoàng. Thái độ tiêu cực của anh làm người vợ cũ cảm thấy bất an, sống không thoải mái.
Bố đơn thân thẳng thắn nhận sai và cũng rút ra được một số kinh nghiệm trong hôn nhân. Sau khi suy nghĩ kỹ, anh quyết định nhờ ông mai bà mối tìm một nửa phù hợp để xây dựng mái ấm mới.
Chị Nhung từng đổ vỡ hôn nhân, dành nhiều năm một mình nuôi con lớn. Trước sự cởi mở của đối phương, chị Nhung dễ dàng mở lòng, chia sẻ về hoàn cảnh của mình. Chị cũng có một đời chồng và hai người con. Con lớn đã lập gia đình, con nhỏ đang học đại học năm cuối. Chị làm giáo viên, thu nhập ổn định, có nhà riêng.
Đề nghị bạn gái yêu xa
Trước khi đăng ký tham gia Bạn muốn hẹn hò, anh Ron và chị Nhung đều dành hết tâm tư tình cảm, vun vén cho các con. Khi tuổi không còn trẻ nữa, cả hai mới nghĩ đến chuyện đi tìm hạnh phúc mới cho riêng mình.
Tâm sự này của hai người khiến ông mai bà mối và cả trường quay xúc động. Mọi người tích cực “đẩy thuyền” mong cả hai cho nhau cơ hội tìm hiểu.
Anh Ron chủ động đề nghị chị Nhung cho cơ hội tìm hiểu. Nói về tiêu chuẩn chọn bạn đời, anh Ron chỉ hy vọng người mới không nhiều lời, tránh xa thị phi, nói việc gì cũng phải biết lợi hay hại. Trong khi đó, chị Nhung cần một người đàn ông biết chia sẻ, quan tâm. Bởi, tính chị vốn nhút nhát và dễ tủi thân, mủi lòng.
Bạn thân của chị Nhung cũng góp thêm lời: “Nhung là người phụ nữ của gia đình, tinh tế và ấm áp. Tôi thấy anh Ron thật thà, biết rút kinh nghiệm từ cuộc hôn nhân cũ. Cả hai rất phù hợp nên có thể mở lòng cho nhau cơ hội”.
Để nhà gái an tâm, anh Ron khẳng định mình đủ khả năng lo lắng cho vợ mới, thậm chí có thể sinh thêm con.
Khi hàng rào hoa mở ra, anh Ron và chị Nhung e thẹn nhìn nhau. Anh chủ động đứng dậy, lấy quà tặng cho bạn gái. Chị Nhung cũng gửi lại anh món quà được chuẩn bị trước.
Mặc dù, cả hai có nhiều điểm tương đồng và phù hợp nhưng chị Nhung đắn đo về khoảng cách địa lý. Anh Ron làm việc ở Bình Định, còn chị đi dạy ở Đắk Lắk. Cả hai khó có thể bỏ việc làm để về sống chung một nhà.
Cả hai quyết định bấm nút chọn hẹn hò. Hiểu được nỗi lo của chị Nhung, anh Ron đề nghị cả hai yêu xa. Anh nói: “Con anh còn nhỏ cũng cần sự chăm sóc, chỗ ở hiện nay cũng là chỗ làm ra tiền. Nghề của anh có thể dời chỗ khác được nhưng lên cao nguyên thì hơi khó.
Tuy nhiên, nếu mình cảm thấy thích nhau, có thể cùng nuôi dưỡng mối quan hệ này thì tạo điều kiện thời gian để gần nhau. Tương lai vẫn còn phía trước, chúng mình cùng lên kế hoạch thực hiện”.
Lời đề nghị chân thành của ông bố đơn thân chạm đến trái tim của nữ giáo viên lẻ bóng. Cuối chương trình, cả hai quyết định mở lòng, cho nhau cơ hội và sẵn sàng đón nhận tình yêu mới.
Gặp đối tượng 'xem mắt', chàng trai bật khóc nhắc đến người yêu cũ
Sau thất bại mối tình đầu, chàng trai 30 tuổi tham gia chương trình hẹn hò để tìm bạn gái mới. Nhắc về kỷ niệm với người yêu cũ, anh xúc động rơi lệ." alt="Bạn muốn hẹn hò tập 880: Cặp bố mẹ đơn thân yêu xa, cho cơ hội tìm hạnh phúc mới" />Nhà lý luận phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp (Ảnh: Hoàng Hà). Nhà văn, liệt sĩ Nguyễn Thi từng có quan niệm giản dị nhưng sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của các thế hệ: “Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại đổ về một biển mà biển thì rộng lắm”, “rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.
