Nhận định, soi kèo Duhok vs Al

Thể thao 2025-04-20 13:27:52 791
ậnđịnhsoikètin nhanh the thao   Pha lê - 15/04/2025 08:36  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://app.tour-time.com/news/4e990148.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo phạt góc Bilbao vs Rangers, 02h00 ngày 18/4

Người dân xã Đại Minh, huyện Yên Bình dán tem cho sản phẩm bưởi trước khi đưa lên sàn thương mại điện tử.

Thúc đẩy số hoá trong lĩnh vực nông nghiệp là xu thế tất yếu, vì vậy, tỉnh Yên Bái đã chú trọng chỉ đạo, tổ chức triển khai, thực hiện công tác chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực quản lý sản xuất nông nghiệp.

Theo đó, tỉnh ưu tiên triển khai xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ một số sản phẩm nông sản đặc thù của địa phương dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Cục Sở hữu trí tuệ cấp 50 văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của tỉnh. 

Các sản phẩm sau khi được bảo hộ đã nâng cao giá trị, thương hiệu góp phần phát triển kinh tế địa phương. Nhiều sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài nước biết đến và tin dùng như: gạo Mường Lò, măng tre Bát độ, mật ong Mù Cang Chải, ba ba gai Văn Chấn, gạo nếp Tú Lệ, chè Shan tuyết Suối Giàng, bưởi Khả Lĩnh, các sản phẩm từ quế…

Tỉnh cũng xây dựng, vận hành hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý, thông tin về sản phẩm OCOP, đồng thời ban hành nhiều cơ chế nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đưa các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử; hỗ trợ người dân lập các kênh bán hàng online trên các trang mạng chính thống như Facebook, TikTok...

Việc xây dựng, quản lý và cấp mã số vùng trồng cũng được tỉnh quan tâm, chỉ đạo. Đến nay, tỉnh đã cấp được 89 mã số vùng trồng, trong đó có 41 mã số phục vụ xuất khẩu và 48 mã số phục vụ tiêu thụ nội địa.

Trong các lĩnh vực chuyên ngành, tỉnh cũng đã có nhiều giải pháp CĐS được áp dụng như: hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản trên hồ Thác Bà; hệ thống đo mưa tự động tại các địa phương trong tỉnh để phục vụ cảnh báo thiên tai; sử dụng, vận hành trạm thu ảnh viễn thám MODIS để phát hiện cảnh báo và thông tin điểm cháy đến các chủ rừng; triển khai cập nhật cơ sở dữ liệu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên phần mềm. 

Những giải pháp CĐS được áp dụng trong sản xuất của  doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông hộ như: hệ thống tưới nước tự động; hệ thống máng ăn, uống nước tự động; theo dõi, quản lý giám sát chăn nuôi bằng hệ thống camera…

Cùng đó, tỉnh triển khai một số nền tảng phát triển kinh tế số để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, tuyên truyền về các nền tảng số, hỗ trợ CĐS để doanh nghiệp tăng cường quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh.

TheoMinh Huyền(Báo Yên Bái)

">

Yên Bái: 4.850 lượt nông sản được đưa lên các sàn thương mại điện tử

W-IMG_9854.JPG.jpg
Bí thư Thành ủy Hạ Long ông Vũ Quyết Tiến phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Phạm Công

Thông qua 2 phiên thảo luận, các đại biểu đã cùng nhau tập trung phân tích, làm rõ những nội dung cốt lõi gồm: Đặc điểm của thời đại mới tác động đến sự phát triển của GD-ĐT, nhất là thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo; Chia sẻ những kinh nghiệm trong phát triển giáo dục tại một số nước tiên tiến và khả năng áp dụng vào thực tiễn tại TP Hạ Long; Các yếu tố tác động đến sự phát triển giáo dục của TP Hạ Long. 

Đồng thời, các đại biểu đề xuất giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học; trong đó tập trung vào việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong GD-ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chính sách thu hút nhân tài...

