游客发表
发帖时间:2025-01-19 15:24:08
Nhiều người nói rằng củ riềng cũng có công dụng chữa bệnh như gừng,ủriềnggiavịquenthuộccónhiềucôngdụngchữabệnâu khói trầm nhưng tôi chỉ thấy người ta dùng riềng khi nấu giả cầy. Loại cây này có vẻ không phổ biến và hữu ích bằng gừng. Bác sĩ có thể cho biết thêm thông tin không ạ? (Vân Nam, Tây Ninh).
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 trả lời:
Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ở dạng tươi sống, riềng có mùi hương gần giống như gừng nhưng không cay nồng như vậy.
Ngoài vai trò là loại gia vị góp phần tạo nên hương vị của nhiều món ăn Việt Nam, riềng còn là vị thuốc phổ biến thường dùng trong dân gian. Sau khi đã loại bỏ phần rễ, lá, thân, người ta rửa sạch phần củ rồi cắt lát phơi khô.
Riềng là nguồn cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và flavanoid… Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể.
Vì chứa các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm nên riềng rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành. Ngoài ra, vị thuốc này còn hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, giảm khó chịu do viêm loét dạ dày.
Bên cạnh đó, riềng chứa nhiều chất chống oxy hóa giảm tác hại của các gốc tự do và độc tố khác trong cơ thể, phòng và trị bệnh về da như ghẻ, lang ben, lở loét và sưng viêm. Ngoài ra, hỗn hợp riềng và nước lá chanh được người dân dùng như thuốc bổ.
Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh tì và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu hóa thức ăn. Riềng tẩm rượu, sấy khô, rồi tán nhỏ và trộn đều uống chữa đau dạ dày. Củ riềng già, chuối xanh và một ít vôi bột giúp trị hắc lào công hiệu.
Riềng kết hợp với một số thảo mộc khác như trần bì, sa nhân, đại táo, quế, nụ sim, thanh bì, bột thảo quả… cũng là những bài thuốc phổ biến trong dân gian.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接