Nếu Nguyễn Thi còn sống, tôi tin ông sẽ là một trong những nhà văn lão thành có mặt hôm nay để nói với chúng ta về một thời đại hào hùng mà ông và nhiều nhà văn khác đã sống và viết. Tất nhiên, câu chuyện của Nguyễn Thi không bó hẹp trong phạm vi của một gia đình mà rộng hơn là đóng góp của mỗi thế hệ cho dân tộc và nhân loại.
Chuyện nhà, chuyện đời suy cho cùng cũng là chuyện của văn chương, nghệ thuật. Mỗi thế hệ nhà văn, bằng tài năng, tâm huyết của mình sẽ góp phần tạo nên sự giàu có và trường cửu của một nền văn học. Vì thế, việc ghi nhận, tôn vinh đóng góp của mỗi thế hệ nhà văn, đặc biệt là các nhà văn lão thành là một ứng xử thấm đầy tính nhân văn, phù hợp với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của văn hoá Việt.
Hầu hết các nhà văn lão thành là những người được sinh ra và trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Trong số họ, nhiều người từng trực tiếp cầm súng chiến đấu, có mặt ở nhiều chiến trường ác liệt, thường xuyên đối mặt với đạn bom, cái chết. Từ thực tiễn sinh động của cách mạng và kháng chiến, họ viết nên nhiều tác phẩm gây được sự chú ý của công chúng nghệ thuật.
Đóng góp nổi bật nhất của các nhà văn lão thành là họ đã cùng những nhà văn của thế hệ mình tạo nên một thời đại văn học mới khác hẳn văn học trước 1945, cả về quan niệm và thi pháp nghệ thuật. Niềm cảm hứng bao trùm trong sáng tác của họ là ngợi ca vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam trong những thời khắc hào hùng nhất của lịch sử. Nhân vật trung tâm trong văn học kháng chiến là quần chúng nhân dân lao động vươn lên làm chủ cuộc đời mới, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Vẻ đẹp ấy được thể hiện sinh động trong tác phẩm của nhiều nhà văn lão thành, trong đó, đáng chú ý là Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc xuất hiện ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc, Sống như anh của Trần Đình Vân xuất hiện vào thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn cực kỳ ác liệt.
Về bản chất, lão thành là tên gọi mang ý nghĩa tôn xưng khi nói đến những bậc cao niên có nhiều đóng góp cho xã hội. Ngược chiều thời gian, tôi muốn nói đến một phương diện khác liên quan đến ý niệm thời gian. Đó là việc các nhà văn lão thành từng hiện diện trong đời sống văn học nghệ thuật ngay từ khi họ còn rất trẻ. Điều đó có thể nhìn thấy rõ trong thời kỳ chống Pháp. Đến giai đoạn chống Mỹ, văn học Việt Nam lại được chứng kiến sự xuất hiện của một thế hệ trẻ đầy tài năng và khát khao sáng tạo. Về thơ, đó là Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn...
Về văn xuôi là Ma Văn Kháng, Đỗ Chu... Chính họ, vào thời điểm ấy đã đem đến cho văn học nước nhà những tiếng nói mới mẻ, tươi tắn, tràn đầy niềm lạc quan. Cùng với các thế hệ đi trước, họ góp phần hoàn chỉnh mô hình nghệ sĩ - chiến sĩ và kiến tạo diễn ngôn văn học của thời đại bằng tâm thếVóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy(Chế Lan Viên).
Trong điều kiện chiến tranh gian khổ, họ biết cách tạo dấu ấn riêng của thế hệ bằng quyết tâm và sự chân thành:
Không có sách chúng tôi làm ra sách
Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình
(Hữu Thỉnh)
Họ sẵn sàng từ giã cái cũ để thiết lập ý thức mỹ học mới:
Những tráng ca thuở trước
Còn hát trong sách thôi
Những thanh gươm yên ngựa
Giờ đã cũ mèm rồi
Bài ca của chúng tôi
Là bài ca ống cóng
(Thanh Thảo)
So với văn học chống Pháp, chất hùng ca trong văn học thời chống Mỹ được đẩy lên tầm mức rất cao. Đó là lý do vì sao tính sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này.
Ứng xử thông minh của các nhà văn thời kỳ kháng chiến là họ luôn biết tạo nên sự thống nhất hài hòa giữa chất hùng ca và chiều sâu trữ tình. Nhờ thế mà văn học phát huy được tối ca sức mạnh cảm hoá và cổ vũ: Em ơi em đất nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó san sẻ/ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên đất nước muôn đời (Nguyễn Khoa Điềm).
Chưa bao giờ các biểu tượng nghệ thuật nói về sức mạnh quật khởi, truyền thống hào hùng của dân tộc được sử dụng và tái tạo nghĩa một cách linh hoạt như văn học chống Mỹ. Đó là huyền thoại về Thánh Gióng, Lạc Long Quân và Âu Cơ, về Thạch Sanh hay miếng trầu, cây đa, bến nước, sân đình...
Tìm về với văn hóa dân tộc như nguồn dưỡng chất nội sinh, các nhà văn đã thiết lập được chiến lược giao tiếp nghệ thuật hợp lý nhằm tạo nên sự cộng hưởng to lớn giữa sáng tạo và tiếp nhận. Trong cái nhìn của họ, hệ biểu tượng này mang ý nghĩa kết nối kỳ diệu giữa hiện tại và quá khứ, và từ đó mở hướng đến tương lai.
Sau 1975, đặc biệt từ sau 1986, nhiều nhà văn lão thành vẫn tiếp tục niềm đam mê sáng tạo. Đây là giai đoạn chứng kiến những đóng góp quan trọng của các nhà văn lão thành đối với tiến trình đổi mới văn học. Cùng với sự thay đổi về điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội, mỹ học sử thi trong văn học dần chuyển sang mỹ học của cái thường ngày.
Theo đó, các nhà văn cũng dần chuyển từ “bè cao” sang “giọng trầm”, quan tâm nhiều hơn đến thân phận con người trong nhiều mối quan hệ phức tạp của đời sống thời bình. Người đọc nhận thấy Hữu Thỉnh nghiêng nhiều về phía suy tưởng, suy tư, Nguyễn Duy đổi mới thi pháp lục bát và đưa thơ về gần với lối nói “xẩm ngọng” thông minh và tinh quái, Thanh Thảo tiếp tục đẩy chất trí tuệ và cấu trúc giao hưởng theo hướng cách tân...
Trong lĩnh vực văn xuôi, cùng với những nỗ lực của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, nhà văn lão thành Ma Văn Kháng tạo ấn tượng sâu sắc với Mùa lá rụng trong vườn và nhiều tự sự mới mẻ về sự đảo lộn các giá trị trong đời sống kinh tế thị trường. Đỗ Chu vừa tiếp tục thế mạnh trữ tình vừa vươn về phía “thăm thẳm” của cõi nhân sinh và chiều sâu văn hóa ...
Những đổi mới về cảm hứng, giọng điệu nghệ thuật cũng được thể hiện trong sáng tác của các nhà thơ Vũ Quần Phương, Nguyễn Đức Mậu, Anh Ngọc, Vương Trọng... Bên cạnh những cây bút đã khẳng định được tài năng trong thời kỳ kháng chiến là những cây bút ngày càng khẳng định được vị thế trong đời sống văn học đương đại như Lê Minh Khuê, Trung Trung Đỉnh, Bảo Ninh, Trần Nhuận Minh... Ở họ, tinh thần nhập cuộc luôn song hành với khát vọng đổi mới. Những nỗ lực không mệt mỏi và sự hiện diện của họ trên từng trang sách là minh chứng sinh động nhất về việc các nhà văn lão thành luôn đồng hành với các thế hệ nhà văn sinh ra và trưởng thành sau 1975.
Nói đến các nhà văn lão thành không thể không kể đến đóng góp của các nhà lý luận, phê bình văn học. Đó là những nhà lý luận, phê bình giàu kinh nghiệm, gắn bó với đời sống văn học từ thập kỷ 60 - 80 của thế kỷ trước như Hà Minh Đức, Phong Lê, Phương Lựu, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Ngô Thảo, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Tra, Mã Giang Lân, Nguyễn Ngọc Thiện...
Trước những yêu cầu mới của đời sống văn học, họ luôn có ý thức bám sát thực tiễn, mở rộng hệ quy chiếu, đánh giá các giá trị văn học từ tầm nhìn nhân văn, hiện đại. Nhờ nỗ lực của họ, bên cạnh việc mở rộng hướng nghiên cứu xã hội học quen thuộc là sự vận dụng sáng tạo những lý thuyết văn học mới, góp phần hiện đại hóa lý luận, phê bình văn học ở Việt Nam.
Tôi muốn nói đến ở đây những thành tựu nghiên cứu về thì pháp học, tự sự học với đóng góp quan trọng của Trần Đình Sử, phân tâm học và văn hóa học với Đỗ Lai Thúy, những công trình khoa học giàu tính phản tư và kích thích đối thoại của Lê Ngọc Trà. Trong bối cảnh khoa học xã hội và nhân văn hiện đại chú trọng đẩy mạnh hướng tiếp cận liên ngành, vẫn có thể nhìn thấy đóng góp của các nhà nghiên cứu cao niên trước những đòi hỏi hiện đại hóa lý luận, phê bình văn học như là nhu cầu đổi mới nội tại của chính họ.