W-IMG_9858.JPG.jpg
Các nhà khoa học, chuyên gia ngành giáo dục nhận hoa nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ảnh: Phạm Công

Tại hội thảo, GS.TS, Nhà giáo nhân dân Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội tham luận về "Đặc trưng kỷ nguyên vươn mình của một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam, ngành GD-ĐT của TP Hạ Long".

W-IMG_9862.JPG.jpg
GS.TS, Nhà giáo nhân dân Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội tham luận tại hội thảo. Ảnh: Phạm Công

Hiện Hạ Long có 117 trường học, gần 100.000 học sinh. 

Thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học mức độ 3, xóa mù chữ mức độ 2. Tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đạt 100%. Thành phố luôn là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về chất lượng và số lượng học sinh giỏi.

">

Hàng trăm chuyên gia ngành giáo dục bàn cách thu hút nhân tài về Hạ Long

Để thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, Bộ GD-ĐT hướng dẫn triển khai một số nội dung. Trong đó, hướng dẫn rõ việc đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên.        

{keywords}
Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính (Bộ GD-ĐT): Có thể đặt hàng, đấu thầu về đào tạo giáo viên

Đặt hàng và nhận đặt hàng đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương

UBND cấp tỉnh lựa chọn cơ sở đào tạo giáo viên và hoàn thành hồ sơ dự kiến đặt hàng đào tạo giáo viên của địa phương với các cơ sở đào tạo giáo viên trên cơ sở các thông tin về tuyển sinh và đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên tại Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT và cổng thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo giáo viên theo nguyên tắc:

- Đặt hàng đào tạo đối với các cơ sở đào tạo giáo viên (dự kiến 3 phương án) để đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương, trên cơ sở số lượng chỉ tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương đã báo cáo về Bộ GD-ĐT (trừ số lượng chỉ tiêu đã giao nhiệm vụ cho cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc nếu có), đảm bảo phù hợp với năng lực đào tạo của từng cơ sở đào tạo giáo viên và phù hợp với nhu cầu, kế hoạch sử dụng giáo viên của địa phương;

- Dự kiến phương án và giải pháp xử lý trong trường hợp số lượng sinh viên đăng ký về địa phương vượt quá dự kiến nhu cầu đào tạo của địa phương hoặc trường hợp thiếu sinh viên trúng tuyển đăng ký về địa phương so với nhu cầu đào tạo để sử dụng của địa phương;

- Lập danh sách đặt hàng đào tạo gửi Bộ GD-ĐT để Bộ và các cơ sở đào tạo giáo viên tổng hợp thông tin, hỗ trợ các UBND cấp tỉnh trong việc điều phối lựa chọn các cơ sở đào tạo giáo viên để đặt hàng đào tạo sao cho phù hợp nhu cầu của địa phương, nguồn tuyển sinh, năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo giáo viên;

- Đặt hàng sơ bộ việc đào tạo giáo viên theo nhu cầu sử dụng với các cơ sở đào tạo giáo viên trên cơ sở thông tin hỗ trợ điều phối được công khai trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT;

- Đặt hàng chính thức việc đào tạo giáo viên theo nhu cầu sử dụng của địa phương với các cơ sở đào tạo giáo viên sau khi có kết quả sinh viên đăng ký hưởng hỗ trợ và cam kết về địa phương, đảm bảo theo quy định tại NĐ 116 và các quy định hiện hành của pháp luật.        

Bộ GD-ĐT cũng hướng dẫn rõ việc đấu thầu và tham gia đấu thầu đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương.

Theo đó, UBND cấp tỉnh tổ chức đấu thầu việc đào tạo giáo viên của địa phương với các cơ sở đào tạo giáo viên theo số lượng chỉ tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương đã báo cáo về Bộ GDĐT (trừ số lượng chỉ tiêu đã giao nhiệm vụ cho cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc nếu có và trừ số chỉ tiêu đào tạo nếu đã đặt hàng đào tạo), đảm bảo phù hợp với năng lực đào tạo của từng cơ sở đào tạo giáo viên và phù hợp với nhu cầu, kế hoạch sử dụng giáo viên của địa phương.

