Cùng với mạng lưới internet phủ sóng toàn cầu là mạng lưới thông tin báo chí điện tử sôi động có sức thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày. Ở bất kỳ nơi đâu chỉ cần một thiết bị thông minh có kết nối internet là mọi người có thể thỏa sức tìm kiếm các thông tin ở mọi lĩnh vực từ văn hóa - xã hội đến kinh tế - chính trị... và tương tác đa chiều với nhau trên báo mạng điện tử.
![]() |
Có thể nói, bên cạnh việc đơn thuần đưa thông tin tổng hợp, đề cập đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, để chinh phục được những độc giả ngày càng “khó tính” rất cần những tác phẩm báo mạng điện tử có đề tài “đắt”, tạo dấu ấn và sức lan tỏa.
Nhằm hướng đến việc cung cấp những kiến thức cơ bản cùng các kỹ năng liên quan đến hoạt động sáng tạo báo mạng điện tử để có được những tác phẩm chất lượng, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) ra mắt độc giả cuốn sách Giáo trình tác phẩm báo mạng điện tử do PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang làm chủ biên.
Cuốn sách gồm 05 chương: Tổng quan về loại hình báo mạng điện tử; Thể loại Tin trên báo mạng điện tử; Thể loại Phỏng vấn trên báo mạng điện tử; Thể loại Phóng sự trên báo mạng điện tử; Thể loại Bình luận trên báo mạng điện tử
Là những giảng viên tâm huyết đồng thời cọ xát với nghề báo mạng điện tử nhiều năm liền, trong cuốn Giáo trình tác phẩm báo mạng điện tử, các tác giả đã đem đến cái nhìn tổng quan về lý thuyết song song cùng bức tranh thực tế được cập nhật đúng với tình hình báo mạng điện tử Việt Nam nói riêng và tình hình thế giới trong thời điểm hiện nay.
Tình Lê
'Dọn giường đi rồi thay đổi thế giới' được đánh giá là một trong những cuốn sách truyền cảm hứng nhất của thập kỷ này, nó khiến chúng ta nghĩ lớn khi làm những điều nhỏ.
" alt=""/>Góc nhìn tổng quan về tác phẩm báo mạng điện tửTôi đã dành những ngày nghỉ lễ Quốc khánh vừa qua để ngồi trước màn hình xem hàng loạt trận thi tài không kém phần quyết liệt, hấp dẫn và nhiều kịch tính so với những trận đấu ở Olympic.
Ngày thi đấu thứ ba, Sheetal Devi, tuyển thủ người Ấn Độ dùng hai ngón chân phải nhặt mũi tên để sẵn dưới đất, đưa lên lắp cây cung của mình. Cô dùng miệng gắn chốt bắn vào đầu mũi tên, rồi tiếp tục dùng ngón chân kẹp chặt vào cánh cung, đẩy thẳng về phía trước một cách dứt khoát. Dây cung căng ra, cô bé nheo mắt ngắm...
Từng động tác thi đấu của Devi cuốn hút và làm cho người xem thật sự hồi hộp. Ba lần giương cung bằng chân cho loạt bắn đầu tiên, cả ba mũi tên bay vút về phía tấm bia, cắm thẳng vào đúng hồng tâm trong tiếng vỗ tay reo mừng của đồng đội. Ba điểm 10 tuyệt đối cho cung thủ vừa tròn 17 tuổi.
Devi là cung thủ nữ duy nhất trong số bốn vận động viên bắn cung không có tay tại kỳ Paralympic Paris 2024. Cô ra mắt ở bài thi bắn cung hỗn hợp cá nhân dành cho nữ với loạt bắn chính xác tuyệt đối. Dù cuối cùng, sau các loạt bắn tiếp không thành công và để vụt mất tấm huy chương vàng, màn trình diễn ấn tượng ở loạt bắn đầu tiên của Devi được đăng tải trên trang mạng xã hội X và tạo ra cơn sốt với gần 50 triệu lượt xem.