Quá trình hiện đại hóa và sự mở rộng giao lưu văn hóa trong kỷ nguyên toàn cầu hóa đã làm thay đổi hệ hình tư duy và diễn ngôn văn học. Công chúng văn học đương đại cũng đòi hỏi cần phải có những thực đơn tinh thần mới. Đó là biện chứng của phát triển và là nhịp điệu tất yếu của đời sống. Các nhà văn lão thành, bằng thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật của mình đã trở thành tấm gương lao động nghệ thuật cho thế hệ trẻ. Họ xứng đáng được tôn vinh và ngưỡng mộ. Bởi đó là những nhà văn chân chính, cao đẹp cả về nhân cách và văn cách.
Nguyễn Đăng Điệp
Nhà thơ Vũ Quần Phương tiết lộ chuyện đặc biệt về Xuân Diệu, Chế Lan ViênNhà thơ Vũ Quần Phương nhớ lại ký ức về những nhà thơ, nhà văn lão thành như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Tuân... thế hệ đàn anh - những người đã "lót ổ" cho thế hệ hôm nay dưới mái nhà văn chương." alt="Dấu ấn hào hùng của thế hệ nghệ sĩ dấn thân, nhập cuộc" />
- Lò gốm Hưng Lợi ở TP.HCM có tuổi đời khoảng 300 năm và được công nhận di tích cấp quốc gia 20 năm nay. Tuy nhiên hiện nay khu di tích này chỉ là một bãi đất hoang, đầy rác và cây cối um tùm.Đại sứ Mỹ thăm di tích lịch sử quốc gia Tân Trào" alt="Lò gốm Hưng Lợi di tích lịch sử có tuổi đời 300 biến thành bãi hoang" />
- “Hùng vào làm việc đúng dịp các công nhân mắc dịch sốt xuất huyết. Vừa được một ngày, nam công nhân nhìn thấy cảnh trên, lo lắng nên bỏ đi ngay trong đêm...”, anh Phùng Văn Ngọc kể.Nữ cấp dưỡng tái mặt vì sự cố trong nhà tắm tạm của công nhân" alt="Vào lán sống một ngày, nam công nhân hốt hoảng bỏ chạy" />
Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Beau Biden. Ngày 3 tháng Hai năm 2015, là sinh nhật tuổi 46 của Beau, nhưng nó không muốn tôi làm rùm beng lên. Nó muốn tôi tiếp tục làm việc và làm thật tốt, trong khi nó chiến đấu vì sinh mệnh của mình.
Nỗ lực của Beau, quyết liệt nhưng thầm lặng và có sức truyền cảm hứng. Nó đã vượt qua chuỗi thời gian 12 đến 14 tháng sống sót đối với người bị u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng. Và các hình ảnh chụp cắt lớp gần đây nhất không cho thấy rõ ràng một số ít tế bào ung thư mà tiến sĩ Sawaya không thể loại bỏ đang bắt đầu nhân lên.
Thực tế Beau đang cứng rắn, quyết tâm làm bất kỳ việc gì nó phải làm để vượt qua bệnh tật, mang tới cho cả gia đình hy vọng. Ngay từ đầu, từ hồi cuối mùa hè năm 2013, Beau đã chọn liệu trình điều trị tích cực.
Tiến sĩ Yung đề nghị Beau tăng gấp ba lần lượng thuốc hóa trị tiêu chuẩn, gọi là Temodar, đồng thời tham gia vào cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên cho một phương pháp điều trị thử nghiệm được thiết kế để tăng cường tác dụng của Temodar.
Beau đã nói: “Cứ làm thôi”.
Vài tháng sau, khi tiến sĩ Yung đề xuất thêm một loại thuốc chưa được chứng minh nhưng hứa hẹn có thể chống lại một trong những đột biến khiến khối u của nó đặc biệt nguy hiểm, Beau nói: “Cứ làm thôi.” Tiến sĩ Yung lưu ý rằng, dù có bằng chứng nghiên cứu trên động vật cho thấy loại thuốc đó hiệu nghiệm, nhưng lại chưa có nghiên cứu ở người hỗ trợ việc này. Có thể còn có những tác dụng phụ gây khó chịu. “Nếu có ngứa ngáy trên da,” Beau nói: “Tôi chỉ cần mặc áo dài tay và đội mũ chơi bóng chày. Ổn hết”.