Việc đấu thầu và tham gia đấu thầu để đào tạo giáo viên theo nhu cầu sử dụng của các địa phương thực hiện theo quy định hiện hành.

Cơ sở đào tạo giáo viên hướng dẫn, thông báo tới sinh viên trúng tuyển về chỉ tiêu đào tạo được các địa phương giao nhiệm vụ, đặt hàng (hoặc đấu thầu), các thông tin khác liên quan đến việc giao nhiệm vụ, đặt hàng (hoặc đấu thầu) của địa phương để sinh viên trúng tuyển đăng ký, cam kết tham gia học tập và công tác theo nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên của địa phương ngay sau khi có kết quả trúng tuyển đối với mỗi đợt tuyển sinh của cơ sở đào tạo giáo viên.

Sinh viên nộp Đơn đề nghị hưởng hỗ trợ và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến cơ sở đào tạo giáo viên và có thể đề nghị được hưởng hỗ trợ và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt theo thứ tự nguyện vọng (ghi rõ thứ tự nguyện vọng) đối với các địa phương có nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp về làm việc tại địa phương theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng tuyển.

UBND cấp tỉnh xét chọn, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo cho sinh viên kết quả xét chọn của UBND cấp tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc nhận đơn đăng ký của sinh viên.

Kế hoạch thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên  

Các thông tin liên quan đến giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên phải được công khai tại các trang thông tin điện tử của các địa phương, bộ /ngành có liên quan, cơ sở đào tạo giáo viên và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người học tham khảo, lựa chọn và cam kết tham gia học tập, công tác theo nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên của địa phương.

Bộ GD-ĐT sẽ tổng hợp và công khai danh sách, năng lực đào tạo trong năm tuyển sinh của các cơ sở đào tạo giáo viên; chỉ tiêu đào tạo, điểm trúng tuyển theo ngành đào tạo (2 năm liền kề năm tuyển sinh) của các cơ sở đào tạo giáo viên để UBND cấp tỉnh, người học tham khảo, lựa chọn ngành đào tạo, cơ sở đào tạo trong nhiệm vụ đặt hàng đào tạo giáo viên theo nhu cầu của địa phương.

Bộ GD-ĐT xác định và thông báo chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo giáo viên trước ngày 15/5/2021.

Bộ GD-ĐT công khai danh sách, năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên trên Cổng tin của Bộ trước ngày 15/5/2021.

Bộ GDĐT thông báo các thông tin hỗ trợ tới các địa phương và các cơ sở đào tạo giáo viên trước ngày 30/5/2021.

UBND cấp tỉnh hoàn thành giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo giáo viên đối với cơ sở đào tạo giáo viên trước ngày 15/6/2021.

Các cơ sở đào tạo giáo viên báo cáo Bộ GD-ĐT kết quả thực hiện việc đào tạo giáo viên theo Nghị định 116 trước ngày 31/12/2021.

Thanh Hùng

Cô giáo trẻ làm đơn xin ra huyện đảo dạy học

Cô giáo trẻ làm đơn xin ra huyện đảo dạy học

Ở trường MN, Tiểu học Hoa phong ba (huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị) có 14 trẻ từ lớp mầm đến lớp chồi. Khó nhất là tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi tiết học... - cô Nguyễn Thị Bé (SN 1990) tâm sự.