Khuôn mặt khả ái cùng những gì cô bé làm được tại kỳ đại hội này thật sự truyền cảm hứng cho khán giả. Rất nhiều vận động viên đặc biệt như Devi trong số 4.400 vận động viên khuyết tật đã tham gia thi tài và để lại nhiều ấn tượng tại cuộc thi năm nay.
Paralympic Games 2024 cũng tạo ra nhiều cảm xúc trong lòng người xem ngay từ những giây phút đầu tiên của lễ khai mạc tổ chức trên Quảng trường Concorde. Những màn trình diễn nghệ thuật độc đáo do các nghệ sĩ khuyết tật thực hiện thật sự hay và mang nhiều ý nghĩa. Cùng một đạo diễn, nhưng khác với lễ khai mạc của Olympic nhiều tranh cãi và mang tính chia rẽ trước đó, chương trình khai mạc Paralympic phản ánh trọn vẹn tinh thần đoàn kết, cùng nhau hướng đến chiến thắng để vượt qua mọi giới hạn.
Lịch sử hình thành của Paralympic bắt nguồn từ năm 1948 khi bác sĩ người Đức, Ludwig Guttmann tổ chức cuộc thi thể thao nhỏ cho dành cho các cựu binh bị chấn thương tủy sống tại Bệnh viện Stoke Madeville, Anh Quốc. Cuộc thi này trùng vào thời điểm diễn ra Olympic 1948 ở London, được gọi là Stoke Mandeville Games và trở thành tiền thân của Paralympic.
Năm 1960, cuộc thi được công nhận là Paralympic Games lần đầu tiên diễn ra tại thủ đô Rome của Italy. Hơn 400 vận động viên khuyết tật đến từ 23 quốc gia. Từ đó, Paralympic được tổ chức bốn năm một lần, tiếp sau mỗi kỳ Olympic.
Qua thời gian, giống như Olympic, Paralympic trở thành một sự kiện thể thao quốc tế hàng đầu với nhiều môn thi đấu hiện đại như bơi lội, điền kinh, bóng rổ trên xe lăn, cử tạ, cầu lông, bóng bàn, đua xe đạp, quần vợt, bắn cung...
Không còn đơn thuần là một sân chơi thể thao, Paralympic mang nhiều ý nghĩ lớn lao hơn khi trở thành biểu tượng của sự đa dạng, hòa nhập và khả năng vô hạn của con người bất kể tình trạng thể chất.
Theo số liệu của Ủy ban Olympic Quốc tế, tính đến nay, đã có 16 kỳ Paralympic mùa hè và 13 kỳ Paralympic mùa đông được tổ chức kể từ năm 1960. Tính tổng cộng qua các kỳ, ước tính đã có hàng chục nghìn vận động viện khuyết tật từ nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế giới tham gia thi đấu, góp phần đưa Paralympic ngày càng trở nên quy mô hơn.
Hàng trăm kỷ lục đã được thiết lập. Người hâm mộ thể thao vẫn còn rất ấn tượng với kỳ Paralympic 2020 tại Tokyo, nơi mà những người "khổng lồ" khuyết tật đã phá vỡ tới 163 kỷ lục thế giới.
Việt Nam tham gia tranh tài ở Thế vận hội cho người khuyết tật khá muộn. Nếu các vận động viên thể thao Việt Nam lần đầu được diễu hành và giương cao cờ tổ quốc tại Olympic Moskva năm 1980 thì mãi đến 20 năm sau, các vận động viên khuyết tật mới có cơ hội được làm điều tương tự ở Thế vận hội Sydney 2000.
Tuy vậy, thành tích của vận động viên khuyết tật Việt Nam tại Paralympic không hề thua kém các vận động viên Olympic. Nếu Hoàng Xuân Vinh ghi dấu ấn lịch sử lần đầu cho đoàn thể Việt Nam bằng chiếc huy chương vàng môn bắn súng tại Olympic 16 ở Rio de Janeiro, Brazil thì lực sĩ khuyết tật Lê Văn Công cũng mang lại niềm tự hào cho Việt Nam với chiếc huy chương cùng màu ở môn cử tạ ở Paralympic cùng kỳ.
