Trên cơ sở báo cáo của Văn phòng Chính phủ tại hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Quyết định 28 ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về gửi,ữngloạivănbảnnàosẽđượcgửinhậnđiệntửkhôngkèmvănbảngiấytừthában xep hang c1 nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, ngày 26/12/2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương về việc gửi, nhận văn bản điện tử. Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không gửi văn bản điện tử kèm văn bản giấy đối với các văn bản theo danh mục được thống nhất giữa Văn phòng Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương, áp dụng từ ngày 1/2/2020. Văn phòng Chính phủ là cơ quan được giao phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để thống nhất danh mục văn bản gửi, nhận điện tử không kèm văn bản giấy.
Thực hiện nhiệm vụ trên, Văn phòng Chính phủ đã xây dựng danh mục văn bản gửi, nhận điện tử không kèm văn bản giấy để áp dụng thống nhất trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp từ ngày 1/2 tới đây. Cụ thể, theo danh mục mới được Văn phòng Chính phủ xây dựng, cơ quan này đề xuất 30 loại văn bản hành chính sẽ được gửi, nhận điện tử không kèm văn bản giấy, bao gồm: Nghị định (cá biệt); Quyết định (cá biệt), trừ các Quyết định liên quan đến quy hoạch, tài chính, tổ chức, bộ máy; Chỉ thị; Quy chế; Quy định; Thông cáo; Thông báo; Hướng dẫn; Chương trình; Kế hoạch; Phương án; Đề án; Dự án; Báo cáo; Biên bản; Tờ trình; Công văn; Công điện; Bản ghi nhớ; Bản thỏa thuận; Giấy ủy quyền; Giấy mời; Giấy giới thiệu; Giấy nghỉ phép; Phiếu gửi; Phiếu chuyển; Phiếu báo; Thư công; Văn bản gửi đến các đơn vị đã đáp ứng điều kiện, kỹ thuật liên thông gửi, nhận văn bản điện tử; Văn bản điện tử đã bao gồm chữ ký số, bảo đảm tính xác thực theo quy định pháp luật (Thông tư 41 ngày 19/12/2017 của Bộ TT&TT quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước). Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương góp ý trước ngày 15/1/2020 về danh mục văn bản gửi, nhận điện tử không kèm văn bản giấy để áp dụng thống nhất trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp từ ngày 1/2/2020.
Trục liên thông văn bản quốc gia - tiền đề của nền tảng tích hợp dữ liệu phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số được chính thức khai trương, đưa vào vận hành chính thức kể từ ngày 12/3/2019. Hệ thống này ra đời cũng nhằm góp phần đổi mới phương thức làm việc của Chính phủ và các cơ quan hành chính các cấp, hướng tới Chính phủ không giấy tờ, tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong xử lý văn bản, công việc trên môi trường điện tử. Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho hay, đến nay đã có 95/95 cơ quan nhà nước đã thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử trên Trục liên thông văn bản quốc gia, trong đó 64/94 bộ, ngành, địa phương, cơ quan đã thực hiện gửi nhận văn bản điện tử 3 cấp chính quyền. Theo thống kê, sau gần 9 tháng đưa vào vận hành, đã có hơn 1 triệu văn bản, gồm 300.000 văn bản gửi và 700.000 văn bản nhận, trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Đặc biệt, tính toán sơ bộ của Văn phòng Chính phủ cho thấy, chỉ tính riêng việc gửi nhận văn bản điện tử theo 2 cấp hành chính giữa các bộ, ngành, địa phương đã giúp cắt giảm trên 1.200 tỷ đồng mỗi năm từ việc giảm chi phí sao chụp văn bản và gửi văn bản qua dịch vụ bưu chính. Cùng với đó, việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước còn giúp nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian xử lý công việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; giúp lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương biết được tình trạng xử lý văn bản, hồ sơ, công việc để có thể chỉ đạo kịp thời. Trong năm 2019, về thực hiện gửi nhận văn bản điện tử, Văn phòng Chính phủ đánh giá cao nỗ lực của các Bộ: TN&MT, TT&TT, Nội vụ, Ban Cơ yếu Chính phủ… và các tỉnh Quảng Ninh, Sơn La, Long An, An Giang, Kon Tum, Cần Thơ, Hà Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long và Quảng Ngãi. Theo Đề án Trục liên thông văn bản quốc gia đã được phê duyệt đầu tháng 8/2019, mục tiêu đặt ra trong năm nay là giảm 80% thời gian gửi, nhận văn bản giữa các bộ, ngành, địa phương; đến tháng 6/2020, các hệ thống quản lý văn bản và điều hành nội bộ của các bộ, ngành, địa phương sẽ liên thông, kết nối với nhau, kết nối tới hệ thống Trục liên thông văn bản quốc gia và phấn đấu 100% văn bản điện tử liên thông gửi, nhận 4 cấp chính quyền. Đồng thời, hình thành cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, ứng dụng, bảo mật thông tin phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử hướng tới hình thành nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Vân Anh |