">

Sắp có đấu thầu trong đào tạo giáo viên

Nhận định, soi kèo Al Hilal SFC vs Al

a

Đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2022 diễn ra tại New Orleans, Mỹ sáng 15/1 (giờ Việt Nam). Sau hơn 10 ngày thi đấu cam go khốc liệt, cuộc thi tìm ra tân hoa hậu sở hữu vương miện là đại diện đến từ Mỹ - người đẹp R’Bonney Gabriel.
Người hâm mộ sắc đẹp đánh giá đây là kết quả xứng đáng vì cô đã giữ được phong độ ổn định trong suốt quá trình thi.Chiến thắng của R’Bonney minh chứng cho sự nỗ lực, hoàn thiện bản thân, không ngừng trau dồi, học hỏi và quyết tâm đạt được vương miện.
Trong đêm chung kết, Hoa hậu Mỹ được hỏi: “Nếu trở thành Hoa hậu Hoàn vũ 2022, bạn sẽ làm gì để chứng minh đây là một tổ chức lớn mạnh nhằm tôn vinh phụ nữ?”. Cô trả lời: “Nếu trở thành Hoa hậu Hoàn vũ 2022, tôi sẽ trở thành một nhà lãnh đạo. Tôi là nhà tạo mẫu trong suốt 13 năm. Tôi luôn tận dụng những mẫu thời trang cho những điều tốt đẹp, sử dụng đồ tái chế để bảo vệ môi trường. Thậm chí, tôi đã từng tổ chức lớp dạy may cho những phụ nữ bị bạo hành và là nạn nhân của nạn buôn người. Do đó, tôi nghĩ rằng cần sử dụng tài năng vốn có để tạo ra sự khác biệt. Nếu làm được điều này, chúng ta sẽ là người gieo những mầm ước mơ cho mọi người”.
R'Bonney Nola Gabriel sinh năm 1994, là người mẫu Mỹ gốc Philippines. 
Tân Hoa hậu Hoàn vũ 2022 sinh ra ở San Antonio, Texas, Hoa Kỳ, có cha là người Philippines và mẹ là người Mỹ. Người đẹp theo học Đại học North Texas ở Denton, nơi cô lấy bằng cử nhân về thiết kế thời trang và may mặc. 
R’Bonney Gabriel là người gốc Á (Philippines) đầu tiên đại diện cho bang Texas tại cuộc thi Hoa hậu Mỹ. “Bố tôi từng giành học bổng đến Mỹ du học và chỉ có 20 USD trong túi để tạo dựng cuộc sống mới. Ở Texas, bố tôi gặp mẹ - một người phụ nữ đồng quê đến từ vùng Beaumont. Tôi tự hào về gốc gác Philippines - Texas của mình”, Gabriel chia sẻ với tờ ABC News.
Sau khi Gabriel đăng quang Hoa hậu Mỹ 2022, cô bị vướng tin đồn mua giải. Một số thí sinh trong cuộc thi đã tố cô được ban tổ chức thiên vị, ưu ái. Lùm xùm khiến tổ chức Miss Universe - đơn vị điều hành cuộc thi Miss USA - phải vào cuộc điều tra.
Người đẹp sau đó đã phủ nhận: “Là phụ nữ Mỹ gốc Philippines đầu tiên đảm nhiệm vai trò hoa hậu, tôi nhận vị trí này với tất cả sự nghiêm túc và tôn trọng. Tôi đã truyền cảm hứng và hy vọng cho nhiều phụ nữ da màu. Tôi sẽ không làm bất cứ điều gì sai trái trong cuộc thi như lời các bạn đang đồn trên mạng xã hội". 
Tại Hoa hậu Hoàn vũ 2022, R’Bonney Gabriel gây ấn tượng với thân hình nóng bỏng, vẻ đẹp sắc sảo cùng kinh nghiệm chinh chiến. Cô cao 1,7m và số đo 3 vòng lần lượt là 84-61-86cm
Nhiều chuyên trang sắc đẹp từng dự đoán R'Bonney Gabriel có khả năng giành được vương miện.
Nhan sắc đời thường trẻ trung, xinh đẹp, quyến rũ của tân Hoa hậu Hoàn vũ 2022. 
Với chiến thắng này, người hâm mộ kỳ vọng R'Bonney Gabriel sẽ có nhiệm kỳ đầy rực rỡ và hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm của Hoa hậu Hoàn vũ 2022.

