您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Sức hút của ‘Tiếng nói Xanh’
NEWS2025-04-09 15:42:47【Nhận định】2人已围观
简介TS. Lê Thái Hà,ứchútcủaTiếngnóeverton đấu với brentford Giám đốc Điều hành Quỹ Vì tương lai xanh, cheverton đấu với brentfordeverton đấu với brentford、、
TS. Lê Thái Hà,ứchútcủaTiếngnóeverton đấu với brentford Giám đốc Điều hành Quỹ Vì tương lai xanh, chia sẻ về lý do khiến “Tiếng nói Xanh” được đánh giá là cuộc thi “không thể bỏ lỡ”, đồng thời “bật mí” những bí kíp giúp các thí sinh chinh phục giải thưởng lớn nhất từ trước đến nay.

Một cuộc thi sở hữu nhiều yếu tố hấp dẫn các bạn trẻ
- “Tiếng nói Xanh” là một cuộc thi rất mới, lần đầu tiên được Quỹ Vì Tương lai xanh tổ chức dành cho các bạn học sinh THPT. Sau hơn 1 tháng phát động, bà đánh giá như thế nào về sức hút của cuộc thi này?
Chúng tôi vô cùng bất ngờ và hạnh phúc trước sự đón nhận nồng nhiệt từ các thầy cô và học sinh từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Trong vòng chỉ 3 tuần đầu, chúng tôi đã tổ chức thành công roadshow tại 10 trường THPT uy tín từ Bắc vào Nam lan tỏa đến hàng chục nghìn học sinh. Sự năng động và tinh thần ham học hỏi của các em thật sự là nguồn cảm hứng bất tận.
Không chỉ dừng lại ở đó, chúng tôi còn mở rộng quy mô, gửi thông tin về cuộc thi đến hàng trăm trường trên toàn quốc. Rất nhiều thầy cô đã bày tỏ sự ủng hộ và quyết tâm của Ban tổ chức, một điều không thường thấy trong các cuộc thi dành cho học sinh THPT. Sự hỗ trợ từ Ban Giám hiệu và các thầy cô tại các trường là nguồn động viên lớn lao đối với chúng tôi.

- Tham gia cuộc thi “Tiếng nói Xanh”, các học sinh sẽ được những lợi ích gì, thưa bà?
Là một cuộc thi hùng biện - tranh biện, “Tiếng nói Xanh” trước tiên sẽ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng giao tiếp trước đám đông, tự tin lên tiếng để bảo vệ quan điểm của mình. Các em sẽ được thể hiện bản lĩnh, năng lực tư duy, phát huy khả năng sáng tạo trong việc đối diện và giải quyết những thách thức môi trường hiện nay.
Đặc biệt, ở các vòng thi sâu hơn, các em còn có cơ hội học hỏi từ Hội đồng Chuyên môn, gồm các giáo sư và chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế trong các lĩnh vực xanh và tranh biện - hùng biện. Đây chính là cơ hội quý báu để các em được mở rộng kiến thức, nâng cao kỹ năng để phát triển bản thân.
Một yếu tố nữa mà tôi nghĩ cũng không kém phần quan trọng, đó là tổng giá trị giải thưởng lên tới 18,5 tỷ đồng. Đây có lẽ là mức giải thưởng kỷ lục đối với một sân chơi trí tuệ dành cho học sinh tại Việt Nam. (cười)
“Chìa khoá” để chinh phục giải thưởng khủng
- Vậy làm thế nào để các thí sinh có thể chinh phục được giải thưởng “khủng” đó?
Đầu tiên, kiến thức về môi trường là yếu tố quan trọng nhất. Các em cần phải nắm vững nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu và tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học. Tiếp theo, sáng tạo và đổi mới là chìa khóa để phát triển các giải pháp hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo cũng rất quan trọng. Để thay đổi ý thức cộng đồng, thế hệ trẻ cần biết cách truyền đạt thông điệp rõ ràng và thuyết phục, lãnh đạo mọi người xung quanh cùng hành động. Kỹ năng hợp tác và mở rộng mạng lưới liên kết cũng giúp thế hệ trẻ mở rộng tầm ảnh hưởng. Để đạt được mục tiêu chung, các bạn cần phải làm việc chặt chẽ với các đối tác ở nhiều cấp độ khác nhau, từ cá nhân tới tổ chức.
Cuối cùng, kỹ năng phân tích và đánh giá sẽ giúp thế hệ trẻ đưa ra các quyết định quan trọng. Các bạn cần biết cách sàng lọc và phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, như dữ liệu khoa học hoặc báo cáo, để có cái nhìn sâu rộng về thực trạng môi trường, từ đó xác định hướng hành động hiệu quả nhất.

- Bà kỳ vọng cuộc thi sẽ tác động như thế nào đến thế hệ trẻ nói riêng và toàn xã hội nói chung?
Trong bối cảnh thế giới hội nhập ngày nay, thế hệ trẻ được tiếp xúc với vô vàn nguồn thông tin và tài nguyên kiến thức. Cuộc thi “Tiếng nói Xanh” không chỉ là một sân chơi trí tuệ, mà còn là cơ hội để thế hệ trẻ tự tin đứng lên bày tỏ quan điểm của mình. Từ những ý kiến, quan điểm và giải pháp xuất sắc, chúng ta sẽ có cơ hội lan tỏa tinh thần và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc thi sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho những giải pháp môi trường sáng tạo và khả thi, đồng thời tạo động lực cho thế hệ trẻ tiếp tục nghiên cứu, đổi mới và áp dụng những ý tưởng đó.
Không chỉ bằng lời nói, chúng tôi mong được nhìn thấy sự quyết tâm của thế hệ trẻ từ trong hành động ngày từ ngày hôm nay cùng chung tay bảo vệ môi trường. Bởi suy cho cùng, một tương lai xanh và một thế giới tốt đẹp hơn chính là trái ngọt mà các bạn sẽ được hưởng sau này từ những hạt giống được gieo trồng hôm nay.
- Ngoài Cuộc thi Tiếng nói Xanh, Quỹ Vì Tương lai xanh có đang triển khai những hoạt động tương tự để thực hiện chiến lược và cam kết của mình đối với việc phát triển bền vững?
Cuộc thi Tiếng nói Xanh, nằm trong chương trình hành động về Giáo dục Xanh, chỉ là một trong chuỗi hoạt động dài hơi mà Quỹ Vì Tương lai xanh đã, đang và sẽ triển khai. Đây là một trong 10 chương trình hành động trọng điểm trên phạm vi toàn quốc mà quỹ đã phát động, bao gồm: Di chuyển xanh, Năng lượng xanh, Văn phòng xanh, Tiêu dùng xanh, Môi trường xanh, Vườn đô thị xanh, Du lịch xanh, Giáo dục xanh, Y tế xanh và Thể thao xanh.
Điều này rất phù hợp với hướng đi của tập đoàn Vingroup - không chỉ là một tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu, mà còn tiên phong trong cấc hoạt động cộng đồng xã hội, xây dựng một tương lai bền vững thông qua giáo dục, đổi mới sáng tạo.
Đặc biệt, việc tập trung vào giới trẻ, những người sẽ trở thành nhà lãnh đạo của ngày mai, cho thấy Vingroup đang xây dựng một cầu nối giữa hiện tại và tương lai với hy vọng rằng những người trẻ sẽ mang những giá trị về phát triển bền vững vào trong quyết định và hành động của họ trong tương lai.
Thế Định
很赞哦!(65)
相关文章
- Nhận định, soi kèo West Ham vs Bournemouth, 21h00 ngày 5/4: Khách tự tin
- Báo VietNamNet tìm người bị lừa đảo chuyển tiền qua ứng dụng Hgtech
- Link xem trực tiếp bóng đá U19 Việt Nam vs U19 Malaysia
- Giải quyết con chung thế nào khi không đăng ký kết hôn
- Soi kèo góc Brentford vs Chelsea, 20h00 ngày 6/4
- Link xem trực tiếp bóng đá U19 Việt Nam vs U19 Thái Lan
- Nga đánh chặn gần 50 UAV, Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất hội nghị thượng đỉnh hòa bình
- Tin bóng đá 30
- Nhận định, soi kèo Yokohama Marinoss vs Tokyo Verdy, 12h00 ngày 5/4: Bất phân thắng bại
- Hàng vạn học sinh Hà Nội lần đầu đi học trực tiếp sau khai giảng
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Valencia, 21h15 ngày 5/4
- Novak Djokovic không gặp quá nhiều khó khăn để vượt qua Milos Raonic hai set với tỉ số 6-3, 6-4 qua đó thẳng tiến vào bán kết Madrid Open gặp Kei Nishikori.
Xem clip:
Play">
Hạ 'cây sào' Raonic, Djokovic vào bán kết Madrid Open
U13 SLNA giành chức vô địch xứng đáng Có bàn thắng khai thông bế tắc, U13 SLNA chủ động chơi chậm lại và nhường thế trận lại cho U13 Hà Nội để chờ đợi những tình huống phản công sắc nét, giống như ở trận đấu với U13 PVF trước đó.
Dù cầm được nhiều bóng hơn, nhưng U13 Hà Nội vẫn không thể triển khai được lối chơi của mình khi những tình huống lên bóng của họ dễ dàng bị đối thủ hoá giải.
Đúng vào phút thi đấu cuối cùng hiệp 1, U13 Hà Nội đã phải trả giá với bàn thua thứ hai, người nâng tỉ số lên 2-0 cho U13 SLNA là Trần Văn Hiếu.
Tỉ số 2-0 được U13 SLNA giữ vững cho đến khi trận đấu kết thúc, qua đó đăng quang giải Thiếu niên U13 Toàn quốc Yamaha Cup 2022.
Các danh hiệu cụ thể:
Đội vô địch: U13 Sông Lam Nghệ An
Đội giải nhì: U13 Hà Nội
Đội giải ba: U13 PVF và U13 HADUWACO Hải Dương
Đội đoạt giải phong cách Yamaha: U13 HADUWACO Hải Dương
Đội đoạt giải phong cách Động Lực: U13 Đà Nẵng
">SLNA vô địch U13 toàn quốc 2022
Tuyển Việt Nam thua nhưng thể hiện được nhiều điểm tích cực Thực tế, tuyển Việt Nam thi đấu rất tốt ở nửa cuối hiệp một. Nhưng ở hiệp 2, thể lực các cầu thủ có phần sa sút do sự luân chuyển bóng liên tục.
Việc tuyển Việt Nam gặp vấn đề về thể lực không có gì ngạc nhiên, bởi V-League kết thúc từ tháng 8, các cầu thủ hầu như không thi đấu suốt hai tháng qua.
Nhưng HLV Philippe Troussier vẫn đang kiên trì thay đổi triết lý cho các cầu thủ. Thay vì lối chơi phòng ngự, rình rập cơ hội để phản công kết liễu đối thủ, tuyển Việt Nam phải chủ động hơn trong phương án tấn công. Lối chơi kiểm soát cũng đòi hỏi từng cầu thủ phải rất ăn ý, hiểu nhau.
HLV Philippe Troussier động viên các học trò quên nhanh trận thua Trung Quốc để tập trung cho những tận tiếp theo Những thông số thống kê sau trận đấu cho thấy tuyển Việt Nam đang dần tốt lên. Hùng Dũng và các đồng đội có 63% thời gian cầm bóng, tạo ra 603 đường chuyền (gấp đôi tuyển Trung Quốc).
Vấn đề của tuyển Việt Nam là những đường chuyền lại thiếu hiệu quả khi chỉ có 7 đường chuyền mở ra cơ hội rõ rệt, còn lại chủ yếu là chuyền ngang hay chuyền về, chuyền sai địa chỉ và đặt đồng đội vào thế khó.
Như vậy, các cầu thủ Việt Nam đang dần thuộc bài, chỉ có điều để thay đổi triết lý và thói quen cần nhiều thời gian. HLV Philippe Troussier rất kiên nhẫn với các học trò vì ông biết rằng sự tin tưởng của mình sẽ được đền đáp xứng đáng khi bước vào giải đấu chính thức.
">HLV Philippe Troussier kiên nhẫn với tuyển Việt Nam
Nhận định, soi kèo Twente vs Fortuna Sittard, 23h45 ngày 5/4: Chiến thắng khó nhọc
Trước khi trở thành Giáo sư trợ lý tại Khoa Kỹ thuật Cơ điện tử thông minh, Đại học Sejong (Hàn Quốc), Mai Thế Vũ từng giành học bổng toàn phần và tốt nghiệp xuất sắc chương trình thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Hàng hải Quốc gia Hàn Quốc (KMOU). Vũ cũng nhiều năm liền đạt học bổng dành cho sinh viên nước ngoài của Viện Khoa học Kỹ thuật và Hàng hải Hàn Quốc (Korea Institute of Ocean Science and Technology -KIOST).
Dù vậy, ít ai ngờ hướng nghiên cứu hiện tại của anh khác hẳn với chuyên ngành được đào tạo khi còn theo học tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là chuyên ngành Tàu thủy, Khoa Kỹ thuật giao thông.
Mai Thế Vũ (sinh năm 1990) là cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM Bước ngoặt của 9X giành học bổng trái ngành
Tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vào năm 2013, đúng vào thời điểm các công ty đóng tàu đang gặp nhiều khó khăn, chàng kỹ sư quê Vũng Tàu vẫn cố gắng tìm kiếm cho mình một công việc theo đúng chuyên ngành.
Dù vậy, mọi cố gắng của anh ở thời điểm đó vẫn không mang lại kết quả như mong đợi.
“Việc thì nhiều nhưng cái chính là mình vẫn muốn theo đuổi đúng chuyên ngành được học”, Vũ nhớ lại.
Giữa lúc đang cảm thấy hoang mang và nản lòng, tình cờ, Vũ được thầy giáo chủ nhiệm lớp đại học giới thiệu về cơ hội đi du học tại Đại học Hàng hải Quốc gia Hàn Quốc. Không do dự quá lâu, anh quyết định “đánh liều” chọn con đường theo đuổi ngành Cơ điện tử theo dạng học bổng của giáo sư, dù là học trái ngành.
“Trước đó, tôi chưa bao giờ từng nghĩ đến chuyện đi du học. Bởi lẽ, tôi cho rằng, những người đi du học thường học rất giỏi hoặc gia đình phải có điều kiện. Nhưng ở thời điểm đó, tôi vẫn muốn thử cho mình một cơ hội”, Thế Vũ nói.
May mắn, hồ sơ của anh sau đó đã được chấp nhận. Nhưng khi sang Hàn Quốc, anh tiếp tục gặp phải không ít khó khăn.
“Khó khăn lớn nhất tôi gặp phải chính là phải học cách thích nghi và tự trau dồi kiến thức cho bản thân, nhất là khi chuyển từ ngành Tàu thủy sang Cơ điện tử. Hơn nữa, một rào cản khác là ngôn ngữ. Kể cả khi còn ở Việt Nam, mình có thể là một người khá về tiếng Anh, nhưng khi sang nước bạn, giáo sư chủ yếu vẫn giao tiếp và giảng dạy bằng tiếng Hàn. Do đó, mình vẫn phải học cách để trao đổi, chia sẻ”.
Còn một khó khăn nữa, khi làm nghiên cứu sinh tại Hàn Quốc, 80% thời gian trong ngày phải dành cho việc nghiên cứu tại phòng thí nghiệm. Với cường độ và khối lượng công việc lớn như vậy, chuyện thường xuyên phải ở lại phòng thí nghiệm sau 12h đêm không còn là chuyện hiếm.
“Giáo sư Hàn Quốc chỉ quan tâm đến kết quả. Mỗi tuần một lần, mình cần phải có số liệu để báo cáo, do đó gần như tôi phải làm việc liên tục tất cả các ngày trong tuần”, anh Vũ nói.
Dù vất vả hơn so với những du học sinh đi học bằng học bổng Chính phủ, nhưng với chàng trai người Việt, đây cũng là cơ hội.
“Giáo sư tại Hàn Quốc thường nhận khá nhiều dự án về cho lab của mình. Vì thế, các thành viên tham gia có thể nắm được quá trình triển khai dự án cũng như các bước thực hiện. Dù mỗi thành viên có thể sẽ phải làm nhiều công việc một lúc, nhưng đây cũng chính là cơ hội giúp mỗi người được học hỏi thêm nhiều điều hơn”.
Ngoài ra, theo Vũ, có một điều may mắn là đã được dạy kiến thức nền và các môn đại cương rất tốt khi học đại học ở Việt Nam. Vì vậy, khi chuyển hướng, Vũ vẫn có thể cố gắng đáp ứng được yêu cầu của giáo sư.
“Gia tài” trên 50 công bố quốc tế
Trong những năm đầu tiên ở Hàn, nghiên cứu của anh Vũ tập trung về robot xây dựng dưới nước. Đây cũng là nội dung được anh trình bày trong bài báo khoa học đầu tiên của mình.
“Với robot xây dựng dưới nước, con người có thể điều khiển để đào rãnh, chôn cáp hay đường ống dưới đáy biển. Trong bài báo này, tôi đã tính toán lực, kết cấu,… để có thể điều khiển robot thực hiện các nhiệm vụ được lập trình sẵn”.
Để hoàn thành bài báo đầu tiên, Vũ đã phải mất đến gần 1 năm trời. Theo Vũ, khó khăn lớn nhất chính là việc lên ý tưởng và tìm kiếm tài liệu. Do đặc thù là ngành nghiên cứu hẹp nên tài liệu tham khảo không nhiều. Vì thế, quá trình nghiên cứu cũng gặp phải không ít khó khăn.
Một vấn đề khác nằm ở khả năng viết lách. Giai đoạn đầu tiên, khi kinh nghiệm viết báo còn ít ỏi, 9X không thể viết được một bài báo khoa học với ngôn ngữ chuẩn. Chính vì vậy, anh đã phải liên tục trao đổi với giáo sư mỗi ngày để xin ý kiến. Sau 1 tháng miệt mài viết, sửa, bài báo đầu tiên đã hoàn thiện, sau đó được chấp thuận đăng trên một tạp chí uy tín.
Chỉ trong vòng vài năm tại Hàn Quốc, anh Vũ đã có hơn 50 bài báo được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế. Trong đó, có 11 bài báo thuộc danh mục Q1 (7 bài là tác giả chính), 10 bài báo thuộc danh mục Q2 (5 bài là tác giả chính). Ngoài ra, là tác giả chính của 4 giải thưởng bài thuyết trình xuất sắc (best presentation) các hội nghị khoa học tại Hàn Quốc năm 2017, 2018, 2019.
Theo anh, điều quan trọng nhất với một nhà khoa học là phải xây dựng cho mình được một mạng lưới riêng.
“Nhà khoa học không thể đi đơn độc. Thông qua mạng lưới này, các nhà khoa học có thể học hỏi, trao đổi lẫn nhau về các mối quan tâm chung, từ đó sẽ giúp họ nảy ra nhiều ý tưởng thiết thực”, anh Vũ nói.
Bản thân anh hiện cũng đã xây dựng cho mình một mạng lưới các nhà nghiên cứu trong ngành đến từ Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan…
Sau 8 năm sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, hiện tại, anh vẫn đang tiếp tục theo đuổi con đường phát triển công nghệ robot dưới nước, phục vụ các nhiệm vụ như thăm dò khoáng sản, tìm kiếm các vật thể mất tích dưới biển, đặc biệt là ứng dụng trong quân sự khi có thể phát hiện những vật thể lạ xâm nhập vào chủ quyền dưới nước.
Vũ cùng vợ ở Hàn Quốc Dù đã có những bước tiến “không ngờ tới”, nhưng Mai Thế Vũ cho rằng, ở thời điểm hiện tại, anh vẫn chưa thể quay trở lại Việt Nam.
“Tôi nghĩ rằng đây là một mảng chuyên sâu, trong khi kiến thức của mình chưa đủ để có thể đứng độc lập nghiên cứu. Hơn nữa, lĩnh vực robot dưới nước tại Việt Nam cũng chưa được phát triển mạnh.
Tôi cũng đã tìm hiểu và biết, có một số nhà khoa học dù theo đuổi mảng này tại Hàn, nhưng sau khi trở về Việt Nam vẫn khó tiếp tục bám mảng vì chưa có nhiều điều kiện để nghiên cứu”.
Do đó, 9X Việt mong muốn có thể tiếp tục ở lại Hàn trau dồi, học tập và mở rộng mạng lưới các nhà nghiên cứu.