Tháng Tư năm 2014, khi Beau bắt đầu gặp khó khăn trong việc nói năng sau khoảng tám tháng tiến hành điều trị, qua hình ảnh chụp cắt lớp, các bác sĩ không dám chắc liệu khó khăn này là do sự phát triển khối u mới hay là tác dụng chậm trễ của việc chạy xạ trị trước đó sáu tuần.
Sau khi nhận được sự cho phép đặc biệt từ công ty dược phẩm, tiến sĩ Yung hỏi Beau rằng liệu ông ấy có thể bắt đầu cho nó dùng thử một loại thuốc đã được kiểm nghiệm kỹ càng là có thể làm giảm tình trạng sưng và bít kín những mạch máu bị hở quanh khối u không? Beau nói: “Cứ làm thôi”.
Loại thuốc mới được đưa vào tĩnh mạch và cây kim to tướng có thể gây đau đớn vô cùng nhưng Beau không hề kêu ca. Thế nhưng Jill biết, bà ấy cùng nó đi điều trị hằng tuần ở Philadelphia và bảo đảm nó có được y tá luồn kim chuyên nghiệp và nhẹ nhàng nhất.
Gia đình Joe Biden. Vài tháng sau, mùa hè năm 2014, Beau ra ngoài và mua một chiếc xuồng máy mới đắt tiền để có thể đưa Natalie và Hunter đi chơi xa, câu cá trên sông Susquehanna hoặc Vịnh Chesapeake. Beau rất thích được ở trên mặt nước - hơi nước trên mặt, cần câu trong tay - nhưng nó cũng rất cẩn trọng với tiền bạc suốt nhiều năm.
Tôi không hề nói gì với nó hay bất kỳ ai khác, nhưng cả Jill và tôi đều băn khoăn không biết liệu có phải Beau đang bắt đầu chấp nhận ý nghĩ rằng nó có thể không còn nhiều thời gian không? Tại sao lại chờ đợi một ngày mai có thể không đến chứ? Nhưng lại quá dễ dàng xóa bỏ nỗi lo lắng đó bất cứ khi nào tôi nhìn thấy nó.
Trông Beau vẫn khỏe mạnh. Nó vẫn vận động. Và tất cả chúng tôi đều tin, giống như nó, rằng nếu nó có thể trụ được đủ lâu thì khoa học có thể vượt qua căn bệnh của nó. Có rất nhiều điều đang diễn ra trong lĩnh vực này. Có thể sẽ có một phương pháp điều trị đột phá, chúng tôi bảo nhau hay thậm chí một phương thuốc chữa khỏi bệnh.
Beau đã tự cầm cự suốt mùa hè đó, cho tới tháng Tám năm 2014, đúng một năm sau lần chẩn đoán nó đột nhiên mất sức và tê bại cánh tay phải cùng chân phải. Nó không hề kêu ca. Nó không hề hoảng loạn.
“Tiếp theo là gì nhỉ?” nó hỏi bác sĩ ung thư của mình. “Chúng ta chiến đấu với chuyện này thế nào?” tiến sĩ Yung gợi ý một loại thuốc mạnh hơn, có thể có các phản ứng phụ như nôn mửa, mệt mỏi, đau miệng và mất cảm giác thèm ăn. Thuốc cũng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, thiếu máu và thậm chí là mắc các bệnh về máu nghiêm trọng hơn.
“Được rồi, bác sĩ,” Beau nói, “cứ làm thôi”. Tôi biết khi đó hẳn nó rất suy sụp. Nó không còn thực sự kiểm soát được căn bệnh hay phương pháp điều trị đang ảnh hưởng thế nào đến cơ thể mình; không thật sự kiểm soát được hoạt động của máu trong cơ thể mình; không thật sự kiểm soát được hình ảnh chụp cắt lớp trông ra sao sau mỗi hai tháng; không thật sự kiểm soát được khi nào khối u của mình lại có thể bắt đầu phát triển lại và nghiêm trọng đến mức độ nào.
[…] Ngày mai là sinh nhật tuổi 46 của nó, ngày 3 tháng Hai năm 2015, nhưng nó không muốn tổ chức linh đình. Bên cạnh đó, Beau nhắc Jill, năm nay là năm của Hunter. Sinh nhật Hunt sau sinh nhật Beau một ngày, và hai đứa luôn luân phiên lựa chọn bữa ăn sinh nhật. “Bánh nướng nhân thịt gà, được không, Mẹ?” Hunter nói. “Tại nhà.”