R'Bonney Gabriel đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2022:

Hảo Hảo - Thắm Nguyễn

">

Tân Hoa hậu Hoàn vũ 2022 từng vướng nghi vấn gian lận sau đăng quang

- Nhận thấy tình trạng học sinh chơi Pokemon Go làm ảnh hưởng tới học tập, sức khỏe, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhiều địa phương đã ra lệnh cấm chơi trò này.

{keywords}
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Mới đây, Sở GD-ĐT Gia Lai vừa có công văn liên quan đến việc tăng cường biện pháp quản lý hoạt động liên quan đến trò chơi Pokemon Go.

Sở này xác định Pokemon Go đang là trào lưu game hấp dẫn của nhiều người, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Bên cạnh tính giải trí, trò chơi này có rất nhiều ảnh hưởng đến học tập và sức khỏe mà nhiều người không biết. Như bị tai nạn khi chơi như đâm vào cột điện, gây tai nạn khi đi ô tô, thậm chí nhiều người đánh nhau để tranh giành Pokemon Go, tổn thương mắt vì luôn nhìn vào màn hình điện thoại,…

Sở GDĐT Gia Lai yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tăng cường tuyên truyền, giáo dục, quán triệt cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh không chơi Pokemon Go khi đi đường, ở khu vực công sở, khu vực nguy hiểm như đường bộ, sông, hồ, đồi núi…; không sử dụng email, facebook để đăng ký và trao đổi thông tin về trò chơi này.

Các đơn vị chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp, các tổ chức Đoàn, Hội, Đội tuyên truyền về tác hại của trò chơi Pokemon Go.

Cùng đó, tăng cường phối hợp với với chính quyền địa phương, các ngành chức năng và phụ huynh học sinh để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn học sinh sử dụng internet, điện thoại di động để chơi Pokemon Go; phối hợp với công an địa phương có biện pháp kiểm tra, giám sát các dịch vụ internet xung quanh trường học, ký túc xá học sinh, sinh viên theo quy định.

Ngoài ra, tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ký cam kết không chơi Pokemon Go ở cơ quan, trường học, khi tham gia giao thông, ở các khu vực công sở, khu vực nguy hiểm và khu vực cấm… Có biện pháp xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân không chấp hành.

Trước đó, ngày 9/9, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cũng có văn bản chỉ đạo các cơ quan, trường học tăng cường thực hiện biện pháp quản lý các hoạt động liên quan trò chơi Pokemon Go. Công văn yêu cầu thủ trưởng các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên không chơi Pokemon Go khi tham gia giao thông, ở khu vực công sở, khu vực nguy hiểm (đường sắt, đường cao tốc, sân bay, sông, hồ, suối, đồi, núi…).

Cách đó không lâu, ngày 1/9, Sở GD-ĐT Nam Định cũng có văn bản cảnh báo về trò chơi này. Cụ thể, Sở này yêu cầu các đơn vị trực thuộc tuyên truyền, cảnh báo cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên không chơi Pokemon Go hay bất cứ trò chơi điện tử nào tương tự khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

  • ">

Nhiều địa phương cấm học sinh, giáo viên chơi Pokemon Go

Học sinh ôn luyện cho kỳ thi “gaokao” 

Năm nay, số lượng thí sinh tham dự kỳ thi “gaokao” của Trung Quốc tăng cao kỷ lục, với khoảng 11,93 triệu học sinh - nhiều hơn 1,15 triệu so với năm ngoái. Các chuyên gia dự đoán, tỉ lệ chọi vào các trường đại học hàng đầu năm nay cũng sẽ “cao khủng khiếp”.

Khi tham gia kỳ thi, thí sinh phải hoàn thành 4 môn thi, bao gồm: Tiếng Trung, Tiếng Anh, Toán và một môn tổ hợp là Khoa học tự nhiên (Sinh học, Hóa học, Vật lý) hoặc Khoa học xã hội (Địa Lý, Lịch sử, Chính trị). Đề thi chủ yếu là câu hỏi trắc nghiệm và điền vào chỗ trống, nổi tiếng là rất khó.

Nhiều học sinh Trung Quốc thậm chí đã phải học tới 15 – 16 tiếng mỗi ngày để chuẩn bị cho kỳ thi khốc liệt này. 

