当前位置:首页 > Thế giới

Thay đổi nếp nghĩ, người dân tộc chủ động thoát nghèo

Cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ,đổinếpnghĩngườidântộcchủđộngthoátnghèkết quả bóng đá ngày hôm nay cách làm đã tạo chuyển biến về nhận thức cho đồng bào DTTS trong sản xuất và đời sống, giúp bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng đến giảm nghèo bền vững.

Khi người nghèo không trông chờ, ỷ lại

Tại xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau hiện có 74 hộ nghèo/2.739 hộ toàn xã, 122 hộ cận nghèo, trong đó có 183 hộ dân tộc Khmer, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhiều người dân không có việc làm ổn định. Nhằm giải quyết thực trạng này, địa phương đã đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn bà con áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để giảm nghèo.

Như gia đình ông Hiệu Thương (ấp Thuận Thành, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi) nhờ được địa phương hỗ trợ đất sản xuất và nhà ở mà cuộc sống ngày một khá hơn. Với 1.200 m2 đất được hỗ trợ, ông Thương chú tâm chăn nuôi, mỗi tháng gia đình thu được khoảng 1 triệu đồng, ông Thương còn kiếm thêm tiền bằng cách làm thuê hàng ngày. Theo ông, với việc cố gắng làm ăn, chịu khó tích luỹ, gia đình ông sẽ sớm thoát nghèo.

Là hộ nghèo nhưng nhờ siêng năng làm ăn, gia đình chị Trần Thuỳ Trân (dân tộc Khmer, ấp Tư, xã Khánh Bình) đã vươn lên trở thành hộ khá. Khi gia đình được hỗ trợ đất sản xuất theo chương trình chính sách hỗ trợ đất cho đồng bào dân tộc Khmer nghèo, nhận thấy còn nhiều hộ trong ấp có cuộc sống khó khăn hơn mình nên chị đã nhường phần đất hơn 2.000 m2 lại cho hộ khác.

Chị Trân chia sẻ, gia đình chị lao động lấy công làm lãi, dành dụm mới có được cuộc sống khấm khá hơn, nếu chỉ biết trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà không chí thú làm ăn thì cũng không thể thoát nghèo được.

Tại Khánh Bình, trước kia nhiều hộ dân ở nhà dột nát, cuộc sống khó khăn. Với sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể, đến nay toàn xã có 20 hộ dân tộc Khmer được hỗ trợ đất sản xuất với diện tích 40.000 m2, 37 căn nhà được xây mới cho bà con. Địa phương còn thực hiện chương trình hỗ trợ tiền điện, bồn nước, đào tạo nghề, đồng thời hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hỗ trợ cây, con giống…

{ keywords}
 

Theo đại diện chính quyền xã, để có được kết quả này, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, ý chí vươn lên, không còn trông chờ, ỷ lại của người nghèo đóng vai trò quan trọng. Từ sự nỗ lực vươn lên của chính người nghèo đã giúp họ ổn định cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Thay đổi nếp nghĩ, chủ động thoát nghèo

Cũng tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS và cộng đồng xã hội về giảm nghèo bền vững, tại Gia Lai triển khai sâu rộng cuộc vận động “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Cuộc vận động này đã tạo chuyển biến về nhận thức cho đồng bào DTTS trong sản xuất và đời sống, giúp bà con từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Tiêu biểu như chị Rơ Lan H’Blơn, ở làng Đo, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, Gia Lai từ chỗ thiếu đói đến nay thu nhập mỗi năm hơn 70 triệu đồng. Theo chị Rơ Lan H’Blơn, chị và nhiều gia đình ở địa phương vươn lên thoát nghèo nhờ hai yếu tố. Một là là nhờ tính chủ động dám nghĩ, dám làm của mỗi hộ gia đình. Bên cạnh đó là nhờ sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả chính quyền, ban ngành địa phương. Chị và nhiều bà con thường xuyên được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây điều, cao su, cà phê. Nhiều hộ nghèo còn được hỗ trợ vốn, nông cụ, phân bón để phát triển sản xuất.

{ keywords}
 

Nhờ cuộc vận động này, tại huyện Krông Pa, 60 hộ DTTS đã vươn lên thoát nghèo, trong đó có nhiều hộ khá giả. Tại huyện Kbang, cuộc vận động được triển khai bằng cách xây dựng các mô hình điểm về kinh tế, sau 7 năm thực hiện, đã xây dựng thành công 53 mô hình giảm nghèo, giúp hàng nghìn hộ đồng bào DTTS tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Gia Lai phấn đấu đến cuối năm 2018 có 70% hộ trong tổng số hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động; phấn đấu có ít nhất 25% hộ trong tổng số hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tục lạc hậu, không trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của Nhà nước, biết tự lực vươn lên thoát nghèo.

Ng.Minh - Mai Hương (tổng hợp)

分享到: