Chuyển đổi sốtrong doanh nghiệp bao gồm việc sử dụng các phần mềm,ăngtốcchuyểnđổisốchodoanhnghiệptỉnhTiềars vs mc ứng dụng, hệ thống thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), điện toán đám mây... để thu thập, phân tích dữ liệu, tự động hóa các quy trình kinh doanh và quản lý. Xác định chuyển đổi số trong doanh nghiệp là điều tất yếu, chiều 9/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thảo tăng tốc chuyển đổi số cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thành Diệu, tỉnh luôn xác định chuyển đổi số là phương thức phát triển mới, giúp đẩy nhanh, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung cũng như của địa phương nói riêng. Thời gian qua, tỉnh tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột gồm: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Nhờ triển khai quyết liệt và đồng bộ, Tiền Giang đạt được những kết quả tích cực về chuyển đổi số. Riêng năm 2022, xếp hạng chuyển đổi số của Tiền Giang đứng thứ 20 so với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng ba bậc so với năm 2021, đứng thứ tư ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, chính quyền số xếp thứ 14, kinh tế số xếp thứ 11, xã hội số xếp thứ 12. Hội thảo nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Qua đó, tìm kiếm giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh chuyển đổi số của tỉnh, giúp người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận dịch vụ, nền tảng, giải pháp số để chuyển đổi số và áp dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất, hiệu quả. Các tham luận tại hội thảo tập trung vào các vấn đề: Chuyển đổi số doanh nghiệp trực chiến - hiệu quả với sự tham gia của tư vấn của đơn vị Trung tâm hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh; Hợp tác chuyển đổi số hữu ích cho doanh nghiệp của Công ty cổ phần tin học Lạc Việt; Mạng Nhà nông giúp quản lý Hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông dân của Công ty cổ phần công nghệ Xelex; Kinh nghiệm triển khai các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp của Công ty cổ phần MISA… Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thành Diệu đề nghị, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh ghi nhận, tổng hợp ý kiến, giải pháp xác đáng, phù hợp tình hình thực tiễn đơn vị, địa phương để tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch, chính sách hỗ trợ, định hướng kịp thời cho doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh triển khai, áp dụng chuyển đổi số vào các hoạt động, giúp tăng năng suất, hiệu quả. Địa phương mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, đồng hành từ Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh cung cấp nền tảng số, giải pháp số để địa phương có bước phát triển đột phá về chuyển đổi số trong thời gian tới cũng như đạt mục tiêu theo Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã đề ra. Tỉnh cũng đồng thời mong muốn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh chủ động và đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng nông sản mang thương hiệu của Tiền Giang. Trước đó, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tỉnh Tiền Giang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022 - 2025. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tiền Giang Trần Văn Dũng cho biết, đơn vị đã xây dựng và triển khai đồng bộ kế hoạch chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ở các cấp, các ngành nhằm thúc đẩy phong trào chuyển đổi số trên diện rộng, hướng đến đạt hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội. Ngoài ra, tỉnh tập trung thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp; có chính sách thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phát triển tại địa phương; ưu tiên trên các lĩnh vực thương mại điện tử, giáo dục, du lịch, y tế,… Tính đến tháng 6 năm 2023, Tiền Giang có 491 doanh nghiệp công nghệ số đăng ký kinh doanh thuộc lĩnh vực bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm, thiết bị viễn thông, lắp ráp, cài đặt, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì máy tính, laptop; tư vấn công nghệ thông tin như thiết kế, thi công hệ thống mạng, máy in, máy fax… Về doanh nghiệp phần cứng điện tử, có 25 doanh nghiệp đăng ký loại hình sản xuất máy vi tính, thiết bị ngoại vi của máy vi tính, linh kiện điện tử… Các doanh nghiệp công nghệ số ở tỉnh chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực buôn bán các sản phẩm công nghệ thông tin (máy tính, máy in, các linh kiện điện tử…), cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin với quy mô vừa và nhỏ như Viettel Tiền Giang - Chi Nhánh Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội; VNPT Tiền Giang; Công ty Viễn thông FPT chi nhánh Tiền Giang… Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV |