Giải trí

Nhận định, soi kèo Shandong Taishan vs Chengdu Rongcheng, 18h35 ngày 2/4: Đối thủ yêu thích

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-04-07 04:23:59 我要评论(0)

Hư Vân - 02/04/2025 04:35 Nhận định bóng đá g kết quả ýkết quả ý、、

ậnđịnhsoikèoShandongTaishanvsChengduRongchenghngàyĐốithủyêuthíkết quả ý   Hư Vân - 02/04/2025 04:35  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
“Liệu có làm nổi không?”

Thoắt cái, đã 5 năm kể từ ngày Sun Group khánh thành tuyến cáp treo nối đất với trời, anh Trịnh Văn Hà, Đặng Ngọc Hồng và đồng đội mới trở lại Sa Pa.

{keywords}

Cáp treo Fansipan “bay” qua thung lũng Mường Hoa

“Mọi thứ đổi thay nhiều quá rồi”. Sa Pa giờ không còn heo hút như cái ngày anh kỹ sư trắc đạc Trịnh Văn Hà vác ba lô đằng đẵng 8-9 tiếng trên xe từ Hà Nội lên Fansipan. Những câu chuyện giữa hai gã trai từng ăn sương ngủ núi ngày nào cứ nối mạch tuôn trào trên cabin cáp treo - thứ mà họ từng không ngừng tự hỏi “liệu có thể làm nổi không và bao giờ mới xong?”.

“Ban đầu, ga đi cáp treo dự định xây ở Sín Chải. Nhưng ở đó, nếu chọn đặt ga đi thấp quá, khách sẽ không nhìn thấy được vẻ đẹp của thung lũng Mường Hoa. Còn nếu đặt ở vị trí cao, sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan hoang sơ. Vị trí ga đi hiện tại đủ cao để du khách ngắm thung lũng, đủ thấp để không phá vỡ cảnh quan quá đẹp của dãy Hoàng Liên” - chuyện chọn vị trí đặt ga đi, ga đến, và các trụ cáp treo, đến giờ anh Trịnh Văn Hà vẫn nhớ rõ lắm. Bởi các anh đã phải leo đủ 5 ngọn núi quanh đỉnh Fansipan vài lần trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

“Cái lán vẫn còn kìa. 700K/đêm đấy”- anh Đặng Ngọc Hồng, “đồng đội” với anh Hà, chỉ về cái lán lấp ló dưới tán rừng, nhắc lại ký ức về những ngày đầu leo Fansipan không kịp về lại thị trấn khi trời tối, người dân tộc tính phí ở lán một đêm còn hơn cả khách sạn 3 sao.

{keywords}

Đoàn kỹ sư Sun Group đi khảo sát Fansipan năm 2013

Anh Đặng Ngọc Hồng hồi tưởng lại ngày đó, cứ sáng sáng, “đàn kiến người” (dân bản địa được thuê vác nguyên vật liệu lên núi xây các trụ điện- PV) lại cần mẫn vác nào xi măng, sắt thép... cứ dọc sống lưng núi mà leo lên để xây dựng đường điện 35kV.

Không có tuyến đường điện 35kV đó, không có cáp treo Fansipan bây giờ. Làm đường điện lên đỉnh cũng gian nan không kém làm cáp treo.

Hành trang mà anh Trịnh Văn Hà mang theo đến Fansipan là sự dày dặn từng trải của gã trai đã từng tham gia 2 tuyến cáp treo lập kỷ lục thế giới ở Bà Nà. Nhưng tất cả dường như không giúp được gì nhiều, có chăng, chỉ là chút kinh nghiệm đi rừng, mà rừng ở Fansipan khác xa rừng Bà Nà.

{keywords}

Đá nguyên khối được vận chuyển lên đỉnh Fansipan bằng sức người

Những ngày đầu đến Sa Pa, cảm giác háo hức nhanh chóng nhường chỗ cho sự ...hoài nghi. Cái rét thấu xương trên đỉnh như kim đâm xuyên vào da thịt. Buông điện thoại sau những cuộc gọi về nhà chóng vánh, anh tự hỏi: vì sao mình nhận lời sếp đến chốn rừng thiêng nước độc này chứ? Hay là, cùng lắm thì về quê?

Hỏi, để tự trả lời rằng: không được bỏ cuộc

Ba tháng trước giai đoạn 30/4/2015, mỗi ngày, anh Nguyễn Khắc Tưởng, đội trưởng đội bảo dưỡng cáp LCS, ký giấy cho cả nghìn người vào Vườn quốc gia Hoàng Liên để làm việc cho công ty cáp treo, cuối cùng chỉ khoảng 100 người có thể trụ lại.

Đến giờ, những đêm tuyết rơi dày đặc phải ngủ lại ở trụ T4 vẫn còn ám ảnh Tưởng. “Lúc nào cũng phải có một cái que bên cạnh, thỉnh thoảng lại phải bật dậy nhòm xem bạt đã trũng chưa để lấy gậy chọc cho tuyết rơi xuống, không thì lán sẽ sập”. Đặt lưng là ngủ ư? Giấc ngủ của những người leo rừng, trèo núi suốt ngày chưa khi nào dễ như mọi người nghĩ.

Những đêm mưa gió, hơn mười gã trai chui vô cái lán dựng thấp như lều gieo mạ ở quê, nửa ngồi, nửa nằm chờ trời s áng, thấp thỏm sợ lũ cuốn đi. Rắn, vắt, những bữa cơm nửa sống nửa chín, những ngày lũ chia cắt, lương thực không chuyển lên núi được, ăn mỳ tôm sống cầm hơi… Suốt cuộc đời này chẳng ai trong các anh có thể quên được Fansipan ngày đó.

{keywords}

“Lều vịt” tránh mưa nắng của kỹ sư, công nhân xây dựng trên đỉnh Fansipan

Sự khắc nghiệt của đỉnh cao 3143m là một phép thử với Sun Group và cả các chuyên gia nước ngoài. Sau rất nhiều khảo sát, kết quả đều cho thấy với một địa hình dốc đứng, cáp treo một dây sẽ không thể trụ nổi trước những cơn gió giật có thể lên tới cấp 12 ở Fansipan. Và phương án các chuyên gia cáp treo Doppelmayr đưa ra là cáp treo ba dây- công nghệ mà các kỹ sư Sun Group chưa bao giờ thử.

“So với cáp treo một dây, bên cạnh giá thành thi công tăng vọt, việc thực hiện phức tạp hơn rất rất nhiều lần. Cáp treo 3 dây đòi hỏi độ chính xác rất cao với dung sai cho phép chỉ 2,5mm - một yêu cầu vô cùng khó, cần rất nhiều thời gian để có được phương án thi công phù hợp”, kỹ sư Trịnh Văn Hà kể.

Và Sun Group chọn phương án ba dây. Đó là bởi vì sự an toàn của du khách. Trong điều kiện gió lớn, cáp 3 dây vẫn có thể vận hành êm ru. Và cũng là vì sự an toàn của rừng Hoàng Liên. Sử dụng công nghệ cáp 3 dây, số lượng trụ cáp sẽ ít hơn hẳn, và đây sẽ là giải pháp gây ảnh hưởng ít nhất đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

“Giảm thiểu tối đa sự can thiệp vào môi trường khi đó là tiêu chí tiên quyết”, anh Đặng Ngọc Hồng khẳng định.

Quyết định bất chấp tốn kém, khó khăn. Lựa chọn làm thủ công để không ảnh hưởng đến môi trường. Sun Group đã đặt ra cho những kỹ sư của mình một bài toán khó, và khiến chính các chuyên gia của Doppelmayr cũng nghi ngờ.

{keywords}

Chênh vênh thi công cáp treo Fansipan

Ban đầu, lúc kéo cáp công vụ gần xong, nhà ga dịch vụ cơ bản mới xong phần móng. Chứng kiến hình ảnh công nhân Việt đào thủ công, các chuyên gia ngoại nhận định, phải mất 5 năm, công trình này mới nên hình hài.

