Công nghệ

Nhận định, soi kèo Sepsi vs Petrolul Ploiesti, 23h30 ngày 2/11: 3 điểm ở lại

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-04-10 04:51:53 我要评论(0)

Phạm Xuân Hải - 02/11/2024 07:08 Nhận định bó tinthethaotinthethao、、

ậnđịnhsoikèoSepsivsPetrolulPloiestihngàyđiểmởlạtinthethao   Phạm Xuân Hải - 02/11/2024 07:08  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
img 2749.jpg
Người bán SIM rác trên đường Phạm Văn Đồng TP.HCM ngồi khuất vào phía trong.

Địa điểm đầu tiên được khảo sát tại TP.HCM là khu vực đường Phạm Văn Đồng (khu vực cầu Gò Dưa), nơi đây nổi tiếng với tình trạng bán SIM như bán rau ngoài chợ, khi những người bán tập trung dưới các gốc cây bên đường cùng các băng rôn quảng cáo SIM 4G giá 39.000 đồng. Tại thời điểm chiều ngày 3/10, các điểm bán SIM này đã không còn và người dân tại đây thông tin, sau khi báo chí đăng bài tầm một tuần trở lại đây, không còn thấy những người bán SIM này nữa.

img 2565.jpg
SIM VNSKY bán giá 220.000 đồng trên đường Phạm Văn Đồng.

Tuy nhiên, chiều 5/10, khi PV VietNamNet trở lại, những người bán SIM điện thoại di động ngồi lề đường này lại xuất hiện, mặc dù không còn đông đảo như trước đây. Các băng rôn đã được căng lại trên thân cây và người bán ngồi núp sâu vào trong. Tại đây, 2 loại SIM được bán nhiều là của nhà mạng Vietnamobile và nhà mảng ảo VNSKY thuộc hệ sinh thái VNPAY. Trong đó, SIM Vietnamobile có giá 39.000 đồng và 100.000 đồng, còn SIM VNSKY được bán giá 220.000 đồng, tất cả các SIM này không cần đăng ký, chỉ cần mua về là có thể nghe gọi được.

Điểm đến thứ hai của phóng viên là 3 cửa hàng kinh doanh SIM và bán phụ kiện trên đường Trần Quang Khải, Quận 1, TP.HCM. Tại tuyến đường này, hiện chỉ còn một cửa hàng kinh doanh SIM số. Tuy nhiên, khi hỏi mua SIM không cần đăng ký, chủ cửa hàng cho biết, hiện đã không bán loại này, do trong thời gian gần đây liên tục bị thanh tra và nếu vi phạm cũng bị phạt rất nặng. Tương tự, tại 2 cửa hàng bán lẻ phụ kiện điện thoại di động và SIM số trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM, khi được hỏi mua SIM không đăng ký, chủ cửa hàng cũng cho biết không còn bán loại SIM này, muốn mua phải đăng ký mới sử dụng được.

Chúng tôi đến điểm tiếp theo, nơi được coi là “thiên đường” của SIM rác tại TP.HCM. Đó là khúc đường 3/2 từ vòng xoay Dân chủ đến giao với đường Sư Vạn Hạnh. Cách đây vài năm, nơi đây ngập tràn các điểm bán SIM điện thoại di động. Tuy nhiên, giờ đây đa số đã chuyển sang cửa hàng bán điện thoại và phụ kiện.

img 2750.jpg
Các loại SIM của nhà mạng được đăng ký sẵn PV VietNamNet mua được trên đường 3/2 tại TP.HCM.

Ghé cửa hàng T.mobile, một địa điểm trước đây hay bán SIM không đăng ký, anh T. chủ cửa hàng cho biết hiện đã giải nghệ và giờ chỉ bán điện thoại. Đồng thời, anh T. chia sẻ, nếu muốn mua loại SIM này thì qua các cửa hàng bán phụ kiện kèm SIM số là có, chứ các cửa hàng bán điện thoại hiện đã dừng vì hiện thanh tra đi kiểm tra liên tục.

PV VietNamNetvào một cửa hàng phụ kiện kèm bán SIM, lúc đầu người phụ nữ thấy hỏi mua SIM không đăng ký liền tỏ vẻ nghi ngờ. Sau khi PV nói mua số lượng lớn để làm chăm sóc khách hàng, người phụ nữ mới chịu bán, đồng thời, chia sẻ “nãy giờ tưởng nhà báo” nên sợ, do dạo này thanh tra nhiều và phạt rất nặng.

Chủ cửa hàng này cho biết, ở đây không có SIM Viettel và VinaPhone đăng ký sẵn, chỉ có SuperSIM của MobiFone đầu số 093 tài khoản có sẵn 150.000 đồng, giá 250.000 đồng; SIM Vietnamobile tài khoản 200.000 đồng, giá 150.000 đồng, các loại SIM này gọi ngoại mạng thoải mái. Riêng SIM iTel có giá 180.000 đồng, gọi mạng VinaPhone dưới 10 phút, muốn gọi liên mạng phải nạp tiền vào, đồng thời SIM còn miễn phí data 120GB.

sim rac 3.jpg
Một cửa hàng bán phụ kiện và SIM số trên đường 3/2.

Tại một cửa hàng khác, ngoại trừ VinaPhone, ở đây các loại SIM đăng ký trước có sẵn gồm Viettel, VNSKY, Vietnamobile. SIM Viettel có giá 150.000 đồng và tài khoản 0 đồng, muốn gọi liên mạng phải nạp tiền. Trong khi đó, SIM VNSKY giá 250.000 đồng, gọi liên mạng miễn phí 50 phút, miễn phí 1.000 phút gọi nội mạng, Data 4GB/ngày và gia hạn 90.000 đồng/tháng. SIM Vietnamobile có 2 loại là 150.000 đồng, tài khoản 60.000 đồng và 200.000 đồng tài, khoản 200.000 đồng.

Trao đổi với PV, chủ cửa hàng cho biết, ở đây có thể cung cấp SIM đã đăng ký sẵn số lượng lớn, tuy nhiên, riêng MobiFone (chủ cửa hàng gọi SIM VNSKY là SIM MobiFone) và Viettel phải báo trước một ngày, nếu lấy số lượng trên 10 SIM mức giá sẽ lần lượt là VNSKY 100.000đồng/SIM và Viettel 90.000 đồng/SIM. Thắc mắc vì sao SIM Viettel có giá đắt, chủ cửa hàng chia sẻ là do nhập vào khó và giá nhập cũng đã cao. Riêng SIM Vietnamobile, chủ cửa hàng kêu muốn bao nhiêu lúc nào cũng có.

sim rac 2.jpg
Những SIM rác mua tại các điểm bán hàng tại TP.HCM.

Tiếp tục qua một cửa hàng khác cùng tuyến đường để mua SIM đăng ký sẵn, tại đây, chị chủ cửa hàng sau khi quan sát một lượt người mua liền hỏi muốn mua loại nào, ở đây hiện có SIM của VNSKY và Vietnamobile. Mức giá SIM VNSKY là 220.000 đồng, trong khi đó, SIM Vietnamobile giá 110.000 đồng, tài khoản 60.000 đồng và loại 150.000 đồng, tài khoản 200.000 đồng. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn lấy số lượng lớn và mua thêm SIM của nhà mạng khác, chủ cửa hàng bảo mai hãy trở lại chứ giờ chỉ sẵn SIM Vietnamobile là có số lượng lớn.

Theo quan sát của phóng viên, tại các cửa hàng bán SIM rác vẫn dùng cách kích SIM đăng ký theo kiểu cũ, đó là dùng những chiếc điện thoại Nokia cùng thiết bị đi kèm, gắn SIM vào kích hoạt rồi giao cho khách. Một số SIM chủ cửa hàng còn chụp ảnh gửi cho một bên nào đó để tiến hành đăng ký. Các cửa hàng đều cam kết nếu về SIM không nghe gọi được có thể đến đổi, thậm chí, nếu có nhu cầu cắt nhỏ SIM cũng sẽ làm giúp.

Hoàng Thịnh

“Cuộc chiến” SIM rác: Nhiều đại lý đã dừng bán, kích hoạt SIMSố lượng SIM rác được bày bán công khai đã giảm, tuy nhiên, cuộc chiến chống SIM kích hoạt sẵn được dự báo sẽ còn nhiều diễn biến khốc liệt." alt="SIM rác của các nhà mạng vẫn bán tràn lan tại TP.HCM" width="90" height="59"/>

SIM rác của các nhà mạng vẫn bán tràn lan tại TP.HCM

Phat thai anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Wales Online.

Có hai điểm khác biệt cơ bản: thu nhập quốc gia bằng GDP (tổng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở một nước trong một năm) trừ đi khấu hao vốn (tức hao mòn công cụ, máy móc và đồ nội thất dùng trong quá trình sản xuất mà trên nguyên tắc cũng bao gồm vốn tự nhiên), cộng hoặc trừ thu nhập ròng từ tư bản và lao động thu về hoặc trả cho phần còn lại của thế giới (tập hợp này có thể có giá trị dương hoặc âm, tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia, nhưng theo định nghĩa thì chúng triệt tiêu lẫn nhau ở cấp độ toàn cầu).

Đơn cử một ví dụ. Một quốc gia khai thác dầu mỏ trị giá 100 tỷ euro trên lãnh thổ của họ sẽ làm tăng GDP thêm 100 tỷ euro. Thế nhưng thu nhập quốc gia không tăng, vì trữ lượng vốn tự nhiên đã giảm đi một lượng tương ứng.