Bắt đầu bước vào bậc trung học kể từ tháng 9/2019 - vài tháng trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Bobo, một học sinh ở Tân Cương cho hay, suốt những năm cấp 3, em và những người bạn của mình đã phải thích nghi với việc học trực tuyến. Điều này khiến Bobo cảm thấy không hiệu quả và rất khó tiếp thu.

Thậm chí, ngay cả khi trường học mở cửa trở lại, với quỹ thời gian hạn chế để chuẩn bị cho kỳ thi “gaokao”, Bobo cảm thấy rất khó để bù đắp những kiến thức thiếu hụt trong thời gian phải gián đoạn việc học trực tiếp. Vì vậy, nữ sinh thấy vô cùng áp lực trước kỳ thi này.

“Chúng em chính là những nạn nhân của đại dịch”, Bobo nói.

Không chỉ riêng Bobo, nhiều học sinh Trung Quốc thậm chí đã phải học tới 15–16 tiếng mỗi ngày để chuẩn bị cho kỳ thi khốc liệt này. Không khí ôn luyện căng thẳng, nên không ít học sinh dù phải thở bình oxy trong bệnh viện nhưng tay vẫn không rời khỏi cuốn sách.

Nhiều học sinh thậm chí đã phải uống thuốc nhằm giúp tăng cường trí nhớ hay khả năng tập trung. Có những nữ sinh, vì lịch thi trùng với kỳ kinh nguyệt, cũng đã phải uống thuốc làm chậm chu kỳ kinh nguyệt.

Không chỉ thí sinh, phụ huynh cũng vô cùng lo lắng trước kỳ thi này. Giúp con vượt qua kỳ thi đại học là ưu tiên lớn nhất, cho nên nhiều gia đình đã thuê phòng trọ nhỏ ngay gần trường để tiện chăm sóc con. Đến ngày thi, cha mẹ đặt khách sạn ngay gần điểm thi để con có thể nghỉ ngơi giữa hai buổi hoặc tránh bị tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm buổi sáng. 

Đặt cả hy vọng vào con, một số bà mẹ đã mặc sườn xám đứng trước cổng trường thi với hy vọng trang phục truyền thống này sẽ mang lại may mắn cho việc thi cử của con. 

Kỳ thi diễn ra nghiêm ngặt

Với số lượng khoảng 330.000 điểm thi, để đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm ngặt và thành công, Trung Quốc cũng đã huy động sự tham gia của hơn 1,02 triệu người tiếp sức và làm các công tác tổ chức thi.

Trước thềm kỳ thi, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã công bố số điện thoại để người dân kịp thời cung cấp manh mối, thông tin liên quan đến các hành vi gian lận thi cử.

Một số địa phương cũng đã trang bị các thiết bị chống gian lận đặt tại phòng thi và lắp camera giám sát với độ nét cao để ghi lại toàn bộ quá trình thi cử.

Kiểm tra nghiêm ngặt trước khi thí sinh bước vào phòng thi

Kỳ thi được đánh giá là quan trọng bậc nhất trong năm nên những ngày này, các công trình xây dựng gần điểm thi cũng phải tạm hoãn thi công; giao thông cũng được chuyển hướng để tránh làm phiền thí sinh.

Tại Tây An, cảnh sát giao thông đã đặt các biển cảnh báo giảm tốc độ, cấm tuýt còi, cấm dừng xung quanh mỗi điểm thi để giảm tiếng ồn.

Tất cả các địa phương đều hạn chế nghiêm ngặt việc sử dụng radio có âm độ cao hoặc các thiết bị tạo tiếng ồn khác trong thời gian kỳ thi diễn ra.

Bên cạnh đó, xe cứu thương luôn túc trực bên ngoài cổng, phòng trường hợp thí sinh suy sụp do căng thẳng thần kinh.

Thời Vũ(Theo SCMP, China Daily)

">

Học sinh Trung Quốc dự thi đại học “gaokao” năm 2022

友情链接