您现在的位置是:Nhận định >>正文
Nhận định, soi kèo Hyundai Steel Red Angels Nữ vs Hwacheon KSPO Nữ, 17h00 ngày 27/3: Lịch sử gọi tên
Nhận định249人已围观
简介 Hồng Quân - 26/03/2025 20:43 Hàn Quốc ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Norwich vs West Brom, 22h00 ngày 29/3: Bất phân thắng bại
Nhận địnhNguyễn Quang Hải - 29/03/2025 08:10 Nhận định ...
阅读更多Phải lòng chàng trai nghèo, kém tuổi, nữ đại gia nói một câu sau khi kết hôn
Nhận địnhJi Kaiting xuất thân trong một gia đình giàu có Ji Kaiting rất chăm chỉ học tập, điểm số luôn đứng đầu lớp. Cô sang Anh, học tại Đại học London, lấy bằng kép về kinh tế và tài chính. Sau khi học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý và những điều mới mẻ ở nước ngoài, cô trở về quê hương và vào công ty cha mình thực tập từ vị trí thấp nhất.
Cô đã chủ động đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng của công ty, áp dụng những kiến thức mình học được để đưa công ty đi lên. Nhân viên trong công ty thường thấy cô làm việc cho tới tận khuya, họ đánh giá rất cao người kế nhiệm này.
Năm 2019, tài sản ròng của Ji Kaiting đạt 50 tỷ Nhân dân tệ (hơn 179 nghìn tỷ đồng), trở thành nữ tỷ phú trẻ ở Hong Kong (Trung Quốc).
Ji Kaiting rất tự tin và hào phóng, tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội khác nhau. Cô được mọi người rất ngưỡng mộ và khâm phục.
Chuyện tình bất ngờ của nữ tỷ phú
Nhiều người tưởng rằng, hôn nhân của Ji Kaiting sẽ giống như những thiên kim tiểu thư, chọn gả cho một gia đình giàu có ngang với mình.
Tuy nhiên, Ji Kaiting lại phải lòng một “chàng trai nghèo”, kém 5 tuổi.
Chồng cô là Yao Shangkun. Cả 2 quen biết nhau tại nơi làm việc. Ji Kaiting bị thu hút bởi cá tính của anh và xác định sẽ cưới anh làm chồng.
Chồng cô xuất thân trong một gia đình nghèo khó Yao Shangkun xuất thân trong một gia đình nghèo khó, nhưng anh cực kỳ chăm chỉ và có chí cầu tiến. Ngay từ khi còn trẻ, anh đã quyết tâm rời quê nhà để lập nghiệp.
Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, anh thành lập công ty và thành công. Năm 2016, anh được bầu chọn là 1 trong 10 người giàu có ở Trung Quốc sinh ra trong thập niên 1990.
Mặc dù Yao Shangkun đã đạt được thành tích đáng nể, nhưng vẫn có một khoảng cách lớn so với Ji Kaiting. Tuy vậy, Ji Kaiting rất ngưỡng mộ và khâm phục Yao Shangkun. Cô tin anh là một người có hoài bão lớn trong tương lai.
Ngay sau khi xác nhận mối quan hệ, Ji Kaiting đưa Yao Shangkun về ra mắt gia đình. Anh không cảm thấy tự ti vì xuất thân của mình.
Cha của Ji Kaiting cũng không hề coi thường người con rể này, ngược lại còn xem anh là một người đàn ông đầy tham vọng.
Yao Shangkun nhận thức rõ khoảng cách rất lớn giữa mình và bạn gái. Tuy nhiên, anh không ngại ánh mắt của người khác, hết lòng chăm sóc Ji Kaiting, đồng thời nỗ lực làm việc để xứng với cô hơn. Cha của Ji Kaiting rất cảm động.
Khi được hỏi về sự lựa chọn người bạn đời của mình, Ji Kaiting khẳng định: “Tôi không hề hối hận về sự lựa chọn của mình”.
Hiện tại, Ji Kaiting và Yao Shangkun có một cuộc sống hạnh phúc bên nhau. Là một tiểu thư nhà giàu, từ nhỏ cô đã sống trong nhung lụa.