“Trong tương lai, tôi hy vọng mình sẽ sớm được quay trở về Việt Nam, sau đó có thể tiếp tục ứng dụng nghiên cứu của mình vào trong việc giải quyết các bài toán liên quan đến kỹ thuật dưới nước”, Mai Thế Vũ nói.
Doãn Hùng - Quỳnh Trang - Mai Anh
9X bảo vệ tiến sĩ 'thần tốc' với 4 sáng chế và 14 bài báo quốc tế
Được xét tuyển thẳng làm nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp đại học, chỉ mất 3 năm để hoàn thành chương trình và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Dương Tiến Anh đã trở thành “hiện tượng” trong lịch sử đào tạo của ĐH Dược Hà Nội.
">Từ chàng kỹ sư suýt thất nghiệp đến hơn 50 công bố quốc tế
- "Ông vua sân đất nện" tiếp tục cho thấy sự trở lại mạnh mẽ khi đánh bại Kei Nishikori 6-4, 7-5 trong trận chung kết để lần thứ 9 bước lên bục cao nhất tại Barcelona Open.
Chiến thắng này giúp tay vợt người Tây Ban Nha cân bằng luôn kỷ lục giành 49 danh hiệu trên mặt sân đất nện của Guillermo Vilas (Argentina) trong những năm 1970 và đầu những năm 1980. Đây là bước chạy đà hoàn hảo trước Grand Slam Pháp mở rộng diễn ra tháng sau.
Xem clip tổng hợp trận chung kết Barcelona Open 2016:
Play">
Nadal lần thứ 9 vô địch Barcelona Open
Đầu bếp Sam Aisbett. Ảnh: Akuna Hành trình cảm hứng
Sam Aisbett là đầu bếp tài năng từng khẳng định vị thế với nhà hàng Whitegrass ở Singapore, liên tiếp giành sao Michelin vào các năm 2017 và 2018, đồng thời ghi dấu trong danh sách 50 Nhà hàng tốt nhất châu Á năm 2018. Giữa thời kỳ đỉnh cao, Sam bất ngờ nói lời “chia tay” mặc cho nhiều người ngăn cản. Nhưng anh có con đường riêng. Công việc tại Whitegrass ngừng lại, nhưng hành trình với ẩm thực của Sam thì không. Anh dùng 5 năm sau đó để trở về Úc, sang Thái Lan rồi Việt Nam, nơi tinh thần tự do của Sam thăng hoa cùng cảm hứng bất tận từ các món ăn đường phố.
Nhanh chóng bắt tay vào việc, Sam hợp tác ra mắt nhà hàng Akuna ở cương vị bếp trưởng điều hành. Điều đó không ngờ dẫn anh đến với… ngôi sao Michelin tiếp theo, một cột mốc mới trên hành trình ẩm thực không giới hạn của Sam!
Nhà hàng Akuna nhận giải thưởng một sao Michelin. Ảnh: Znews Đối với bếp trưởng, khác biệt lớn nhất là ngôi sao này đến sau chưa đầy một năm nhà hàng Akuna mở cửa tại Việt Nam, một điểm đến còn mới với fine dining. Mặc dù chưa bao giờ theo đuổi các giải thưởng và danh hiệu, nhưng giải thưởng này vẫn khiến Sam rất trân trọng, bởi “đó là bằng chứng cho sự cống hiến chăm chỉ của đội ngũ Akuna. Tôi tin phần thưởng này hoàn toàn dành cho họ”, Sam chia sẻ.
Đội ngũ chuyên nghiệp của nhà hàng Akuna. Ảnh: Akuna Ngôi sao không phải là tất cả
Sam không ngại nói rằng Michelin chưa bao giờ là điểm đến cuối cùng của mình. Sau Whitegrass, Sam bước vào một hành trình khám phá không ngừng nghỉ, để rồi tại Akuna Sam quay lại bếp với niềm cảm hứng mới, gặt hái những thành tựu mà nhiều người mơ ước nhưng đối với anh, ý nghĩa thật sự của việc nấu nướng nằm ở chỗ: “là một đầu bếp, tôi chỉ muốn nấu những món ăn mình yêu thích. Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là luôn theo đuổi tính nguyên bản và trung thực với chính mình”.