Hồi ký của Joe Biden (phần 1): Tổng thống Obama yêu cầu tôi phải thật thận trọngNhân dịp Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm Việt Nam vào ngày 10-11/9 tới đây, được sự cho phép của Tân Việt Books, VietNamNet trích đăng cuốn hồi ký của ông - 'Hứa với con, ba nhé'." alt="Hồi ký Tổng thống Joe Biden: Nỗ lực chiến đấu ung thư của con trai" />
- ·Kèo vàng bóng đá nữ Barcelona vs nữ Wolfsburg, 00h45 ngày 28/3: Khó tin chủ nhà
- ·Nữ nhà văn phát hiện sự thật về bố sau 50 năm qua xét nghiệm ADN
- ·Khốn khổ với đoạn đường có gờ giảm tốc dày đặc chưa từng thấy
- ·Bữa chiều ngon miệng với 91.000 đồng
- ·Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Augsburg, 21h30 ngày 29/3: Tiếp đà bất bại
- ·Hải Phòng hỗ trợ tiền thuê chung cư cho hộ chính sách
- ·Những món ăn mặn ngon ngày cuối tuần
- ·Làm bánh pizza mini đủ vị đãi cả nhà dịp cuối tuần
- ·Nhận định, soi kèo Kuruvchi Kokand vs Shortan Guzar, 21h30 ngày 27/3:
- ·Những ứng viên 'nặng ký' của giải Nobel Văn chương 2023
Những kiệt tác được đấu giá lần này. Christie’s vừa giới thiệu 8 kiệt tác gốm sứ xuất sắc ra đời dưới thời Hoàng đế Vạn Lịch trị vì nằm trong khuôn khổ Tuần nghệ thuật châu Á được nhà cái Christie’s tổ chức đấu giá vào 21/9 tới. Đây là những món đồ được làm riêng cho hoàng gia nên cực kỳ tinh tinh xảo, quý hiếm. Nó cũng minh chứng cho việc vì sao gốm sứ đời nhà Minh luôn được săn lùng nhiều đến vậy.
Nhà Minh trị vì từ 1368 đến 1644. Đây là giai đoạn có nhiều thành tựu trong lịch sử Trung Hoa, để lại những công trình kiến trúc vĩ đại. Thế kỷ 15 cũng là thời kỳ vàng son của đồ gốm sứ men xanh lam và trắng với kỹ thuật đỉnh cao. Thời của Hoàng đế Vạn Lịch chứng kiến những thay đổi đáng kể trong văn hóa, xã hội và nghệ thuật và tất cả được thể hiện rõ nét trong những món đồ được đấu giá lần này.
" alt="8 kiệt tác gốm sứ 500 năm tuổi được đấu giá khiến người xem kinh ngạc vì quá đẹp" />Chiếc bình có tên 'Trăm con hươu' cực hiếm với họa tiết và màu sắc hoàn hảo thuộc thời Hoàng đế Vạn Lịch ước tính có giá khoảng 700.000-900.000 USD. Yêu cầu được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ 5, chiều 2/12.
Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành: TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh với diện tích hơn 23.560 km2, dân số hơn 18,7 triệu người (năm 2021). Đây là vùng có mức tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao nhất, thường xuyên duy trì mức đóng góp hơn 30% vào GDP của cả nước.
Hội đồng điều phối được lập vào tháng 7/2023 do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm chủ tịch, với mục đích liên kết, thúc đẩy kinh tế xã hội các địa phương trong vùng, thường 3 tháng họp một lần.
" alt="Thủ tướng: Vùng Đông Nam Bộ cần phấn đấu tăng trưởng 2 con số" />Ông Toàn kể chuyện tình của mình một cách vui vẻ. Ảnh: Ngọc Lài. Hơn 10 năm lầm lạc, ông Toàn phải trả giá bằng hôn nhân tan vỡ, bị bắn nát cánh tay trái. Đến khi chứng kiến bạn nghiện chết trong quạnh quẽ, ông bừng tỉnh và quyết tâm cai nghiện.
Cuộc sống của ông Toàn dần ổn định khi chuyển hẳn sang nghề chở xe ba gác. Có công việc ổn định, ông nghĩ đến chuyện tìm người bầu bạn, tuổi già có con cháu săn sóc.
Khoảng năm 1998, ông Toàn thường xem báo in Bình Dương và thấy có mục Tìm bạn bốn phương.Ông tập tành viết thư giới thiệu bản thân, tiêu chí chọn bạn gái… gửi đến báo.
Báo đăng thư của ông vài lần. Mỗi lần báo đăng, ông Toàn lại nhận được gần trăm bức thư từ các cô gái. Trong số đó, ông chọn ra những người có tính cách phù hợp, viết thư hồi âm.
Thư đi thư lại biết bao lần, ông dần có cảm tình với cô gái tên Lê Thanh Thủy, sống ở Quận 2, TP.HCM (nay là TP. Thủ Đức, TP.HCM). Trong thư, ông kể rõ chuyện mình bị cụt tay trái, bà Thủy cũng mô tả bản thân bị tật sứt môi, chân yếu và nhỏ hơn ông 18 tuổi.
Cả hai hẹn gặp nhau lần đầu ở nhà bà Thủy. Hai người qua lại được khoảng 1-2 tháng thì quyết định làm đám cưới. Ngày cưới của ông bà diễn ra rất đơn giản trong sự chúc phúc của họ hàng.
Mãi sau này khi về sống chung, ông Toàn mới biết thư tay đều do mẹ vợ viết dùm con gái. Bà Thủy ngoài các dị tật bẩm sinh thì đầu óc cũng không được nhanh nhẹn.
Trong khi đó, ông giấu chuyện từng nghiện ngập. Ông sợ nhà vợ có ác cảm, không cho cưới bà Thủy. Dù vợ khù khờ nhưng ông không coi khinh, chỉ biết tu chí làm ăn. Thấy ông làm việc quần quật, nhà vợ biết chuyện cũ của con rể cũng không nỡ trách hờn.
Cả hai đều có những khiếm khuyết nhưng đồng cảm và yêu thương nhau. Ảnh: Ngọc Lài Căn duyên tiền định
“Chuyện tình cảm của tôi và vợ giống như căn duyên tiền định. Dù khắc khẩu nhưng mãi vẫn không bỏ được nhau”, ông Toàn cười, nhìn vợ âu yếm.
Nói là khắc khẩu, nhưng người đàn ông này thừa nhận chỉ có một mình ông la rầy vợ, chứ người vợ khờ chỉ im lặng. Mấy lần ông nóng giận, nói nặng lời, bà Thủy không tự ái, cũng không bỏ về nhà mẹ.
Lý do ông Toàn nổi nóng là do vợ không làm đúng lời ông chỉ dẫn, quên trước quên sau.
Sau mỗi lần mắng vợ, ông Toàn lại thấy hối hận. Ông tâm sự: “Người ta khờ khạo có biết gì đâu mà mình mắng, nổi nóng. Tôi nghĩ vậy nên tập cách kiềm chế bản thân, ăn chay niệm Phật”.
Biết vợ không nhanh nhẹn, ông bày cho bà Thủy bán tủ thuốc lá, bánh bao. Thế nhưng, bà không giỏi tính toán, buôn bán thất bại. Ông lại xin cho bà làm công nhân.
Vài năm sau, ông nói bà về phụ giúp công việc cho thuê rạp, bàn ghế. Dạo đó, thu nhập từ nghề này cũng khá, vợ chồng ông có đồng ra đồng vào. Thế nhưng, từ lúc dịch bệnh hoành hành, chẳng ai thuê mướn, ông bà chỉ biết nằm nhà, tiêu dần tiền tiết kiệm.
Tuổi trẻ lầm lạc, cuối đời ông Toàn tìm được an yên bên người vợ khờ. Ảnh: Ngọc Lài Gần đây, ông xin cho vợ vào làm ở siêu thị. Mỗi sáng, ông bà cùng nhau thức dậy lúc 3h30. Đến 4h, ông chở vợ đi làm, rồi chạy bộ về nhà.
Ông Toàn nói: “Bà xã đi làm sớm, tôi không an tâm nên ngày nào cũng đưa đến tận nơi. Xe máy gửi lại đó để chiều cho bà chạy về, còn tôi tranh thủ chạy bộ, tập thể dục. Khoảng cách từ nhà đến siêu thị cũng hơn 10km nhưng ông thích chở vợ đi làm cho thêm tình cảm”.
Ngoài lương vợ khoảng 5 triệu đồng, công việc cho thuê rạp, bàn ghế của ông Toàn cũng dần khởi sắc trở lại. Con trai lớn của ông bà có công việc ổn định, con gái chăm chỉ học hành.
Hiện tại, vợ chồng ông Toàn thấy cuộc sống yên ổn, không phải lo nghĩ nhiều. Những lúc rảnh rỗi, ông chở vợ con đi chùa, đi núi lạy Phật. Hai người cảm thấy yêu đời và lạc quan hơn, vợ chồng nhờ vậy cũng gắn kết.