Khi tìm kiếm bạn đời, cô cần một người có thể hiểu mình, đồng điệu về cảm xúc, giống nhau trong cách sống.
Cô không quan tâm đối phương có giàu có hay không nhưng phải là một người chăm chỉ, có hoài bão lớn và Yao Shangkun chính là người như vậy.
Không quên được mối tình đầu, tỷ phú Sài Gòn xưa cưới cô gái không quen
Yêu nhưng không đến được với mối tình đầu có nước da trắng hồng, đôi mắt đen láy, vị tỷ phú Sài Gòn đành cưới cô gái mình còn chưa quen mặt nhưng có nét giống người tình cũ.">...
阅读更多"Đoản khúc mùa" và "Chúng mình đi nhặt heo may"
Nhận địnhBìa 2 tập thơ "Chúng mình đi nhặt heo may" và "Đoản khúc mùa" (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Nào đâu chân cứng đá mềm
Khi em lạc bước giữa miền không anh
Trả nốt nhé, tháng ngày xanh
Những hên xui với mong manh kiếp đời
(Ôi là trận bão người)
Ở tuổi qua "lục thập hoa giáp", Hải Nguyễn hiểu tận gốc rễ triết lý của cuộc sống, bất biến của hư không, vô thường... nên dù viết những bài thơ về tình yêu, thơ ông luôn chất chứa suy tư, ưu tư.
Một thi nhân xưa có nói, cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để thơ bén rễ sinh sôi. Đọc Đoản khúc mùavà Chúng mình đi nhặt heo maycó cảm nhận, đời sống đã đầy lên trong trái tim Nguyễn Hải, khúc xạ qua tâm hồn ông mà thành thơ.
Hay nói cách khác, thơ Hải Nguyễn bén rễ từ đời sống, giác ngộ nhờ đời sống. Có thể thấy qua các bài thơ Tìm em thời Covid, Vay trả, Đạo và đời, Nợ vay thuế suất cuộc đời, Thơ và đời, Hạn ngạch mùa, Độc thoại với thời gian...
Trong những ngày cả thế giới, trong đó có Việt Nam gồng mình lên để chống dịch Covid-19, Nguyễn Hải còn có những bài thơ Lên chùa mùa dịch đợi anh, Câu hỏi thời Covid-19, Góc quành, mùa dịch gặp em. Đó là những ngày Phố lặng im như thóc, Lọn tóc cong dấu hỏi, Hàng cây ngơ ngác phố phường xót xa... ám ảnh.
Bất giác trong tôi vang lên câu hỏi, thơ không viết về cuộc sống, không thấm đẫm nhân vị thì viết về cái gì? Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa, (Xuân Diệu)
Lửa yêu em nhóm sân chùa
Để sân si cứ trêu đùa thế gian
Luân hồi, táo rụng thật ngoan
Tiếng chuông hớt hải
Chiều toan
Em chờ
(Lên chùa mùa dịch đợi anh)
Viết về dịch dã, nhưng Hải Nguyễn thông qua hiện tượng đời sống, đẩy hiện thực ấy đi xa hơn, để cắt nghĩa về nhân quả, về cân bằng.
Thơ trong trường hợp này, đã trở thành thư ký của trái tim nhà thơ, bài thơ không còn là biên bản của sự kiện mà chính nó là sự kiện.
Đoản khúc mùavà Chúng mình đi nhặt heo may là hai văn bản của ký ức tâm hồn nhà thơ. Thật vậy, đề tài về quê hương, những ký ức về tuổi thơ, tình yêu thuở tinh khôi khá nổi bật trong thơ Hải Nguyễn.
Nhà thơ, TSKH. Nguyễn Ngọc Hải (bên phải) và tác giả bài viết - Nhà thơ Ngô Đức Hành (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Đêm
Hải Dương thương nhớ cứ đầy vơi
Tôi dắt bóng tôi và em đi về miền đất ấy
Cành Tray già, nơi góc vườn khẽ vẫy
Rạng rỡ bình minh, vươn tay đón em về
(Hải Dương và tôi)
Nguyễn Ngọc Hải sinh ra và lớn lên ở Hải Dương. Miền đất Xứ Đông qua năm tháng chắt chiu, đọng mật trong tâm hồn nhà thơ Hải Nguyễn.