Ngoài ra, nếu ta gán một giá trị âm tương ứng cho chi phí xã hội của lượng khí thải carbon do đốt cháy lượng dầu khai thác nói trên, điều mà mặc dù nên làm nhưng không phải lúc nào ta cũng làm, vì giờ đây ta biết rằng lượng khí thải này sẽ góp phần vào tình trạng nóng lên toàn cầu và biến cuộc sống trên Trái đất thành địa ngục, thì thu nhập quốc gia sẽ có giá trị âm rất sâu.

Tầm quan trọng của việc lựa chọn chỉ báo thật rõ ràng: cùng một hoạt động kinh tế có thể dẫn đến GDP dương nhưng thu nhập quốc gia âm. Điều này làm thay đổi hoàn toàn cách đánh giá tập thể về các dự án đầu tư ở cấp quốc gia hoặc doanh nghiệp.

Mặc dù tốt hơn nên tập trung vào thu nhập quốc gia (sau khi tính đến việc tiêu thụ vốn tự nhiên và chi phí xã hội tương ứng) và chú trọng vào bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, thay vì chỉ giới hạn ở GDP và các giá trị bình quân, nhưng điều đó vẫn không đủ.

Trên thực tế, bất kể giá trị tiền tệ nào gán cho chi phí xã hội do khí thải carbon hoặc các yếu tố ngoại tác khác (một thuật ngữ chung được các nhà kinh tế sử dụng để chỉ những tác động không mong muốn của các hoạt động kinh tế như khí hậu nóng lên, ô nhiễm không khí hoặc ùn tắc giao thông), kiểu hạch toán tiền tệ phiến diện vẫn không nắm bắt chính xác những thiệt hại hay giá trị đánh cược liên quan.

Trong một số trường hợp, cách tiếp cận này thậm chí còn giúp duy trì ảo tưởng rằng ta luôn có thể mang tiền ra để bù đắp mọi thiệt hại, miễn là ta tìm được “giá tương đối” phù hợp để bình ổn môi trường: đó là một ý tưởng sai lầm và nguy hiểm. Để thoát khỏi những ngõ cụt trí tuệ và chính trị kiểu này, điều đặc biệt cần thiết là phải chọn các chỉ số môi trường thực sự, chẳng hạn như các giới hạn nhiệt độ rõ ràng mà ta không được vượt quá, các chỉ số ràng buộc liên quan đến đa dạng sinh học và các mục tiêu được xây dựng theo lượng khí thải carbon.

Cũng như đối với thu nhập, ta phải quan tâm đến sự phân bổ khí thải carbon không đồng đều giữa các nước, nhìn từ góc độ những người chịu trách nhiệm về chúng và từ góc độ những người sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Ví dụ, trong giai đoạn 2010-2018, chúng tôi nhận thấy rằng trong số 1% những người thải ra nhiều carbon nhất, có đến 60% cư trú ở Bắc Mỹ và tổng lượng khí thải của họ cao hơn tổng lượng khí thải của 50% những người ít xả khí thải nhất trên hành tinh. Thật trái khoáy, chính những người phát thải ít nhất đang sinh sống ở châu Phi cận Sahara và Nam Á lại là những người đầu tiên bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu.

Trong tương lai, loại chỉ số này có thể đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đánh giá mức độ các quốc gia tôn trọng các cam kết của họ và xác định các cơ chế đền bù, cũng như trong việc phát triển một hệ thống thẻ carbon cá nhân, chắc chắn sẽ là một phần của những công cụ thể chế không thể thiếu để đối phó với thách thức khí hậu. Nhìn chung, thật khó xem xét lại phương thức tổ chức hệ thống kinh tế ở cả cấp độ toàn cầu và quốc gia nếu chúng ta không có cơ sở khách quan để đánh giá bằng cách sử dụng loại chỉ số này.

*Ghi chú: Tỷ lệ khí thải của Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada) trong tổng khí thải carbon (trực tiếp và gián tiếp) bình quân là 21% trong giai đoạn 2010-2018; chiếm 36% số người xả thải nhiều hơn so với mức trung bình toàn cầu (6,2 tấn CO2 mỗi năm); chiếm 46% số người xả thải nhiều hơn 2,3 lần mức trung bình toàn cầu (10% những người xả thải nhiều nhất chịu trách nhiệm cho 45% tổng lượng khí thải, so với 13% lượng khí thải của 50% những người xả thải ít nhất); và chiếm 57% số người xả thải nhiều hơn 9,1 lần mức trung bình toàn cầu (1% những người xả thải nhiều nhất chịu trách nhiệm cho 14% lượng khí thải). Nguồn và chuỗi số liệu: piketty.pse.ens.fr/equality.

" alt="Các chỉ báo xã hội và môi trường" width="90" height="59"/>

Các chỉ báo xã hội và môi trường