Liệu anh và đội ngũ có đặt mục tiêu “hái sao” Michelin từ ngày đầu thành lập không? Sam khẳng định: “Không, giải thưởng chưa bao giờ là mục tiêu của chúng tôi”. Từ khi lên ý tưởng đến khi nhà hàng Akuna thành công như bây giờ, Sam chỉ muốn tập trung giúp đội ngũ nhìn thấy những gì họ có thể làm với kho tàng ẩm thực Việt Nam, biến những món ăn đường phố trở nên đẳng cấp và xứng tầm quốc tế.
Món ngan Hà Nội cùng thạch sốt đỏ. Ảnh: Akuna Ở Sam, người ta thấy sự khôn ngoan và điềm tĩnh tích lũy qua hàng chục năm lăn xả trong nghề. Trải qua nhiều thử thách, Sam vẫn giữ được tinh thần sáng tạo nguyên bản. Thực khách của anh dễ dàng nhận ra anh ngay từ cách kết hợp nguyên liệu độc đáo tạo ra những hương vị tươi mới cùng phong cách bài trí tinh tế.
Sam nói về ẩm thực Việt Nam với sự say mê không giấu diếm: “Tôi muốn cả thế giới thấy những tiềm năng ẩm thực mà tôi tìm thấy ở Việt Nam. Ở đây, tôi đã khám phá, nếm thử và nấu nướng với những nguyên rất liệu tuyệt vời”, anh chia sẻ.
Anh đã đến Phan Thiết để nếm mật ong rừng tự nhiên. Anh đã ở Hà Nội để dùng ngan hầm đặc sản. Anh đã ra Phú Quốc để tìm hiểu quy trình ủ mắm phức tạp. Tất cả những khám phá đó kết hợp với vô số lần rong ruổi khắp các quán ăn đường phố đã trở thành nguồn cảm hứng cho Sam sáng tạo nên những món ăn đậm dấu ấn cho Akuna, như Ngan Hà Nội cùng thạch sốt đỏ, món tráng miệng từ quả tầm bóp cùng mật ong rừng và bánh ngàn lớp vị caramel...
Món tráng miệng từ quả tầm bóp cùng mật ong rừng Phan Thiết, bọc bằng “ngàn lớp” caramel. Ảnh: Akuna Tương lai “không giới hạn”
“Đối với tôi, điều quan trọng nhất là được bận rộn trong một nhà hàng đông khách”, Sam nói. Hiện tại, anh muốn dùng thời gian để khám phá thêm về nguyên liệu Việt Nam, quay trở lại nhịp điệu “điên cuồng” của bếp nhưng với tinh thần thoải mái và theo đuổi những sáng tạo không ngừng. Đó sẽ là cuộc chinh phục đưa anh và đồng đội đến với những chân trời mới, nơi các khám phá vượt mọi giới hạn mới chính là giải thưởng và thành tựu lớn nhất.
Với ngôi sao Michelin vừa được xác lập cùng những danh hiệu trước đó như Nhà hàng mới mở xuất sắc nhất 2023 (La Liste), hay Top 25 Nhà hàng xuất sắc nhất 2023 (Robb Report Gourmet Collection), có vẻ Sam Aisbett đã liên tục xô đổ nhiều giới hạn chỉ trong thời gian ngắn. Vậy đâu sẽ là cột mốc mới?
Câu trả lời gần nhất sẽ đến vào ngày 20/7 tới. Cùng Sam khám phá trải nghiệm có một không hai trong sự kiện Mate’s Mash-Up, nơi anh sẽ trổ tài nấu nướng cùng một huyền thoại ẩm thực là thầy, cố vấn và là người bạn lâu năm - đầu bếp Peter Gilmore của nhà hàng Quay tại Sydney danh tiếng. Cuộc hội ngộ giữa hai đầu bếp kỳ tài hứa hẹn sẽ làm choáng ngợp thực khách với bữa tiệc tasting menu tuyệt đỉnh khuấy động mọi giác quan.
Sự kiện Mate’s Mash-Up lần thứ 2 với sự góp mặt của huyền thoại ẩm thực Peter Gilmore. Ảnh: Akuna
Tìm hiểu thêm về nhà hàng Akuna tại: https://akunarestaurant.com/010724003
Doãn Phong
">Akuna, đầu bếp Michelin và tinh thần ẩm thực ‘không giới hạn’