Vậy mà, chỉ sau hơn 2 năm, cáp treo Fansipan đã khánh thành, trong vỡ òa sung sướng của những con người ăn gió, ngủ sương, biến mình thành “tarzan” nhiều tháng trời trong rừng. Giờ nhìn lại, họ vẫn tự hỏi, không hiểu sao ngày đó, mình có thể vượt qua. Nhưng có một điều chắc chắn mà các anh biết, đó là sự đùm bọc, yêu thương, là tình đồng đội trong gian khó đã tạo nên động lực để đội quân Fansipan ngày ấy chinh phục đại ngàn, làm nên một công trình để đời.

“Ngày qua ngày, những nỗi khiếp đảm đã trở thành điều bình thường. Yêu thương, đoàn kết, đùm bọc, sẻ chia từ miếng cơm, điếu thuốc, tấm áo ấm là những điều sau cùng đọng lại”, anh Trịnh Văn Hà bùi ngùi.

Cáp treo tới Ga đến. Trong số những vị khách chẳng rõ có ai kịp hiểu người Sun Group các anh đã kéo cáp bằng tay, lần theo đường rừng, chứ không phải kéo bằng trực thăng như các chuyên gia Doppelmayr vẫn làm.

Doãn Phong

" alt="Hành trình kiến tạo cáp treo Fansipan" width="90" height="59"/>

Hành trình kiến tạo cáp treo Fansipan

anh 1.jpg
Hằng Ngân lấy chồng Ấn Độ sau 2 năm quen biết

Hằng Ngân và Oinam sống, làm việc tại Nhật Bản. Năm 2020, họ quen nhau qua một ứng dụng hẹn hò, đúng vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.

Trong thời gian tìm hiểu nhau, Ngân nảy ra ý tưởng “thử lòng” bạn trai. Chị nhờ người bạn cùng phòng kết bạn với Oinam qua mạng. Kết quả, anh chàng đã ấn nút “chấp nhận”, thậm chí còn nhắn tin cho cô gái đó.

Cảm thấy bị đối phương lừa dối, Ngân chủ động đề nghị dừng lại. Oinam quýnh quáng giải thích "anh thấy bạn ấy là người Việt Nam, lại cùng quê với em nên muốn kết bạn để nhờ họ chăm sóc em nhiều hơn”. 

Ngay sau đó, anh xóa ứng dụng hẹn hò và khẳng định bản thân nghiêm túc với mối quan hệ này. 

Ngoại trừ rắc rối đó, tình yêu của Ngân và chàng trai Ấn Độ rất suôn sẻ. Đôi bên dành cho nhau tình cảm chân thành, luôn cố gắng xóa nhòa khoảng cách văn hóa, ngôn ngữ để đi sâu vào cuộc sống của nhau.

Vì dịch Covid-19, cặp đôi không có cơ hội ra mắt gia đình hai bên. Lần đầu tiên hai gia đình gặp mặt cũng là vào ngày cưới của họ.

Hằng Ngân “ra mắt” nhà chồng qua điện thoại. Dù chỉ là những cuộc gọi ngắn, đôi khi phải trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ cơ thể nhưng chị vẫn cảm nhận được sự niềm nở, chân thành của họ.

“Hồi sắp cưới, mẹ chồng muốn đặt cho mình một cái tên thân mật theo người Ấn Độ nhưng vẫn giữ lại họ của mình. Chỉ một việc đó thôi, mình cũng thấy được nhà chồng tôn trọng”, Ngân nói. 

Hơn nữa, Oinam luôn khẳng định, chuyện kết hôn do anh làm chủ. Về phía gia đình, anh chỉ thông báo chứ không xin phép. Điều này giúp Ngân có thêm niềm tin vào mối quan hệ này.

anh 4.jpg
Hai bà thông gia vui vẻ trong ngày cưới của các con

Ngược lại, gia đình Ngân rất bối rối khi biết con gái yêu một chàng trai Ấn Độ.

“Nhiều thông tin về cuộc sống ở Ấn Độ khiến gia đình mình lo lắng. Tuy nhiên, qua thời gian, anh Oinam chứng minh được bản thân tử tế, có trách nhiệm, luôn yêu thương, chăm sóc mình nên ba mẹ tin tưởng trao mình cho anh”, Ngân kể.

