Bố mẹ cho con cái đất đai nhằm tạo điều kiện sinh sống là điều phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, không ít trường hợp sau khi được tặng, cho đất, con cái không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp này, bố mẹ có được lấy lại đất đã cho?
Khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được quyền chuyển nhượng, cho tặng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trừ trường hợp: Thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư; Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;
- Hộ gia đình cá nhân chưa được cấp nhưng đủ điều kiện cấp sổ đỏ thì được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.
- Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
- Trong thời hạn sử dụng đất;
- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ (Ảnh: IT).
Quy trình thực hiện cho tặng quyền sử dụng đất gồm 4 bước, bao gồm:
Bước 1: Người tặng cho thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực hợp đồng tặng cho tại phòng công chứng, văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại UBND nơi có đất.
Bước 2: Kê khai thuế, lệ phí trước bạ.
Bước 3: Đăng ký biến động đất đai.
Bước 4: Cán bộ tiếp nhận sẽ trả bạn phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Việc tặng cho quyền sử dụng đất được pháp luật xác nhận khi hợp đồng tặng cho được công chứng, đã làm xong thủ tục đăng ký biến động tại văn phòng đăng ký đất đai và hoàn tất việc đăng ký biến động vào sổ địa chính.
Thông thường, bố mẹ không có quyền lấy lại đất đã tặng cho vì việc tặng cho đã hoàn tất và đã có hiệu lực; các bên tặng cho tự nguyện, không lừa dối, cưỡng ép nên không có căn cứ để tòa án tuyên vô hiệu.
Tuy nhiên cũng có trường hợp tòa án sẽ tuyên vô hiệu nếu hợp đồng tặng cho đã công chứng quy định điều kiện hợp đồng được hủy bỏ do có những điều khoản ràng buộc về hậu quả pháp lý.
Điều 462, Bộ luật dân sự 2015 về tặng cho tài sản có điều kiện như sau:
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Như vậy trường hợp bố mẹ cho con đất theo hợp đồng cho tặng có điều kiện và có những chứng cứ, lời khai chứng minh được con cái không thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho thì có thể yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu và đòi lại tài sản.
" alt=""/>Con bất hiếu, bố mẹ đã cho đất thì có đòi lại được không?Thông báo đó được Công an tỉnh Phú Thọ đưa ra trưa 6/10. Việc lắp đặt lại cầu phao Phong Châu (cách vị trí sập cầu Phong Châu khoảng 400m) do mực nước sông Hồng đã rút, dòng chảy ổn định.
Dự kiến, 15h cùng ngày lực lượng công binh sẽ hoàn tất việc nối lại cầu phao và cho phép các phương tiện được lưu thông qua lại.
Cầu phao Phong Châu (Ảnh: Hương Giang).
Cầu phao được Lữ đoàn 249 (Binh chủng Công binh) lắp đặt, đưa vào vận hành từ 6h ngày 30/9. Người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu từ 6h đến 22h hàng ngày.
Để lắp cầu phao, Lữ đoàn 249 đã huy động trên 200 cán bộ, chiến sĩ và gần 90 phương tiện các loại tham gia thực hiện nhiệm vụ. Lữ đoàn 249 đã gia cố trên 11.000m3 đá ở hai bến và đường lên xuống cầu; tiến hành các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn khi vận hành cầu phao.
Quân đội sử dụng 26 đốt khơi, 2 đốt mố. Sau khi hoàn thành việc bắc cầu, đơn vị tổ chức thông xe kỹ thuật, kiểm tra, hiệu chỉnh kỹ thuật, hoàn tất các công đoạn. Tối 1/10, quân đội quyết định "cắt" cầu phao do mực nước sông Hồng dâng cao, chảy xiết.
Việc quân đội nối lại cầu phao Phong Châu giúp người dân các huyện Tam Nông, Lâm Thao, TP Việt Trì (Phú Thọ) đi lại dễ dàng hơn, không phải đi vòng qua cầu Ngọc Tháp xa hơn 40-50 km.
Vụ sập cầu Phong Châu sáng 9/9 khiến 8 người gặp nạn, đến nay 4 người mất tích đang được lực lượng chức năng Phú Thọ tìm kiếm, gồm: Nguyễn Thị Lan (19 tuổi, trú ở huyện Tam Nông, Phú Thọ); Nguyễn Hà Chi (19 tuổi, ở Đắk Nông); Nguyễn Thị Bích Hằng (36 tuổi, TP Việt Trì, Phú Thọ); Nguyễn Thị Yến (45 tuổi, ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ).
