Vào tuần trước, quân đội Mỹ tuyên bố họ đang điều tra cách xử lý dữ liệu người dùng của TikTok theo yêu cầu từ Thượng nghị sĩ Chuck Schumer.
Theo trang Business Insider, một vụ kiện được đệ đơn tại tòa án California (Mỹ) vào tuần trước với cáo buộc công ty TikTok đánh cắp dữ liệu người dùng và gửi đến các máy chủ tại Trung Quốc.
Đơn kiện này không đến từ chính phủ Mỹ mà bởi Misty Hong, một sinh viên ở California. Cô đã tải ứng dụng TikTok vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4/2019. Theo đơn kiện, cô dùng ứng dụng nhưng chưa từng tạo tài khoản. Misty Hong chỉ quay một vài video và không đăng tải lên mạng.
![]() |
TikTok bị cáo buộc lấy cắp dữ liệu cá nhân gửi về máy chủ ở Trung Quốc. Ảnh: The Epoch Times. |
Ứng dụng TikTok cho phép người dùng tạo video trước khi đăng ký tài khoản. Tuy nhiên, nếu muốn đăng tải video công khai lên ứng dụng, bạn phải tạo tài khoản.
Hong phát hiện TikTok đã tự tạo tài khoản cho cô với tên người dùng là một chuỗi ký tự. Bên cạnh đó, nó sử dụng số điện thoại của cô làm mật khẩu.
Misty Hong khẳng định TikTok lấy các video cô đã quay nhưng chưa đăng tải lên mạng cùng với hàng loạt dữ liệu cá nhân khác chuyển đến máy chủ ở Trung Quốc.
Vụ kiện xác định một số máy chủ Trung Quốc được vận hành bởi gã khổng lồ công nghệ Tencent và Alibaba. Hiện tại, TikTok vẫn chưa có phản hồi về cáo buộc trên của Misty Hong.
Trong một bài viết ngày 5/11, Vanessa Pappas, trưởng văn phòng ở Mỹ của TikTok, khẳng định các trung tâm dữ liệu ứng dụng "đều nằm bên ngoài Trung Quốc". Bà nhấn mạnh dữ liệu của người dùng tại Mỹ được lưu trữ ở Mỹ và sao lưu tại Singapore.
" alt=""/>TikTok bị kiện vì lấy dữ liệu cá nhân gửi về máy chủ ở Trung Quốc![]() |
Phi hành gia có thể xem phim và đọc e-book ngay trên trạm ISS. Ảnh: Motherboard. |
"Hành động của tôi vô tình làm bật báo động khắp Trung tâm vũ trụ Johnson ở Houston, bang Texas, Mỹ", Andre Kuipers chia sẻ trên sóng radio.
Theo Motherboard, nhân viên trên trạm vũ trụ ISS sử dụng phương thức liên lạc vệ tinh để gọi điện về Trái Đất. Bên cạnh đó, loại điện thoại kết nối Internet cũng được sử dụng nhiều hơn điện thoại trạm để bàn (PTSN). Theo Washington Post, liên lạc vũ trụ/mặt đất ngày càng dễ dàng nhờ sự phát triển của phương thức "Space Skype" xây dựng trên hệ thống tương tự như Internet.
Từ ngoài vũ trụ, phi hành gia sử dụng loại kết nối trên để gọi điện cho bạn bè và người thân. Đồng thời, họ còn có thể xem phim và đọc e-book. Tuy nhiên, do khoảng cách quá xa, hệ thống vẫn vướng phải những bước trễ sóng và kết nối chập chờn.
"Nhiều lúc mọi người dập máy vì họ nghĩ tôi không nói gì cả", Kuipers nói.
![]() |
Nhiều phi hành gia thừa nhận từng vô tình gọi điện thoại cho cảnh sát. Ảnh:Time. |
Trường hợp gọi nhầm số của Andre Kuipers không phải là duy nhất. Tim Peake, phi hành gia trực thuộc Cơ quan vũ trụ Châu Âu thừa nhận điều tương tự. Năm 2015, nhà du hành vũ trụ đã gọi nhầm đến nhà của một phụ nữ độc thân và hỏi bà rằng "Xin chào, có phải trái đất đó không?".
"Tôi muốn gửi lời xin lỗi chân thành đến người phụ nữ ấy. Đó không phải là một trò đùa, tôi chỉ gọi nhầm số mà thôi", Tim Peake chia sẻ trên trang Twitter cá nhân. Người đồng nghiệp Samantha Cristoforetti bình luận hóm hỉnh bên dưới rằng "Tôi cũng từng làm điều tương tự, gọi cảnh sát và chúc mừng Giáng sinh".
" alt=""/>Phi hành gia 'lỡ tay' gọi điện cho cảnh sát từ vũ trụ