Đám cưới nhiều điều kỳ lạ

Đám cưới của Hằng Ngân và Oinam được tổ chức tại Ấn Độ vào năm 2022 và tại Việt Nam năm 2023.

Tại Ấn Độ, đám cưới của Ngân có nhiều điều đặc biệt. Cô dâu mặc trang phục cưới truyền thống, không lộng lẫy mà đơn giản, mang đậm nét văn hóa của bang Manipur. 

Không khí ngày cưới nghiêm túc một cách lạ kỳ. Người dân bang Manipur quan niệm, đám cưới là ngày trọng đại, mọi người phải giữ thái độ nghiêm túc. Cô dâu chỉ được cười mỉm, không được cười lớn. Ngân phải giữ vẻ mặt nghiêm chỉnh suốt buổi lễ.

“Thức ăn trong đám cưới rất phong phú, có nhiều món ăn mình chưa từng thử trước đó. Nhìn chung, đó là một trải nghiệm khó quên”, Ngân chia sẻ.

Sau đám cưới, Ngân có 3 tháng sống cùng gia đình chồng. Trong 3 tháng đó, chị hiểu hơn về phong tục, tập quán của Ấn Độ và học được cách gắn kết với nhà chồng.

“Về đây làm dâu, mình nhận ra mọi thứ không giống những gì mình từng đọc và nghe về Ấn Độ. Có nhiều điều đẹp đẽ trong văn hóa Ấn Độ mình muốn giới thiệu với mọi người”, Ngân nói.

anh 7.jpg
Hằng Ngân được mẹ chồng yêu thương hết mực 

Ở Manipur, vai trò của phụ nữ được đánh giá cao. Ví như khu chợ Ima Keithel - nơi chỉ phụ nữ buôn bán, là biểu tượng của sự độc lập và quyền lực của phụ nữ Manipuri.

Bản thân Hằng Ngân cũng cảm nhận được sự tôn trọng của chồng và gia đình chồng dành cho mình.

Tuy vậy, Ngân cũng có lúc bị “hẫng” trong việc thích nghi với văn hóa nhà chồng, đặc biệt là về ăn mặc. Chị thấy không thoải mái khi phải quấn mình trong một tấm vải – cách mặc truyền thống của phụ nữ Ấn. Dần dần, Ngân đã quen hơn với việc này. 

“Ba mẹ chồng rất cởi mở và kiên nhẫn với mình. Họ sẵn sàng thay đổi một chút trong thói quen gia đình để mình thấy thoải mái hơn, ví dụ như nấu đồ ăn bớt cay nồng. Họ cũng chủ động tìm hiểu văn hóa Việt Nam để dễ dàng kết nối với mình”, Ngân kể.

Điều tốt đẹp nhất Hằng Ngân nhận được khi làm dâu Ấn Độ là sự gắn kết gia đình. “Ở Ấn Độ, gia đình đóng vai trò rất quan trọng và sự hỗ trợ, yêu thương giữa các thành viên luôn được đặt lên hàng đầu.

Điều này khiến mình cảm thấy, mình không chỉ là vợ của chồng mà còn là một phần của đại gia đình, nơi mọi người luôn quan tâm và cùng nhau chia sẻ niềm vui, khó khăn trong cuộc sống”, Ngân tâm sự.

Ảnh: NVCC

Mẹ đơn thân TPHCM lấy chồng kém 15 tuổi: Đi quá nửa cuộc đời mới gặp đúng ngườiSự hòa hợp về tâm hồn khiến họ bỏ qua khoảng cách tuổi tác. Lấy chồng kém 15 tuổi, mẹ đơn thân khẳng định: “Tuổi tác không thể ngăn cản tình yêu chân thành”." alt="Cô gái Đắk Lắk lấy chồng Ấn Độ, ngày cưới không được cười to" width="90" height="59"/>

Cô gái Đắk Lắk lấy chồng Ấn Độ, ngày cưới không được cười to