Quê hương, nơi có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cả có em - thôn nữ làm nên những rung chấn đầu đời trong tâm hồn, bất cứ một nhà thơ nào có gốc gác sau lũy tre làng. Hải Nguyễn không ngoại lệ.
"Trong mỗi giấc mơ anh / Trăng luôn tròn chẳng khuyết / Nên câu thơ anh viết / Chưa một lần thiếu em", (Ánh trăng em). Nặng tình, thủy chung, nâng niu lưu giữ ký ức.
Em cười. Giỏ lệch lưng ong
Để cho ai cứ lòng vòng ngõ quê
Dẫu xa vẫn nhớ đường về
Cầu ao ốc bám, triền đê gió lồng
(Gái quê)
Văn là người, là câu nói cũ đến "sờn gáy". Cũng với ý này, tôi thích câu nói của nhà văn, nhà thơ Trịnh Bích Ngân: "Thơ không chịu được sự che đậy... Thơ mang tố chất của một chiến binh. Gan góc phơi bày. Dũng cảm phơi bày. Chân thành phơi bày. Thơ còn mang phẩm hạnh của Tê-rê-sa. Chia sẻ và lặng lẽ hiến tặng".
Hải Nguyễn không giấu mình. Ngược lại, ông chứng minh bản thể thơ nặng ân nghĩa với cuộc đời, tự hào về cố thổ, "Ngày xưa một búi bùi nhùi/ Em sang xin lửa về lùi bếp rơm/ Má hây hây, bé nấu cơm/ Khói lam lặng lẽ mà thơm cả chiều", (Khói bếp xưa). Khói lam làm thơm cả chiều thì hay quá, rất thơ. Đó là thi ảnh sáng tạo, làm ánh lên, bừng lên tứ thơ.
Người làm thơ nói chung, nhà thơ chuyên nghiệp nói riêng, giàu hơn ai hết về sự cô đơn. Họ nói chuyện cùng cô đơn, đối thoại cùng cô đơn - cô đơn xuất hiện trong thơ như một người bạn để nhà thơ thủ thỉ.
Hải Nguyễn đúng trong trường hợp này. Chính vì thế, ông có các thi phẩm Hỏi, Tự sự, Độc thoại, Độc thoại với thời gian, Hồ Tây chiều vắng em...
Tâm hồn thơ Hải Nguyễn hoang hoải quê hương, nỗi nhớ, chờ đợi. Cuộc sống không dừng lại, "không ai tắm hai lần trên một dòng sông", nhưng với Hải Nguyễn "Chỉ riêng nỗi nhớ thì chưa khác gì", (Hỏi đáp); "Bể dâu sau những khóc cười/ Trong tôi đẫm bóng một thời ngày xưa...", Giấc mơ cậu học trò xưa).
Nhà thơ, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Ngọc Hải (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Hải Nguyễn trình làng hai tập thơ đầu tay, nhưng lập tức có dấu ấn. Trong 176 bài thơ ở cả hai tập có thơ tự do, thơ truyền thống (thơ năm chữ, thơ lục bát, có tứ tuyệt...).
Nhà thơ Nguyễn Thế Kiên nhận xét: "Thơ Hải Nguyễn không mới ở thể thức thơ, nhưng trong từng khuôn chữ mang hình hài truyền thống và cổ tích, anh đã làm câu chữ thơ mình cựa động bởi những tìm tòi, gieo ngay trong từng khuông nhịp của mạch thơ lớp lang, tự sự", (Nguyễn Thế Kiên: Duyên thơ mở những cung tình).
Nhà thơ Hải Nguyễn từng băn khoăn về thơ. Tôi nói với ông rằng, thơ không thuộc sở hữu riêng của ai, nhóm người nào, cứ viết đúng lòng mình, cảm xúc không vay mượn thì mới hy vọng chạm đến trái tim người đọc.
Và nữa, "tấm áo" nhà thơ dù rộng đến đâu cũng không thể chứa hết những hạt thơ mà đời "rơi vãi". Cứ nhặt lấy mà sáng tạo!