" alt=""/>Dừng hoạt động phà quân sự, nối lại cầu phao Phong Châu ở Phú ThọĐược biết, Microsoft Defender for Business là giải phảp bảo mật thiết bị đầu cuối được thiết kế đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (tối đa 300 nhân sự). Các thiết bị của doanh nghiệp sẽ được bảo vệ tốt hơn trước các ransomware, malware, tấn công lừa đảo và các hình thức tấn công khác nhờ vào giải pháp này. Microsoft Defender for Business tích hợp liền mạch với Microsoft 365, cung cấp một hệ thống bảo mật nâng cao với các dịch vụ đám mây của Microsoft.
Cung cấp đa dạng tính năng bảo vệ thiết bị và dữ liệu
Tính năng “Threat and vulnerability management” cho phép người dùng quản trị tập trung và ưu tiên xử lý những vấn đề nguy hiểm, khẩn cấp nhất của doanh nghiệp bằng cách xác định, phân loại và sửa chữa các lỗ hổng cũng như cấu hình sai của phần mềm.
Tính năng “Attack surface reduction” sử dụng các chính sách để cấu hình các tính năng bảo mật như ransomware mitigation, quản lý ứng dụng, bảo vệ web, bảo vệ mạng, tường lửa và các quy tắc để giảm thiểu bề mặt tấn công. Đây là những khu vực mà các thiết bị, ứng dụng của doanh nghiệp public ra ngoài Internet nên có thể bị khai thác tấn công.
Tính năng “Next-generation protection” hỗ trợ ngăn chặn và bảo vệ thiết bị và ứng dụng khỏi các mối đe doạ với các tính năng antimalware và antivirus.
Tính năng “Endpoint detection and response (EDR)” nhận các cảnh báo từ thiết bị và phát hiện mối đe doạ dựa trên hành vi của thiết bị, từ đó giúp người quản trị chủ động loại bỏ các mối đe doạ tiềm tàng trong môi trường doanh nghiệp.
Tính năng “Automated investigation and remediation có thể tự động kiểm tra các cảnh báo và thực hiện hành động ngay lập tức để xử lý các cuộc tấn công. MDB cho phép người quản trị ưu tiên các công việc quan trọng và tập trung vào các mối đe doạ phức tạp hơn bằng cách giảm thiểu lưu lượng cảnh báo và tự động khắc phục mối đe doạ.
APIs và tích hợp sẽ giúp người dùng tự động hoá quy trình làm việc, tích hợp các dữ liệu bảo mật với các hệ thống cảnh báo và báo cáo.
Khả năng tích hợp
Tích hợp với Microsoft Entra ID
Cùng với tính năng Conditional Access của Microsoft Entra ID, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tăng cường khả năng bảo vệ danh tính người dùng bằng các chính sách bảo đảm chỉ những thiết bị tuân thủ và có trạng thái bảo mật cao mới có thể truy cập vào tài nguyên của hệ thống.
Tích hợp với Microsoft Intune
Microsoft Intune sẽ giúp người quản trị có thể tạo kết nối đến MDB và tạo các chính sách quét file, phát hiện mối đe doạ và báo cáo các thiết bị có mối đe doạ. Ngoài ra, có thể tạo chính sách tuân thủ dựa trên mức độ rủi ro và chặn các thiết bị có rủi ro cao. Bên cạnh đó, để các thiết bị tuân thủ bảo mật, người quản trị có thể tạo các chính sách cấu hình tự động cho các thiết bị như cấu hình firewall, cấu hình Windows Defender cùng một số tính năng.
Tích hợp với Microsoft Sentinel
Khi tích hợp MDB với Microsoft Sentinel, Microsoft Sentinel sẽ dùng các cảnh báo, thông tin thu thập từ các sự cố, mối đe dọa trên thiết bị người dùng được đồng bộ từ MDB để phân loại, điều tra và tự động đưa ra các hành động cụ thể để bảo vệ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của các mối đe dọa đó.
Doanh nghiệp nào nên sử dụng Microsoft Defender for Business
Thứ nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số lượng nhân viên nhỏ hơn 300 người.
Thứ hai là doanh nghiệp sử dụng nhiều thiết bị khác nhau và nhiều nền tảng khác nhau như Windows, Android, iOS và MacOS.
Thứ ba là các doanh nghiệp đang sử dụng license Microsoft 365 Business Premium.
Đại diện CMC Telecom chia sẻ: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường quan niệm rằng, các cuộc tấn công mạng chỉ nhắm đến những tổ chức có quy mô hoặc doanh thu lớn. Tuy nhiên, chính những doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chính là đối tượng chiếm đa số và dễ dàng bị khai thác tấn công”.
Thúy Ngà
" alt=""/>Nâng cao bảo mật thiết bị doanh nghiệp với Microsoft Defender for Buúiness