Nhận định, soi kèo Varnamo vs Sirius, 0h00 ngày 1/4: Đả bại tân binh
本文地址:http://app.tour-time.com/news/60b198877.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo PSBS Biak Numfor vs PSS Sleman, 15h30 ngày 11/4: Thắng tiếp lượt về
So với mức thu hiện tại chỉ 1,3 triệu đồng/tháng, tương ứng 13 triệu đồng/năm, học phí dành cho sinh viên khóa mới của Trường ĐH Y Dược TP.HCM từ năm 2020 với ngành Răng - Hàm - Mặt lên tới 70 triệu đồng/năm, ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành Kỹ thuật phục hình răng là 55 triệu đồng/năm, ngành Dược học là 50 triệu đồng/năm.
Các ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh, Điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức, Kỹ thuật xét nghiệp y học, Kỹ thuật phục hồi y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng là 40 triệu đồng/năm, ngành Y học dự phòng và Y học cổ truyền 38 triệu đồng/năm; ngành Dinh dưỡng và Y tế cộng đồng thấp nhất là 30 triệu đồng/năm.
Học phí áp dụng cho sinh viên khóa mới của Trường ĐH Y dược TP.HCM |
Nhà trường cũng công bố, học phí các năm tiếp theo dự kiến sẽ tăng 10%.
Như vậy, với ngành có học phí cao nhất là Răng - Hàm - Mặt, sinh viên học năm thứ nhất sẽ đóng 70 triệu đồng/năm, năm thứ hai là 77 triệu đồng/năm, năm thứ 3 là 84,7 triệu đồng, năm thứ 4 là 93,1 triệu đồng, năm thứ 5 là 102,4 triệu đồng và năm học thứ 6 là 112,6 triệu đồng.
Với tổng thời gian học 6 năm, một sinh viên ngành Răng-Hàm-Mặt sẽ phải đóng khoảng 538 triệu đồng học phí.
Theo thông tin từ Trường ĐH Y Dược TP.HCM, tổng nguồn thu hợp pháp của trường năm 2019 là 225,8 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước cấp cho đào tạo đại học là 90,8 tỷ đồng, trường phải thu học phí 134,936 tỷ đồng. Với số kinh phí này, tổng chi phí đào tạo trung bình cho 1 sinh viên là 22,9 triệu đồng/năm.
"Không thể đào tạo bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/tháng"
Với mức học phí vừa được nhà trường quyết định, nhiều câu hỏi được đặt ra như Tại sao trường công lại thu cao đến vậy? Với mức học phí này, con em công nhân, nông dân có còn dám mơ làm thầy thuốc? Mức học phí có quá cao so với mức lương của cán bộ công chức?...
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng đào tạo lý giải: Học phí là mức chi phí để đào tạo một sinh viên. Tính đến thời điểm này, Trường ĐH Y Dược TP.HCM thu 13 triệu đồng/năm vì phần lớn chi phí để đào tạo sinh viên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, chứ không phải đào tạo 1 sinh viên chỉ tốn có ngần đấy.
“Không thể nào đào tạo một bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/ tháng. Ngay cả đào tạo học sinh tiểu học cũng không có mức này” - ông Khôi nói.
![]() |
Học phí Trường ĐH Y dược TP.HCM sẽ tăng cao bắt đầu từ năm học này (Ảnh: Thanh Tùng) |
Theo ông Khôi, bắt đầu từ tháng 1/2020, Trường ĐH Y Dược TP.HCM không nhận ngân sách Nhà nước nữa, trường phải tính toán lấy thu bù chi để hoạt động và phát triển, vì vậy bắt buộc phải tăng học phí.
“Có những ngành đòi hỏi chi phí đào tạo cao như ngành Răng - Hàm - Mặt phải hơn 100 triệu đồng/sinh viên/năm, bởi mỗi sinh viên sẽ trực tiếp thực hành trên một máy riêng cùng với chi phí nguyên vật liệu khác. Dù vậy, nhà trường phải cân nhắc bởi nếu thu đúng như vậy liệu có sinh viên theo học và có làm tròn trách nhiệm của trường không. Do đó, trường quyết định vẫn bù lỗ và đưa ra mức thu 70 triệu đồng/năm” - ông Khôi nói.
Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM khẳng định những sinh viên nhập học trước năm 2020 vẫn đóng học phí theo lộ trình đã công bố từ đầu khóa. Mức học phí vừa công bố chỉ áp dụng cho sinh viên được tuyển sinh từ năm 2020.
Trước thực tế với mức học phí này, sinh viên nghèo sẽ không có điều kiện theo học, ông Khôi cho hay nhà trường luôn có chính sách hỗ trợ, đảm bảo không có sinh viên nghèo, học giỏi trúng tuyển mà bị bỏ lại.
“Chúng tôi cam kết không để một sinh viên nghèo học giỏi, có ước mơ làm bác sĩ trúng tuyển vào trường mà bị bỏ lại” – ông Khôi nói.
Ông Khôi cho biết theo quy định, các trường dành 8% nguồn thu làm quỹ học bổng nhưng Trường ĐH Y dược TP.HCM thường trích lại tới 10%. Quỹ học bổng này cùng với sự ủng hộ từ các doanh nghiệp, đơn vị bên ngoài sẽ dùng để hỗ trợ sinh viên học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn.
"Trường đưa mức thu này để một phần tích lũy cho phát triển, giúp sinh viên được thụ hưởng, sử dụng thiết bị hiện đại, những gì tốt nhất trong quá trình học. Chúng tôi công khai học phí từ đầu khóa tuyển sinh để xã hội biết, học sinh và phụ huynh cân nhắc. Nhà trường cam kết đào tạo chất lượng cao với mức thu này, khi sinh viên bước chân vào trường sẽ thấy được sự hỗ trợ” - ông Khôi nhấn mạnh.
Lê Huyền
Tối 1/6, Trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố phương thức tuyển sinh năm 2020 và học phí các ngành nghề đào tạo. Theo đó, học phí ngành Y khoa lên tới 68 triệu đồng/năm, Răng Hàm Mặt lên tới 70 triệu đồng/năm.
">Tăng học phí từ 13 lên 70 triệu/năm, ĐH Y Dược TP.HCM nói gì?
Cầu thủ CLB Thanh Hoá cho biết anh rất vui và hạnh phúc khi tiếp tục ở lại đội tuyển, đồng nghĩa với việc có cơ hội được thi đấu trong hai trận đấu rất quan trọng sắp tới.
Trung vệ Lê Văn Đại. Ảnh S.N |
"Tôi rất vui vì có mặt ở danh sách chuẩn bị cho hai trận đấu quan trọng nhất. Tôi đã cố gắng hoà nhập, cạnh tranh vị trí ở đội tuyển trong những buổi tập vừa qua", Lê Văn Đại nói.
Đánh giá về đối thủ UAE, trung vệ tuyển Việt Nam nhấn mạnh toàn đội đã nghiên cứu rất kỹ và có phương án đối phó, nhưng HLV Park Hang Seo yêu cầu phải giữ kín thông tin tuyệt đối.
"UAE là đối thủ mạnh. Tuy nhiên, tuyển Việt Nam đã nghiên cứu kỹ và có kế hoạch đối đầu với họ. Tôi không thể tiết lộ kế hoạch chuyên môn đó, nhưng xin khẳng định toàn đội đã sẵn sàng, đã có sự chuẩn bị 1 tuần nay, tự tin bước vào trận đấu lớn", Văn Đại cho biết.
Thầy Park yêu cầu tuyển Việt Nam phải có sự tập trung cao nhất. Ảnh S.N |
Theo Văn Đại, việc UAE mất 3 trụ cột là lợi thế của tuyển Việt Nam. Cụ thể, trong danh sách của UAE, đã không có tên 3 cầu thủ quan trọng là Ali Mabkhout, Ibrahim Khalil và Ahmed Barman vì những lý do khác nhau.
Cá nhân Văn Đại đánh giá tiền đạo mang áo số 7 Ali Mabkhout của UAE rất nguy hiểm, nên hàng thủ tuyển Việt Nam phải chơi tập trung.
Cuộc đối đầu giữa tuyển Việt Nam và UAE diễn ra vào ngày 14/11, sau đó 5 ngày là cuộc tiếp đón Thái Lan, 19/11.
S.N
">Tuyển thủ Việt Nam từ chối tiết lộ kế sách đối phó UAE
Đó là 2 em Vừ Thị Chở sinh năm 2009 và em Vừ Thị Dính sinh năm 2011, người dân tộc Mông học sinh điểm trường Lao Xa, xã Sủng Là, Đồng Văn, Hà Giang.
Nhà các em có 4 người con. Giữa các em còn có 2 người nữa nhưng đã mất vì bị suy dinh dưỡng và tiêu chảy cấp.
Dù bị bệnh nhưng hai chị em vẫn hàng ngày đến trường |
Vừ Thị Chở là chị lớn, bị bệnh mắt từ lúc còn bé. Nhưng em có may mắn là mắt chỉ bị nhẹ và đã được các nhà hảo tâm đưa đi chữa trị kịp thời. Đến nay tuy kém nhưng vẫn còn nhìn thấy. Riêng người em do sức khỏe cũng như bệnh tật và lúc đó nhà các em không có điều kiện chữa trị kịp thời đã lấy đi đôi mắt của em từ khi em mới một tuổi.
Hiện nay sức khỏe và học tập của người chị đã khá hơn trước. Còn phần người em thì vẫn trong bóng đêm, mặc dù đã được nhiều sự trợ giúp. Mơ ước của em nhỏ là được nhìn thấy ánh mặt trời, được như bao các bạn khác cùng trang lứa. Các em rất yêu trường và ngày ngày em vẫn chăm chỉ cùng chị tới trường.
Sau mỗi buổi học, hai chị em đều lên nương cắt cỏ để nuôi bò giúp đỡ bố, đỡ đi sự vất vả, gánh nặng cho bố. Người em vẫn phải lần theo bước chân của chị cùng ra nương. Giờ thì người chị thực sự là đôi mắt của người em. Đi học hay làm gì các em đều đi cùng nhau, ở bên nhau.
Cái chết thương tâm của người mẹ
Gia đình các em thuộc diện hộ nghèo của xã. Khi có đầy đủ bố mẹ nhưng điều kiện kinh tế cũng rất khó khăn. Nhà chỉ trông vào những sào nương ít ỏi, nhưng ở đây ngô chỉ trồng được 1 vụ. Mọi nguồn sống cũng chỉ có làm ngô và chăn nuôi bò.
Nhưng thật không may, mẹ của các em do nhiều lần sinh nở nên sức khỏe yếu. Mặc dù khi còn sống, không làm được việc nặng, nương rẫy một tay người chồng lo liệu, nhưng mẹ cũng vẫn là chỗ dựa cho cả gia đình và nhất là hai chị em. Mẹ là con mắt dẫn đường cho đứa nhỏ. Hàng ngày trước khi lên nương mẹ vẫn đưa các em đến trường.
![]() |
Ngôi nhà của hai chị em |
Nhưng vừa qua, mẹ của hai em đã mắt, do sức khỏe yếu vì phải làm lụng vất vả ăn uống kham khổ sinh ra ốm đau bệnh tật. Thế là từ nay các em lại mất đi người mẹ hiền dấu yêu, các em không còn mẹ nữa, không có mẹ đưa tới trường, cũng không có mẹ chăm sóc vỗ về như trước nữa....
Giờ thì gánh nặng đổ lên vai người bố. Thương bố, các em mặc dù mắt kém, người em không nhìn thấy nhưng vẫn tham gia nương rẫy giúp đỡ bố và vẫn cùng nhau đến trường. Người chị nay thay mẹ là chỗ dựa để đưa em, cùng em đến trường.
Nhà nghèo nhưng các em vẫn chăm chỉ đến trường mà không bỏ học.
Biết được hoàn cảnh của em nên nhà trường và cô chủ nhiệm đã luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện học tập cho các em.
Hy vọng các tổ chức cá nhân những nhà hảo tâm cùng chung tay tạo điều kiện để hai cô bé bệnh tật, mù lòa, ham học được tiếp thêm sức mạnh để các em được cắp sách đến trường.
1. Gửi trực tiếp: Mọi sự quan tâm giúp đỡ xin LH: ông Vừa Chá Sì thôn Lao Xa, xã Sủng Là, Huyện Đồng Văn, Hà Giang hoặc liên hệ cô giáo chủ nhiệm Đt 0976977234. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.334 Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Trang Viên
">Hai chị em học sinh nghèo dân tộc bị mù cần cứu giúp
Siêu máy tính dự đoán PSG vs Aston Villa, 02h00 ngày 10/4
Ta chưa thuộc về nhau
Hồn cứ mãi ưu sầu
Nụ hôn chừng hoang dại
Chợt nghe lòng nhói đau!
Tình ta chưa mặn sâu
Vô tư em qua cầu
Sóng xô đời phiêu bạt
Lục Bình, vệt tím loang
Ôi giấc mộng chiều hoang
Ngã nghiêng chốn địa đàng
Phù vân nào đưa lối?
Thủy triều chợt bâng khuâng
Sóng dập dìu
Đời quạnh hiu
Giơ tay cố níu
Chỉ còn mình ta .
Trăng xế tà
Vì sao sa
Giật mình tỉnh giấc
Mênh mang sắc màu?
Vết hằn liền nhau!
HỒN ĐÁ
Đá kia bao nhiêu tuổi?
Một mình giữa đất trời
Dẫu nắng gắt mưa rơi
Vẫn hiên ngang sừng sững
Cuộc đời luôn bất nhẫn
Đá lạnh lùng dửng dưng
Hỏi đá có tuổi xuân
Có yếu mềm cháy bỏng
Tim đá có phiêu bồng
Linh hồn có hay không
Những đồn thổi viễn vông
Đá tổn thương lạc lõng!
Chứng kiến bao phũ phàng
Lòng đá chực vỡ toang
Đá sững sờ hoang mang
Đau thương đá chai sạn
Bao bẽ bàng trần gian
Đá tưởng chừng vô cảm
Nào hay từ sâu thẳm
Một nỗi buồn miên man.
Thế thời là vốn dĩ ...
Đá bạc lòng khinh khi
Chả than vãn điều chi
Đâu màng muôn thế sự .
Khi đất trời vần vũ
Đá vô tâm yên ngủ?
Mặc rêu phong bao phủ
Đắm chìm mộng thiên thu!
Thi Ngọc Lan
">Ta chưa thuộc về nhau
Ở Việt Nam, có nhiều tiếng nói tranh cãi cho rằng xe máy là nguyên nhân chính gây ra tắc đường vì các phương tiện này dừng và chuyển hướng vô tội vạ, không tuân thủ khoảng cách, làn đường và thậm chí đi ngược chiều. Ở một phía khác, có ý kiến cho rằng ôtô mới là nguyên nhân gây tắc đường do chiếm dụng diện tích mặt đường, bán kính quay đầu lớn không phù hợp với hạ tầng đô thị. Các tài xế ôtô đi lùi, đi ngược chiều, đỗ bất chấp cũng không hề ít. Bản thân tôi chứng kiến nhiều cãi vã, thậm chí là va chạm của chủ các loại phương tiện này. Ai cũng cho rằng đối phương là nguyên nhân gây tắc đường.
Có thể khẳng định rằng ý thức tham gia giao thông là một yếu tố quan trọng. Nhưng nếu bỏ đi yếu tố này, thì phương tiện nào tệ hơn từ góc nhìn quy hoạch giao thông? Câu trả lời không chỉ nằm ở diện tích đường chiếm dụng mà còn ở lưu tốc, tỷ lệ làn và khoảng cách an toàn.
Đối với các nước phương Tây, câu trả lời tương đối đơn giản. Do tốc độ di chuyển cao, các phương tiện vẫn phải giữ khoảng cách an toàn, nên xe máy vẫn chiếm nguyên một làn và chiếm dụng mặt đường giống như ôtô. Người dân thường luôn chọn ôtô vì lý do an toàn nếu xảy ra va chạm ở tốc độ cao. Bên cạnh đó, người dân thường di chuyển hàng chục km qua nhiều điều kiện giao thông khác nhau để đi làm. Thế nên tỉ lệ xe máy rất nhỏ, thường chỉ dành cho người có sở thích xe phân khối lớn, hoặc di chuyển quãng ngắn tại khu đông dân cư.
Ở Việt Nam câu trả lời có thể khác. Khi các phương tiện này di chuyển với tốc độ trung bình của phương tiện thì xe máy có ưu thế hơn khoảng 40%, mặc dù tốc độ của ôtô lớn hơn. Lợi thế này biến mất nếu ôtô chở đầy và xe máy cũng chở hai. Tuy nhiên thực tế ghi nhận của tôi, tỉ lệ trung bình người trên phương tiện của ôtô và xe máy không quá khác biệt, là 1,49 và 1,45. Khi có việc thì người cần phải đi vẫn đi, không vì có ôtô mà chia sẻ chuyến đi với thêm người.