Không đòi hỏi cao hơn ở một nhà khoa học mới "chân ướt, chân ráo" vào cõi thơ. Nhưng đọc Đoản khúc mùavà Chúng mình đi nhặt heo may của anh, người yêu thơ có thể tìm thấy những lớp cảm xúc thú vị. Thơ hay là thơ vừa giản dị, vừa xúc động và ám ảnh. Đúng là thơ ca là thứ nghệ thuật của tâm hồn.
Lục bát của Hải Nguyễn, trên nền "trọng luật", "trọng vần" chung có những "đơn vị câu", thi ảnh mới "Cả gan châm lửa đốt trời/ Nhưng nhức hoa gạo, bời bời tháng ba", (Tháng ba).
Nói hoa gạo (mộc miên) thắp lửa đã có nhà thơ dùng, nhưng "châm lửa đốt trời" thì đó là Hải Nguyễn. "Phập phồng bong bóng dầy thưa/ Cái ô chỗ chiếu, chỗ thừa... trời ơi", (Cơn mưa chiều ấy).
Hoặc, "Tóc em xanh đến sững sờ/ Để ngơ ngác gió, để thờ thẫn mây/ Lồng không, chim đã sổ bay/ Bơ vơ chùa vắng/ Giời đày/ Tương tư", (Bơ vơ chùa vắng giời đày tương tư).
Thơ tự do của Hải Nguyễn, không thiếu bài ám dụ, dẫu là thơ về tình yêu.
Em gom những mảnh vỡ
Của cuộc tình xưa vào nỗi nhớ lặng im
Đêm oằn oại tiếng chuông nhà thờ đổ
Chợt buốt nhói ngăn tim
(Đổ vỡ)
Hải Nguyễn viết về cánh đồng, mưa nắng, các mùa, các tháng trong năm. Trong thơ ông, thiên nhiên, thế giới ngoại cảm và thế giới nội tậm của chủ thể trữ tình luôn hòa điệu, trong mối tương thông, tương cảm; thậm chí cộng hưởng trong tâm tồn tạo nên những vẻ đẹp thi ca. Đọc thơ ông, dễ nhận ra thời gian, không gian, song hành đồng hiện.
Đoản khúc mùavà Chúng mình đi nhặt heo may xác tín rằng, Nguyền Ngọc Hải không chỉ là sở hữu riêng của khoa học mà còn của thi ca.
Những đoản khúc mùa vẫn lặng thầm vang lên trong trái tim của một nhà khoa học đa sầu, đa cảm; biết nâng niu làm nên những "vựa mùa" cảm xúc.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs RB Leipzig, 21h30 ngày 29/3: Khó cho khách
- Mua ô tô Mercedes C180 đắt tiền, bị hỏng chỉ sau gần 10 tiếng nhận xe
- Khán giả Nhật vỗ tay không ngớt khi xem NSƯT Bùi Công Duy biểu diễn
- Khắc phục ngay lỗi của thiết bị DAT, người học lái xe đỡ thiệt thòi
- Nhận định, soi kèo Sunderland vs Millwall, 22h00 ngày 29/3: Thất vọng cửa trên
- Những pha hành động nghẹt thở trong bom tấn tốc độ 'Fast X'
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Reims vs Marseille, 23h00 ngày 29/3: Củng cố vị trí nhì bảng
-
Không biết từ khi nào cụm từ "phải đi đám cưới" được nhiều người sử dụng khi chia sẻ về việc bản thân nhận được thiệp hồng của ai đó. Đám cưới ngày nay không chỉ đơn thuần là ngày vui để họ hàng, người thân gặp gỡ chúc phúc cho cô dâu, chú rể mà còn trở thành một nghĩa vụ xã giao mà nhiều người phải tham gia dù trong lòng không thực sự cảm thấy thoải mái.
Anh Nguyễn Văn Thành (34 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, vào những giai đoạn cao điểm của mùa cưới anh nhận được tới 3 - 4 lời mời cưới một tuần. Có người cẩn thận tới gặp anh gửi thiệp, nhưng cũng có người chỉ gọi điện thoại.
Cô dâu, chú rể hầu hết là bạn bè, người thân hoặc họ hàng của anh Thành. Tuy vậy, cũng không ít lần, anh "vinh hạnh trở thành khách quý" của những người mới chỉ gặp một đôi lần.