Các kỳ thi đấu tiếp theo sau đó khi Vinh và các vận động viên khác ở Olympic thất bại, không đoạt huy chương nào thì Lê Văn Công, dù không tiếp tục có được kết quả cao nhất, cũng đã giúp cho Việt Nam duy trì mục tiêu có thành tích khi giành được huy chương bạc và đồng lần lượt ở Paralympic 2020 và 2024.
Nỗ lực của Lê Văn Công đã giúp cho thể thao khuyết tật Việt Nam vẫn còn nằm trong danh sách các quốc gia có thành tích cho đến thời điểm này. Cá nhân anh vẫn còn khát vọng được thi đấu tiếp tục ở Paralympic kỳ sau, nhưng thẳng thắn nhìn nhận, phong độ của Công khó còn được như khi tham gia những kỳ thi đấu vừa qua. Tuổi tác và chấn thương dai dẳng ở vai sẽ là những nguyên nhân trực tiếp cản trở con đường duy trì thành tích tiếp theo của anh.
Đội ngũ vận động viên khuyết tật đạt chuẩn thi đấu Paralympic hiện nay còn rất khiêm tốn cả về chất và lượng. Để tránh đi theo con đường đang đổ dốc của thể thao Olympic, nhà quản lý thể thao khuyết tật Việt Nam cần quan tâm, tiếp tục đầu tư và đào tạo những vận động viên trẻ để chuẩn bị sát cánh với Công trong tương lai.
Hà Đức Trí
" alt=""/>Huy chương của người khuyết tậtÔng Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển xe điện phụ thuộc vào 3 trụ cột chính là: khuôn khổ pháp lý, chính sách hỗ trợ của các quốc gia; các biện pháp khuyến khích bổ sung để bảo vệ doanh số bán xe điện khỏi suy thoái kinh tế; số lượng các mẫu xe điện được mở rộng và giảm giá pin. Trong đó chính sách đóng vai trò đi đầu.
"Hiện tại, ngoài sự hạn chế về hạ tầng thì chính sách khuyến khích phát triển xe điện tại Việt Nam hầu như chưa có. Xe điện đến nay mới chỉ nhận được ưu đãi về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, thấp hơn so với xe chạy xăng/dầu thông thường", ông Phạm Tuấn Anh nói.
Nói về điểm yếu này, đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ KHCN) cho biết: “Mặc dù đã có những cố gắng nhưng các tiêu chuẩn Việt Nam và quy chuẩn Việt Nam đối với xe điện vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ so với hệ thống tiêu chuẩn đang lưu hành trên thế giới về xe điện. Đây là một trong các nguyên nhân rào cản cho doanh nghiệp muốn đầu tư, phát triển xe điện nên cần phải tiếp tục xây dựng, cập nhật bổ sung thêm để theo kịp thế giới".
Ông Trương Bá Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính cũng nhìn nhận, các chủ trương và định hướng về thúc đẩy sử dụng các loại xe thân thiện với môi trường đã được xác định trong nhiều Văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Cụ thể như các chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện và các dòng xe thân thiện với môi trường; chính sách thuế nhập khẩu và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác,.. cũng đã có nhưng để hiện thực hoá các mục tiêu về xe điện thì các chính sách này cần phải cập nhật, điều chỉnh thêm để đáp ứng nhu cầu thực tiễn".
PGS.TS Đàm Hoàng Phúc - Khoa Cơ khí động lực, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho hay, nhiều nền kinh tế đã có chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp sản xuất xe điện. Kết quả là, ngành công nghiệp sản xuất xe điện phát triển nhanh và duy trì doanh số bán hàng ở mức tăng.
"Chính phủ các nước không chỉ tác động đến nghiên cứu phát triển bằng cách cung cấp kinh phí cho các dự án nghiên cứu được chọn mà còn bằng cách xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật và tác động đến môi trường", PGS.TS Đàm Hoàng Phúc nói.
PGS.TS Đàm Hoàng Phúc cũng cho rằng, Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế để phát triển nền công nghiệp sản xuất ô tô điện bởi chúng ta có ít thứ để mất hơn các nước lân cận, nơi đã quá lún sâu vào sản xuất ô tô sử dụng động cơ đốt trong. Nhưng nếu không bắt nhịp nhanh thì Việt Nam sẽ thành vùng trũng, trở thành bãi rác công nghệ và chính chúng ta sẽ phải gánh chịu.
Tham góp ý kiến về vấn đề này, đại diện công ty Vinfast - bà Phan Thị Thuỳ Dương cho biết, những nước có ngành công nghiệp sản xuất xe điện phát triển như Trung Quốc, Châu Âu hay Mỹ có những đạo luật khuyến khích mạnh mẽ cho xe điện. Việt Nam muốn đi nhanh thì phải học tập kinh nghiệm từ các nước này.
"Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để phát triển xe điện, chúng ta cũng có nhiều nguồn điện sạch như điện gió, điện mặt trời. Sản xuất xe điện là một lĩnh vực mới, gần như chúng ta đang cùng 1 xuất phát điểm với các nước trong cùng khu vực, thậm chí còn có một số lợi thế rõ ràng hơn. Do đó, chúng ta cần phải khẩn trương, nếu chậm trễ sẽ mất cơ hội", bà Phan Thị Thuỳ Dương chia sẻ.
Đề xuất lộ trình 3 giai đoạn, mục tiêu 4,5 triệu xe điện vào năm 2050
Tại hội thảo, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã đề xuất ý tưởng lộ trình phát triển xe điện hoá Việt Nam từ nay đến 2050 thành 3 giai đoạn.
![]() |
Trạm sạc điện của Vinfast |
![]() |
Mẫu xe điện Vinfast E34 |
Trong đó, ở giai đoạn khởi đầu từ (2021-2030), Việt Nam sẽ đạt mức 1 triệu xe điện hoá vào khoảng năm 2028.
Ở giai đoạn 2 (từ 2030-2040) tăng trưởng nhanh, Việt Nam duy trì tỷ lệ xe điện hoá tăng trưởng nhanh, đến năm 2040 sẽ đạt khoảng 3,5 triệu xe.
Giai đoạn 3 (từ 2040-2050) tăng trưởng ổn định sẽ đạt 4,5 triệu xe vào năm 2050 và bão hoà sau đó với tỷ lệ xe điện hoá bán ra là 100%.
VAMA cho rằng, định hướng phát triển và đưa ra lộ trình còn phụ thuộc vào định hướng, năng lực và quy mô của từng quốc gia.
Theo VAMA, chi phí sản xuất xe điện nói chung cao hơn 45% so với xe động cơ đốt trong, do đó giá xe điện cao hơn nếu không có chính sách hỗ trợ. Trên toàn cầu, các dòng xe Hybrid (HEV & PHEV) có tiềm năng phát triển cao đến năm 2030 và từ đó xe thuần điện (BEV) sẽ dần vượt qua HEV và PHEV.
Đề xuất các giải pháp chính sách cụ thể, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp nêu, cần phải có các trụ cột gồm: áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện trên cơ sở mức phát thải CO2 ra môi trường; xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vượt trội nhằm thu hút đầu tư các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô điện, tập trung vào các dòng xe chưa sản xuất tại các quốc gia trong khu vực, hướng vào thị trường xuất khẩu; phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp điện sạch cho các trạm sạc điện;…
Ông Trần Quang Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ GTVT cũng cho rằng, ngoài chính sách liên quan đến luật pháp, thuế, phí,... thì Nhà nước cần có ngay lộ trình cụ thể và quan trọng nhất là sớm ban hành bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan xe điện phù hợp để các doanh nghiệp có hướng sản xuất và đầu tư dài hạn".
Tại Việt Nam hiện nay, mới chỉ có Vinfast công bố sản xuất xe điện. Dự kiến, hãng xe tung ra khoảng 10.000 chiếc xe điện "made in Vietnam". Còn lại, đa phần các mẫu xe điện hiện diện tại Việt Nam chủ yếu được các hãng nhập về giới thiệu để quảng bá thương hiệu, công nghệ chứ chưa đi vào bán thương mại.
Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sau một thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng, đã có 10 triệu chiếc xe điện trên toàn thế giới vào cuối năm 2020.