Khi phải chia sẻ làn, các phương tiện sẽ di chuyển cùng tốc độ. Lúc này ôtô vẫn không có thêm lợi thế nào vì số lượng xe tăng lên nhưng lưu tốc giảm xuống. Nếu các xe đều di chuyển với tốc độ thông thoáng trong đô thị thì xe máy càng có lợi thế, với khả năng lưu thông gần gấp đôi ôtô. Và khi di chuyển chậm, ôtô thực sự là "chướng ngại vật" ngốn ít nhất bốn lần diện tích đường so với xe máy. Điều này có thể lý giải một phần vì sao Hà Nội cứ mưa là tắc đường khủng hoảng. Khi mưa, lượng ôtô trên đường tăng đột biến vì người dân gọi xe, hoặc lấy ôtô ra đi nếu có cả hai phương tiện. Thời tiết xấu làm giảm tầm nhìn, góc quan sát, tốc độ di chuyển và tăng khả năng tắc nghẽn. Có nhiều lái xe cho rằng, việc phải giảm tốc là do phải chia sẻ làn với xe máy. Nếu cấm xe máy, ôtô vẫn có thể có lưu tốc cao dù thời tiết xấu. Điều này chỉ đúng một phần vì thực trạng đô thị ở Việt Nam là vỉa hè nhỏ, nhà làm sát ra mặt đường. Vậy nên, khi thời tiết xấu, ôtô vẫn phải giảm tốc và quan sát.
Tôi đã thực hiện thử một số mô phỏng ở ngã tư có đèn giao thông trong điều kiện thông thoáng với 200 người và các loại phương tiện khác nhau. Trong khi xe máy cần trung bình khoảng 2:59 phút để lưu thông thì ôtô cần tới 8:08 phút. Với các trường hợp đường hẹp, góc cua nhỏ, phải giảm tốc như ở Việt Nam, ôtô sẽ còn tốn nhiều thời gian hơn nhiều lần. Việc thiếu chỗ đỗ xe làm ôtô đậu trên vỉa hè, lòng lề đường còn gây tình trạng tắc trầm trọng hơn. Khi một phương tiện vì lý do nào đó dừng lại trên đường hai làn, ôtô hình thành nút cổ chai gây chậm lưu thông gấp 11 lần xe máy. Như vậy, tôi cho rằng thủ phạm gây tắc đường nhiều hơn ở Việt Nam trong tình trạng hiện tại là ôtô, chứ không phải xe máy.
Tuy nhiên, các quốc gia đều ưu tiên phát triển quy hoạch cho ôtô vì đây là phương tiện được trang bị các thiết bị an toàn. Theo thống kê của bang Queensland Australia, mặc dù chỉ chiếm 2,6% số lượng xe đăng ký, xe máy chiếm tổng cộng 32% trường hợp nằm viện do tai nạn giao thông, đứng đầu nhóm các phương tiện (kể cả đường thủy và đi bộ). Ôtô cá nhân chiếm 60,5% số đăng ký nhưng chỉ chiếm 25% số tai nạn phải điều trị tại bệnh viện.
Mục đích của bài viết này không nhằm kêu gọi cấm ôtô hay xe máy, mà chỉ muốn làm rõ tính chất giao thông của từng loại phương tiện, từ đó mong muốn các lái xe ôtô hãy kiên nhẫn, trách nhiệm và tôn trọng người đi xe máy hơn. Các bạn được trang bị an toàn và đang sử dụng nhiều nguồn tài nguyên đường bộ hơn các loại phương tiện khác. Một xử lý sai của bạn, sẽ có thể gây ra tắc đường gấp 11 lần so với xe máy.
Tất nhiên, không có giải pháp hữu hiệu nào cho tình trạng tắc đường ở Việt Nam có thể bằng được việc nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, hạn chế xe cá nhân, phát triển hạ tầng giao thông công cộng tương ứng - những điều đều cần rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Tô Thức
">Ôtô hay xe máy?
Xe chở xi măng bốc cháy trên cao tốc
友情链接