Anh Thành kể, cách đây ít lâu, anh và nhóm bạn có tham dự một tour du lịch đi Hàn Quốc. Theo gợi ý của đơn vị lữ hành, mỗi người trong nhóm của anh rủ thêm một vài người bạn nữa ghép chuyến để được hưởng giá ưu đãi.
Cuối cùng, họ gom được một nhóm 10 người. Qua chuyến đi Hàn Quốc 5 ngày, anh Thành quen thêm vài người khác - là bạn của bạn mình. Vì có những bức hình chụp chung nên khi đăng tải lên mạng xã hội, đôi bên đã kết bạn Facebook với nhau.
Việc lựa chọn khách mời là một khâu quan trọng, đòi hỏi sự tinh tế của cô dâu, chú rể. (Ảnh minh họa: Sina). Khi trở về, anh Thành không gặp gỡ những người đó thêm lần nào. Thi thoảng họ chỉ tương tác qua mạng xã hội bằng việc thả like, viết bình luận.
"Hai tháng sau chuyến đi du lịch, một cô gái trong nhóm đó đã nhắn tin qua Facebook mời tôi đi dự hôn lễ của cô ấy. Tôi khá bất ngờ vì quan hệ của chúng tôi không thân thiết tới mức cần đến đám cưới của nhau. Tôi nghĩ mình đi dự cũng dở nên đành viện cớ bận việc và chỉ gửi phong bì chúc mừng qua người bạn", anh Thành nhớ lại lần trở thành "khách quý" bất đắc dĩ.
Đang ở vào độ tuổi thanh niên nên anh Trần Thế Nhuận (27 tuổi, quê Hà Tĩnh) cũng tất bật tham dự các đám cưới của bạn bè. Tuy nhiên, ngoài những mối quan hệ từ bạn học cũ, bạn làm cùng công ty, anh Nhuận còn phát sinh một số đám cưới từ sở thích đam mê đá bóng của mình.
Chàng trai 27 tuổi kể: "Tôi là thành viên của một vài đội bóng và thường tham gia đá bóng giao hữu. Tại sân bóng, tôi có quen một số anh em và lưu lại Facebook của nhau. Đôi bên chỉ quan hệ xã giao nhưng khi cưới họ cũng gửi tin nhắn qua mạng mời tôi về quê họ để tham dự.
Họ nói rằng do chạy lại phần mềm điện thoại nên mất số điện thoại của tôi. Họ đành nhắn tin qua Facbook thay vì gọi điện. Thực chất chúng tôi còn chưa có số điện thoại của nhau".
Tiền mừng cưới trở thành "gánh nặng"
Chị Vũ Thị Vân (32 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) cũng cho hay, bản thân đã nhận được khoảng 4 - 5 lời mời từ những người bạn "qua đường" như thế. Thậm chí, có người từ hồi tốt nghiệp đại học, chị chưa gặp lại nhưng vì còn lưu số điện thoại nên họ vẫn gọi điện mời.
Có lần vì cả nể, chị cũng đến tham dự đám cưới của một người bạn mới quen. Nhưng đến nơi rồi chị như lạc vào một rừng người lạ bởi ngoài cô dâu (người mới gặp một đôi lần), chị không quen bất cứ ai khác. Ngồi cùng những người lạ, chị chẳng biết nói chuyện gì, ăn uống càng cảm thấy không thoải mái.
"Chính vì vậy, sau này khi nhận được lời mời cưới từ những người không mấy thân thiết, tôi sẽ cân nhắc thật kỹ xem có nên tới dự hay mừng cưới không. Đa phần tôi chỉ gửi khoảng 300 nghìn đồng chứ không tới dự. Tới dự đương nhiên tôi phải mừng 500 nghìn đồng, như vậy vừa tốn kém vừa không cần thiết", chị Vân nói.
Nhiều người thấy lạc lõng trong đám cưới mình đến dự. (Ảnh minh họa: hk01). Chị Vân cho biết, chị chỉ là nhân viên hành chính của một công ty. Thu nhập bình quân 12 triệu đồng/tháng. Nhiều tháng tiền mừng cưới trở thành "gánh nặng", ngốn tới một nửa số lương của chị. Chính vì vậy, nếu không tính toán cẩn thận, chị sẽ phải cắt giảm rất nhiều khoản chi tiêu khác trong tháng.