Đồng cảnh ngộ một mình nuôi con, kỹ sư cơ khí đề nghị nữ giáo viên yêu xa
Sau tan vỡ hôn nhân, anh Ron và chị Nhung đều chọn sống đơn thân, nuôi con khôn lớn. Qua chương trình mai mối, cả hai quyết định yêu xa, cho nhau cơ hội tìm hạnh phúc mới." alt="Chuyện tình lệch tuổi của cô gái khờ và người đàn ông nhiều lầm lỡ" />Vợ chồng tác giả ngày trẻ Ngày chen chúc ô tô để gặp lại vợ con vì thế bao giờ cũng là ngày hạnh phúc. Ngồi trên xe khách qua phố huyện thấy vợ đang nghiêng nón bán hàng là tim tôi đã đập xốn xang.
Lần đó tôi đi xe khách về thị xã nhưng bị nhỡ mất chuyến xe từ thị xã về huyện nên đành tìm đến người chú quen đằng vợ nhà ngay thị xã để nhờ vả.
Chú bảo: ”Trời tối hết xe rồi, thôi ngủ đây, sáng mai chú mua vé cho về chuyến sớm”. Tôi nghe mà buồn hết chỗ nói. Ở lại đây một đêm là xa vợ thêm một đêm. Thấy mặt tôi rầu rĩ chú bảo:”Hay lấy xe đạp của chú đạp về. Từ đây về đấy chỉ khoảng ba chục cây chứ mấy”.
Với thanh niên nông thôn chuyện đạp xe mấy chục cây trong đêm là chuyện thường. Nhưng với thằng con trai Thủ đô như tôi, đường sá không thuộc, lại can tội sợ ma thì đây là một thử thách lớn. Ngần ngừ một tý rồi tôi quyết định đạp xe về.
Trời tối và cái lạnh thấu da của đêm giáp Tết không làm tôi ngại nhưng một mình lùi lũi đạp xe trên con đường đá dăm lồi lõm, vượt qua những nghĩa địa lập loè đầy đom đóm, nghĩ lại, tôi vẫn sởn gai ốc. Đây có lẽ là chiến công duy nhất về lòng dũng cảm mà tôi đã được thể hiện ít nhất một lần trong đời.
Về đến nơi, cả nhà đều hân hoan nhất là cô vợ trẻ. Tôi vào bếp bê nồi nước lá mùi ra giếng rồi che cái nong, múc nước cho vợ tắm. Chềnh chàng cơm nước mãi rồi cũng đến lúc tôi được chui vào cái phòng nêm chật ních đồ hàng xén, ôm vợ trên chiếc giường đệm thơm mùi rơm nếp, hít hà hương lá mùi từ vợ. Đấy có lẽ là thời mặn nồng nhất của tình vợ chồng dẫu đấy là thời đầy gian khó.Vợ chồng tác giả Cặp vợ chồng trẻ ngày đó giờ đã thành những ông già, bà cả. Thời hương lửa mặn nồng đã qua từ lâu nhưng họ vẫn bên nhau dù ông nằm một phòng, bà ngủ một phòng.
Những hôm nghe tiếng bà kêu vì bị chuột rút ông lật đật dậy lấy đá chườm chân cho bà. Những lần nghe tiếng ông kêu ú ớ vì bị bóng đè bà lại tất tả chạy sang đập cho ông tỉnh dậy. Nhưng hễ cứ thức là lại chành chọe nhau như chó với mèo. Ông nói chưa xong, bà đã cãi xong. Nhiều khi cũng ngán ngẩm. Nhưng ở tuổi này, con cái phương trưởng ra ở riêng cả, chỉ hai thân già nhìn nhau không cũng buồn. Cãi nhau âu cũng là niềm vui.
Xét cho cùng, “hạnh phúc không phải là cả đời không cãi nhau mà là cãi nhau rồi vẫn có thể ở bên nhau cả đời”.
Hùng Lý(từ Berlin, Đức)
" alt="Đêm cuối năm đáng nhớ ở quê vợ" />Mời độc giả gửi bài Chuyện Tết xưa - Tết nayvề địa chỉ email: bandoisong@vietnamnet.vn
- ·Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Stuttgart, 0h30 ngày 30/3: Lấy lại vị thế
- ·Cách Long An đầu tư cho nguồn nhân lực
- ·Núi Voi đầu nguồn Làng Nủ tiếp tục sạt lở
- ·Dân Hà thành rủ nhau trồng rau cải... lạ
- ·Nhận định, soi kèo Unirea Slobozia vs Petrolul Ploiesti, 22h30 ngày 28/3: Khách tự tin
- ·Vào lán sống một ngày, nam công nhân hốt hoảng bỏ chạy
- ·Dự kiến bắn 21 loạt đại bác kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
- ·Những ứng viên 'nặng ký' của giải Nobel Văn chương 2023
- ·Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Rio Ave, 22h30 ngày 29/3: Làm khó chủ nhà
- ·5 cuốn sách rất đáng đọc dành cho dân công nghệ