Đám cưới là dịp vui, mừng hạnh phúc trăm năm cho các cặp đôi. Tuy nhiên, đôi khi nó vô tình đem đến những trải nghiệm không mấy thoải mái cho khách mời vì những lời mời bất ngờ như vậy.
Liên quan tới vấn đề này, trao đổi với PV Dân trí, nhà nghiên cứu văn hóa - TS Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên Trường Đại học Khoa học và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, lâu nay chúng ta không có quy định cụ thể trong việc tổ chức đám cưới. Nhà nước chỉ khuyến khích tổ chức tiệc cưới đơn giản, văn minh, tiết kiệm.
Tuy nhiên, thực tế cũng có rất nhiều người tổ chức tiệc cưới rình rang với nhiều mục đích như khoe khoang, tự khẳng định mình… Cũng có nhiều người quan niệm đám cưới là "trả nợ miệng", là dịp để "thu hoạch".
Theo vị chuyên gia này, mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn tổ chức đám cưới theo ý mình vì đó là hoạt động thuộc về cuộc sống cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, ông cho rằng, đám cưới nên hướng đến sự thân thiện, thể hiện cái đẹp trong ứng xử và không nên mang tính vụ lợi.
Cũng theo TS Nguyễn Hùng Vĩ, dân gian có câu "ma chê cưới trách", khi có công to việc lớn thì tất cả mọi việc đều bối rối. Tâm lý cho rằng "thừa còn hơn thiếu" cũng khiến nhiều người thường mở rộng danh sách khách mời quá mức. Có người thì nghĩ rằng, mình không mời thì bạn bè sẽ trách. Dẫu là quen qua qua nhưng cũng có người nhớ đến mình.
Trong tình huống nhận được lời mời cưới từ những người không mấy quen biết, TS Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, người được mời có quyền tự do lựa chọn tham dự, gửi quà mừng hoặc không tham dự.
Song dù lựa chọn thế nào cũng nên ứng xử một cách có văn hóa. Trách móc hay giận dỗi sẽ vô tình lộ ra mình là người thiếu nghệ thuật ứng xử. Chẳng hạn, có thể gửi một lời chúc phúc qua tin nhắn hay qua điện thoại rồi viện cớ bận việc không thể đến. Không nhất thiết cứ phải gửi phong bì hay tiền mừng nếu bản thân không thấy cần thiết.
"Đôi khi vì công việc tôi cũng quên mất mình được mời dự đám cưới. Sau đó, tôi luôn gửi lời xin lỗi và hẹn sẽ gặp gỡ họ một dịp nào đó. Tôi cũng từng không đi đám cưới của những người không quen biết lắm. Tuy nhiên, tôi vẫn gửi tin nhắn chúc mừng họ", vị chuyên gia này chia sẻ.
Theo Dân trí
" alt="Ngã ngửa với những pha mời cưới của cô dâu, chú rể 'chỉ biết mà không thân'">Ngã ngửa với những pha mời cưới của cô dâu, chú rể 'chỉ biết mà không thân'
-
Các dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế khiến thị trường tài chính và bất động sản chững lại. Đây là hai lĩnh vực tạo ra dòng tiền lớn thúc đẩy sự sôi động của các lĩnh vực khác, bao gồm cả thị trường ô tô. Khi hai lĩnh vực này bị ảnh hưởng, người dân và doanh nghiệp cũng sẽ phải cắt chi tiêu, mua sắm.
Minh chứng rõ nét là doanh số bán hàng của thị trường ô tô đã sụt giảm liên tiếp trong 2 tháng cuối năm 2022 và giảm mạnh tới 2 con số so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi những tháng cuối năm trước đó vốn là thời điểm mà các hãng thường thăng hoa về doanh số.
Chưa kể từ đầu năm nay, nhiều hãng xe cũng đồng loạt tăng giá bán từ vài chục cho đến cả trăm triệu đồng để bù đắp chi phí đầu vào tăng do thiếu hụt linh kiện và chip bán dẫn, vì thế sức tiêu thụ của thị trường ô tô Việt Nam năm 2023 vẫn gặp nhiều khó khăn khi người dân mua xe mới sẽ phải mất nhiều chi phí hơn.
Cán cân nhập khẩu giảm
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng lượng xe của các doanh nghiệp thành viên bán trong năm 2022 đạt 404.635 xe. Thế nhưng, sự tăng trưởng 2 năm liên tiếp ở mảng xe nhập khẩu đã giúp tỉ lệ giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước đã gần ngang bằng nhau khi chiếm lần lượt là 44% (178.148 xe) và 56% (226.487 xe).
Tuy nhiên, cán cân nhập khẩu được dự báo sẽ giảm trong năm 2023 khi các mẫu xe nhập khẩu bán chạy với số lượng lớn như Ford Ranger, Toyota Veloz Cross, Hyundai Creta... giờ đã chuyển sang hình thức lắp ráp trong nước.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ô tô trong nước như Thaco, TC Motor và VinFast cũng đang đẩy mở rộng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước để đáp ứng nhu cầu nội địa, cũng như hướng tới mục tiêu xuất khẩu ra các thị trường trong khu vực.
Sự gia tăng của những mẫu xe hybrid
Năm 2022, thị trường ô tô Việt Nam đã chứng kiến sự nở rộ của những mẫu xe điện khi được nhiều hãng đưa về giới thiệu như Hyundai Ioniq 5, Mercedes EQS, Audi e-Tron GT, MG Marvel R, MG 4, Toyota bZ4X, VinFast VF 8. Dẫu vậy, mọi thứ mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu và nếu có cũng chỉ dành cho tập khách hàng nhỏ.
Nguyên nhân chủ yếu do tâm lý người tiêu dùng Việt vẫn còn e ngại về tính hữu dụng của dòng xe này, giá bán còn cao cũng như cơ sở hạ tầng trạm sạc mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn.
Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng xe hybrid sẽ là xu thế của năm 2023 khi đây được đánh giá là phương tiện có tính khả thi cao hơn trong việc theo đuổi giảm phát thải CO2 và phù hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam trước khi "chuyển mình" sang xe điện hoàn toàn.
Trong năm qua, Toyota là hãng xe tích cực nhất trong việc đẩy mạnh dòng xe hybrid vào thị trường Việt Nam khi đã có tới 3 mẫu xe hybrid. Dự kiến, con số này sẽ tăng lên thành 4 khi mẫu xe mới Toyota Innova được giới thiệu trong ít tháng nữa. Ngoài Toyota, hãng xe đồng hương Nissan cũng đã đưa về mẫu Nissan Kicks hybrid với giá bán dễ tiếp cận.
Thaco cũng cho thấy họ không chịu nằm ngoài cuộc chơi khi giới thiệu mẫu KIA Sorento Hybrid vào cuối năm 2022 và theo kế hoạch sẽ đưa thêm mẫu Sportage hybrid về Việt Nam trong năm nay. Còn TC Motor cũng chắc chắn sẽ ra mắt mẫu Hyundai Santa Fe hybrid trong năm 2023 như đã công bố tại buổi lễ khánh thành nhà máy thứ 2 tại Ninh Bình.
Có thể thấy nếu xe điện cần có thời gian dài để phát triển thì các loại xe hybrid đã, đang và sắp xuất hiện ở các phân khúc khác nhau với giá bán ngày càng hợp lý sẽ có thể đáp ứng được ngay nhu cầu của khách hàng trong năm 2023.
Ngô Minh
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe Lexus sẽ ưu tiên bán ở Nhật, khách hàng Việt phải chờ mua hơn 1 nămToyota đang phải vật lộn với việc sản xuất các mẫu xe hạng sang Lexus tại Nhật Bản do thiếu hụt chip bán dẫn và linh kiện, dự kiện tình trạng này vẫn sẽ kéo dài trong năm 2023." alt="Thị trường ô tô Việt Nam 2023 có gì mới?">
Thị trường ô tô Việt Nam 2023 có gì mới?
-
Từ 1/2, chủ xe được tự tra cứu hồ sơ đăng kiểm ô tô, xe máy của mình trên mạng
-
Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Melbourne City, 13h00 ngày 29/3: Khó tin cửa trên
-
Lời cảm tạ!